Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút và sử dụng ODA

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng ODA ở việt nam giai đoạn 2010 2015 thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 33)

6. Kết cấu đề tài

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút và sử dụng ODA

1.2.3.1. Nguồn cung cấp – Các nhà tài trợ

Nguồn cung cấp ODA gồm có song phương và đa phương. Các nhà tài trợ song phương chủ yếu là 28 nước thành viên của OECD và EU

Tỉ trọng ODA song phương có xu thế tăng lên, ODA đa phương có xu thế giảm đi. Quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới và xu thế hội nhập đã tạo điều kiện cho các quan hệ kinh tế, chính trị... giữa các quốc gia ngày càng được đẩy mạnh và tăng cường. Hoạt động của một số tổ chức đa phương tỏ ra kém hiệu quả làm cho một số nhà tài trợ ngần ngại đóng góp cho các tổ chức này. Điều đó là nguyên nhân chính tạo nên sự chuyển dịch, tỉ trọng ODA song phương có xu thế tăng lên, ODA đa phương có xu hướng giảm đi. Điều đó đã được chứng minh trên thực tế là trong các năm 1980 - 1994 trong tổng số ODA của thế giới, tỉ trọng ODA song phương từ 67% tăng lên 69% trong khi đó tỉ trọng ODA đa phương giảm từ 33% xuống 31%.

Nhìn chung triển vọng gia tăng nguồn vốn ODA ít lạc quan. Mặc dù Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã khuyến nghị dành 1% GNP của các nước phát triển để cung cấp ODA cho các nước nghèo. Nhưng nước có khối lượng ODA lớn

như Nhật Bản, Mỹ... thì tỷ lệ này mới chỉ đạt ở mức trên dưới 0,3% trong nhiều năm qua. Một số nước như Thụy Điển, Na uy, Phần Lan, Đan Mạch... đã có tỷ lệ ODA chiếm hơn 1% GNP, song khối lượng ODA tuyệt đối của các nước này

không lớn.

Tình hình kinh tế

Hàng năm các nước cung cấp ODA dựa vào kết quả hoạt động của nền kinh tế của mình để xem xét khối lượng ODA có thể cung cấp được. Nhưng hiện nay các nước phát triển đang có những dấu hiệu đáng lo ngại trong nền kinh tế của mình như khủng hoảng kinh tế hay hàng loạt các vấn đề xã hội trong nước, chịu sức ép của dư luận đòi giảm viện trợ để tập trung giải quyết các vấn đề trong nước.

Bên cạnh đó tình hình kinh tế của các nước đang phát triển phục hồi chậm chạp là một trở ngại gia tăng ODA.

Chiến lược, mục tiêu của nhà tài trợ

- Mục tiêu kinh tế: các nhà tài trợ sử dụng ODA để xuất khẩu tư bản, tạo

ra khoản nợ đối với các nước tiếp nhận, tiếp đó là buộc các nước ĐPT sử dụng chuyên gia, mua vật tư, trang thiết bị kỹ thuật của nhà tài trợ với giá cao.

- Mục tiêu chính trị: ODA không phải là sự giúp đỡ vô điều kiện. ODA còn được sử dụng như công cụ chính trị của nhà tài trợ đối với nước nhận tài trợ. Rất nhiều nhà tài trợ thông qua ODA để nhanh chóng đạt được các mục tiêu trong chính sách đối ngoại đối với nước sử dụng ODA

- Mục tiêu nhân đạo: Các nhà tài trợ cũng chú trọng đến việc thực hiện các mục tiêu nhân đạo về y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững.

1.2.3.2. Các nước tiếp nhận nguồn ODA

Trên thế giới, ngày càng có nhiều quốc gia có nhu cầu tiếp nhận nguồn viện trợ do gặp phải khủng hoảng kinh tế, chiến tranh, dịch bệnh... như các nước công hoà thuộc Nam Tư cũ, một số nước Châu Phi... Ở Châu Á, đặc biệt các nước Đông Nam Á ... cũng đang cần đến nguồn ODA lớn để xây dựng kinh tế,

phát triển xã hội. Số nước có nhu cầu tiếp nhận ODA là rất lớn vì vậy sự cạnh tranh giữa các nước ngày càng trở nên gay gắt.

Sự cạnh tranh giữa các nước tiếp nhận ODA thường là năng lực kinh tế của quốc gia tiếp nhận, các triển vọng phát triển, quan điểm chỉnh trị, chiến lược định hướng phát triển , mối quan hệ với các nhà tài trợ, chính sách đối ngoại, an ninh... đặc biệt là năng lực, uy tín trong việc quản lý và sử dụng ODA.

Chiến lược phát triển và thể chế nhà nước

Nếu chiến lược phát triển của nước ĐPT phù hợp với mục tiêu, hướng ưu tiên của bên cấp ODA thì khả năng tiếp nhận nguồn vốn càng cao.

Nhà tài trợ cũng rất chú trọng tới thể chế của nước sử dụng vốn. Thể chế nhà nước mạnh sẽ có khả năng quản lý sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.

Tính ổn định của chính trị, sự phát triển kinh tế, xã hội

Trên thực tế các quốc gia có nền chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng dễ dàng thu hút được các nguồn vốn ODA. Bên cạnh đó việc sử dụng nguồn vốn đạt hiệu quả cao.

Mức độ nghèo đói của quốc gia nhận tài trợ là một yếu tố để xét cấp tài trợ.

Uy tín trong việc sử dụng và giải ngân các nguồn vốn và việc thực

hiện cam kết đối với nhà tài trợ

ODA thực chất là vốn vay, nếu sử dụng không hiệu quả sẽ không tránh khỏi nợ nần. Năng lực và tốc độ giải ngân các dự án ODA là một trong nhưng yếu tố để các nhà tài trợ xem xét tiếp tục cấp nguồn tài trợ mới. Các quốc gia càng giải ngân được nhiều dự án ODA thì càng có nhiều cơ hội tiếp cận được với nguồn vốn mới.

Các nhà tài trợ thường xem xét đến việc thực hiện các cam kết của các nước nhận tài trợ để tiếp tục cấp vốn ODA.

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng ODA ở việt nam giai đoạn 2010 2015 thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)