Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án ODA

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng ODA ở việt nam giai đoạn 2010 2015 thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 67)

6. Kết cấu đề tài

3.2.2. Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án ODA

Thực tế, năng lực quản lý, giám sát và đánh giá ODA còn hạn chế ở mọi cấp chính quyền, đặc biệt là ở cấp địa phương từ tỉnh đến huyện và xã. Năng lực này đang được tăng cường dần, đặc biệt là ở cấp trung ương. Tuy nhiên, áp lực về tình trạng thiếu năng lực đang gia tăng do số lượng dự án đang tăng và do nhiều dự án được đưa về các vùng và các ngành thiếu kinh nghiệm thực hiện dự án ODA (mà nguyên nhân chính là do xu thế phân cấp quản lý). Tình trạng thiếu năng lực của cán bộ và chuyên gia ở các cấp cơ sở còn là một số nguyên nhân dẫn đến cơ chế ra quyết định tập trung, ở đó các dự án bị đòi hỏi phải qua nhiều khâu xem xét và phê duyệt. Điều này đã dẫn đến sự chậm trễ và phức tạp trong các thủ tục quyết định của bộ máy nhà nước, như chậm trễ trong việc phê duyệt dự án và trả lời các cơ quan đối tác. Vì vậy, những ách tắc trong quá trình triển khai dự án có thể xảy ra như việc đòi hỏi phải có sự phê chuẩn của các cấp phê duyệt dự án đối với những thay đổi nhỏ trong thiết kế. Do đó, cần xây dựng kế hoạch hợp lý cho việc phân cấp ODA. Phân cấp quản lý và sử dụng ODA là tiến trình không thể đảo ngược trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Vấn đề quan trọng là Việt Nam cần phải xác định được phân cấp đến mức độ nào và những dự án nào cần được phân cấp. Từ cách nhìn này, những kết quả và kinh nghiệm phân cấp trong thời gian qua cần được xem xét. Một hệ thống các tiêu chí cho

việc phân cấp ODA bao gồm thời gian và chi phí thực hiện dự án, năng lực quản lý ODA và hiệu quả hoạt động cũng cần phải được xây dựng.

Khi số lượng các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA ngày càng tăng thì công tác cải thiện việc thực hiện các dự án ODA trong các lĩnh vực như giải phóng mặt bằng, tái định cư, mua sắm thiết bị, đấu thầu cũng như hoạt động của các nhà thầu ngày càng cần được nhấn mạnh hơn. Những vấn đề tồn tại có liên quan ở đây là tăng cường pháp luật cũng như đảm bảo thi hành thống nhất các quy định và sự hài hoà giữa các quy định của Việt Nam với thông lệ quốc tế. Chẳng hạn, sự phức tạp và mới mẻ của các quy định về vấn đề giải phóng mặt bằng và sự tái định cư đã dẫn đến sự vận dụng khác nhau giữa các vùng. Hơn nữa, trách nhiệm giải phóng mặt bằng và tái định cư trong nhiều dự án lại thuộc về các cơ quan khác nhau. Ngoài ra, việc thương lượng và đền bù cho những đối tượng bị ảnh hưởng là do chính quyền địa phương phụ trách, trong khi đó, việc triển khai thực hiện dự án lại thuộc trách nhiệm của cơ quan trung ương. Tình trạng thiếu phối hợp giữa các cấp chính quyền trong vấn đề giải phóng mặt bằng và tái định cư là nguyên nhân dẫn đến chậm trễ trong thi công.

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng ODA ở việt nam giai đoạn 2010 2015 thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 67)