Những mặt đạt được

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng ODA ở việt nam giai đoạn 2010 2015 thực trạng và giải pháp (Trang 53 - 55)

6. Kết cấu đề tài

2.3.1.Những mặt đạt được

Khung thể chế về quản lý và sử dụng vốn ODA đã được cải thiện một bước quan trọng trên nhiều mặt, theo hướng đồng bộ hoá với các quy định về quản lý nguồn vốn nước ngoài, các văn bản pháp quy trong nước, cũng như chủ trương phân cấp mạnh mẽ quản lý đầu tư và xây dựng của Chính phủ. Ban hành Nghị định số 38/2013/ NĐ-CP ngày 23/04/2013 Về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/6/2013thay thế Nghị định số 131/2006/NĐ- CP ngày 9/11/2006 của Chính phủ. Nghị định có một số điểm mới: mở rộng phạm vi điều chỉnh; lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi; đưa ra cơ chế tạo điều kiện cho khu vực tư nhân tiếp cận nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi; cải tiến quy trình xây dựng và phê duyệt danh mục tài trợ; phân cấp và tinh giản quy trình, thủ tục; đồng bộ hóa với các văn bản pháp quy trong nước và hài hòa hóa quy trình, thủ tục với các nhà tài trợ; đa dạng hóa phương thức viện trợ và các hình thức quản lý dự án; tăng cường công tác lập kế hoạch, giám sát, đánh giá, nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm.

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 958/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn

2030 nêu rõ trong nêu rõ việc huy động vốn vay và trả nợ phải nằm trong giới hạn các chỉ tiêu an toàn về nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia; chuyển đổi cơ cấu vay theo hướng tăng dần huy động vốn vay trong nước, giảm dần mức độ vay nước ngoài và hạn chế bảo lãnh Chính phủ đồng thời Chính phủ thống nhất việc quản lý huy động, phân bổ, trả nợ và quản lý nợ công, nợ nước ngoài an toàn, hiệu quả. Chiến lược quy định các chỉ tiêu cụ thể, vay trong và ngoài nước giảm dần theo lộ trình đến giai đoạn sau năm 2020 bình quân khoảng 3% GDP. Cơ cấu dư nợ nước ngoài của Chính phủ trong tổng số dư nợ của Chính phủ phải giảm xuống dưới 50%, đảm bảo duy trì cơ cấu dư nợ cho vay ODA tối thiểu đạt khoảng 60% so với tổng dư nợ nước ngoài của Chính phủ vào năm 2020. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng quy định rõ các giải pháp cụ thể để thực hiện hiệu quả Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn 2030. Chiến lược là bản định hướng dài hạn cho hoạt động thu hút và sử dụng ODA trong giai đoạn mới.

Mức giải ngân ODA được cải thiện đáng kể qua các năm nhờ sự điều hành sát sao của Chính phủ, nỗ lực to lớn của các ngành, các cấp và các nhà tài trợ trong việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn ODA theo chủ trương kích cầu đầu tư của Chính phủ.

Công tác quản lý và thực hiện vốn ODA ở các Bộ, ngành và địa phương đã được cải thiện thông qua việc ban hành các quy chế nội bộ về vận động, thu hút và sử dụng vốn ODA (Bộ Y tế, Bộ Xây dựng, TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Cần Thơ, Thái Nguyên,...) tạo thuận lợi cho việc tinh giản quy trình, thủ tục và tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ngành hoặc đơn vị liên quan.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư với vai trò là cơ quan đầu mối của Chính phủ đã thực hiện tốt vai trò đôn đốc, hỗ trợ các Bộ, ngành và địa phương trong việc đẩy nhanh tiến độ thưc hiện giải ngân các chương trình, dự án ODA.

Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Việt Nam và các nhà tài trợ trong giải quyết các khó khăn, vướng mắc, cải thiện tình hình thực hiện và đẩy nhanh tiến độ giải ngân.

Vai trò tích cực của Tổ công tác ODA của Chính phủ trong việc xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình chuẩn bị và thực hiện các chương trình và dự án ODA.

Các nhà tài trợ đã hợp tác chặt chẽ với các cơ quan Việt Nam thực hiện nhiều sáng kiến nhằm hài hòa quy trình thủ tục và nâng cao hiệu quả viện trợ theo tinh thần của Tuyên bố Pa-ri, Cam kết Hà Nội và Chương trình hành động Accra về hiệu quả viện trợ.

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng ODA ở việt nam giai đoạn 2010 2015 thực trạng và giải pháp (Trang 53 - 55)