Đẩy mạnh tốc độ giải ngân

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng ODA ở việt nam giai đoạn 2010 2015 thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 66)

6. Kết cấu đề tài

3.2.1. Đẩy mạnh tốc độ giải ngân

Giải ngân nguồn ODA được coi là thước đo năng lực tiếp nhận và sử dụng viện trợ phát triển chính thức, do vậy nó rất được các nhà tài trợ quan tâm. Như đã đề cập ở trên thì tốc độ giải ngân ODA ở Việt Nam còn ở mức thấp. Yêu cầu tăng tốc độ giải ngân ODA là trách nhiệm của cả bên Việt Nam và cộng đồng tài trợ.

Thứ nhất, đảm bảo nguồn vốn đối ứng trong nước: Nguồn vốn đối ứng

- Chi phí hồi tố, là các chi phí mà dự án phải ứng ra để thanh toán trong quá trình thực hiện dự án, trước khi nhà tài trợ thanh toán lại.

- Chi phí tạo tiền đề vật chất hoặc cung cấp một số hàng hoá dịch vụ đầu tư vào: Chi phí xây dựng nhà xưởng, trụ sở làm việc, phương tiện đi lại, sửa chữa lắp đặt thiết bị, chi phí tiếp nhận vận chuyển thiết bị, chi phí quản lý như trả lương cho cán bộ, chuyên gia, chi phí hành chính như in ấn, hội họp, chi phí giải phóng mặt bằng, đền bù di dân...

Nguồn vốn này do bên tài trợ quy định, buộc nước nhận phải thực hiện theo. Chẳng hạn các dự án của các tổ chức Liên hợp quốc thường quy định cần phải đảm bảo vốn đối ứng trong nước bằng 20% trị giá dự án, còn WB và Nhật Bản là 15% tổng giá trị dự án. Để đảm bảo đủ vốn cho các dự án ODA thực hiện thuận lợi, cần phải làm rõ và giải quyết một số vấn đề cụ thể sau:

- Kế hoạch vốn đối ứng phải được lập cùng với kế hoạch giải ngân vốn nước ngoài của các dự án ODA. Kế hoạch vốn đối ứng phải đảm bảo tiến độ đã cam kết với phía nước ngoài, đồng thời phải phù hợp với tình hình và khả năng thực tế triển khai.

- Thực hiện quản lý Nhà nước nguồn vốn đối ứng theo cơ chế tài chính hiện hành. Các chủ dự án có trách nhiệm sử dụng nguồn vốn đối ứng đúng mục đích và có hiệu quả.

Thứ hai, Nhanh chóng xác định khung lãi suất và thời hạn cho vay lại với

các dự án có vốn ODA một cách thích hợp.

Lãi suất cho vay lại là một công cụ quan trọng để quản lý nguồn tài chính cho các dự án có vốn viện trợ bởi vì qua mức xác định nó, Nhà nước có thể khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên theo đúng quy hoạch của Nhà nước. Hơn nữa, việc xác định đúng hợp lý khung lãi suất cho vay lại còn thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà thầu.

Mặt khác, đây cũng chính là hình thức mà các nhà tài trợ khuyến khích hoặc yêu cầu Chính phủ Việt Nam thực hiện cơ chế cho vay lại bởi sự ưu đãi

của ODA là dành cho nước nhận viện trợ chứ không phải dành cho các chủ đầu tư cụ thể. Mức lãi suất này cần đáp ứng các yêu cầu:

- Tính đúng và hợp lý khung lãi suất cho vay lại sao cho vừa khuyến khích được các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành theo định hướng phát triển của Nhà nước vừa đảm bảo cho các dự án thuộc cùng một ngành, lĩnh vực và cùng một vùng cùng một mức lợi ích bất kể từ nguồn tài trợ nào.

- Lãi suất này nói chung cao hơn lãi suất mà các hiệp định đưa ra nhưng phải thấp hơn lãi suất cho vay thương mại trên thị trường. Thời hạn vay tương đương hoặc ngắn hơn thời hạn quy định trong hiệp định.

Thứ ba, loại bỏ ngay những vướng mắc trong các thủ tục hành chính đối

với vấn đề giải ngân.

Để tăng mức giải ngân ODA, Chính phủ cần khắc phục tình trạng trì trệ trong các hoạt động triển khai dự án, liên quan đến vấn đề lập kế hoạch, đấu thầu, mua sắm và giải phóng mặt bằng. Tình trạng này có thể được khắc phục bằng cách phân cấp có hiệu quả hơn việc ra quyết định trong quá trình thực hiện dự án, cũng như phát triển nguồn nhân lực và năng lực thiết kế ở cấp tỉnh và địa phương.

Thứ tư, lành mạnh hoá trong đấu thầu triển khai dự án ODA.

Nhằm thúc đẩy tiến độ giải ngân, cũng như sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA, phía Việt Nam cần sớm loại bỏ ngay một thực tế về những bất cập trong các mối quan hệ giữa các nhà thầu chính và thầu phụ trong các dự án ODA; đặc biệt là trong các công trình hạ tầng cơ sở. Cho đến nay, theo thông lệ quốc tế, việc sử dụng nguồn vốn ODA nhìn chung phải được thực hiện thông qua đấu thầu quốc tế (hạn chế hoặc không hạn chế). Nước cho vay vốn thông thường giành quyền tư vấn và thiết kế.

Thứ năm, cần nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng và hoàn trả

vốn ODA.

- Sử dụng ODA có chọn lọc: Một vấn đề quan trọng là ODA cần phải

vậy, chất lượng trong thu hút ODA sẽ quan trọng hơn là số lượng ODA. Điều này có nghĩa là việc huy động và sử dụng ODA cần phải căn cứ vào các yếu tố kinh tế - xã hội và phải đánh giá kỹ các lợi ích mang lại từ việc chuyển giao vốn,

kiến thức, công nghệ, kỹ năng và kinh nghiệm quản lý tiên tiến.

- Mở rộng diện thụ hưởng ODA tới khu vực tư nhân để thực hiện các chương trình và dự án phục vụ các lợi ích công cộng: Huy động sự tham gia của các đối tượng thụ hưởng là một cách quan trọng để đảm bảo nguồn vốn ODA được sử dụng công khai, minh bạch, có hiệu quả, và tránh được thất thoát, lãng phí và tham nhũng.

- Xây dựng kế hoạch giảm dần ODA với thời gian trả nợ ngắn và gắn với điều kiện chặt chẽ. Việt Nam cũng cần phải bắt đầu nghiên cứu kế hoạch và chiến lược giảm dần ODA, đặc biệt là ODA có điều kiện, đồng thời tăng cường thu hút các nguồn vốn nước ngoài khác như FDI. Bằng cách đó, Việt Nam không chỉ duy trì được sự gia tăng của tổng vốn đầu tư mà còn cải thiện được hiệu quả của tất cả các nguồn vốn, bao gồm cả vốn ODA.

Trước khi tiếp nhận ODA cần phải tính đến tính cấp thiết và hiệu quả kinh tế mà nguồn vốn ODA đó đem lại để tránh gánh nặng nợ trong tương lai hoặc trở thành bãi rác thải của các nước viện trợ.

Thứ sáu, cần phải phát huy nguồn nội lực cao độ để kết hợp và khai thác

có hiệu quả nguồn vốn ODA.

Để thu hút và sử dụng ODA một cách có hiệu quả, Nhà nước cũng như các ngành và địa phương cần có những biện pháp hữu hiệu hơn trong việc huy động nguồn vốn ngoài quốc doanh (bao gồm nguồn vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ gia đình và vốn đầu tư của dân cư) để nâng cấp đường sá, cầu phà, đường điện, bệnh viện, cấp nước, trường học..., không nên chỉ dựa vào vốn đối ứng rút ra từ ngân sách của Chính phủ. Nguồn vốn này hiện tồn đọng trong dân còn lớn, nhưng do nhiều lý do về tư tưởng, về sự rủi ro, về kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, do muốn gửi vào ngân hàng để hưởng lãi kép... nên

chưa dễ gì có thể khai thác được nếu như Nhà nước không có cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi hơn nữa.

Bởi vậy, một mặt Chính phủ cần thanh toán nhanh chóng đưa ra các biện pháp và đa dạng hoá các hình thức huy động nội lực tiềm tàng trong dân vào việc bổ sung vốn đối ứng cho từng dự án, nhất là đối với những dự án trọng điểm; mặt khác, cần có cách tiếp cận tổng hợp theo từng ngành hoặc theo chương trình đối với nhu cầu về ODA, tạo điệu kiện cho phía Việt Nam phát huy vai trò làm chủ trong quá trình tiếp nhận và sử dụng ODA. Thực hiện mô hình hợp tác công tư PPP để nâng cao hiệu quả sử dụng ODA.

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng ODA ở việt nam giai đoạn 2010 2015 thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 66)