Tình hình kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của nông hộ sản xuất rau diếp cá ở xã thuận an, thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 34 - 41)

3.1.4.1Nông nghiệp

Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp của thị xã đang có hướng phát triển tốt trong những năm gần đây. Về trồng trọt cây lúa là cây trồng chủ lực của thị xã, tuy diện tích giảm nhẹ nhưng năng suất lúa của thị xã tăng qua các năm. Về tình hình chăn nuôi, mặt dù bệnh trên vật nuôi phát triển nhiều nhưng do công tác phòng dịch tốt nên không thiệt hại lớn cho chăn nuôi. Về nuôi trồng thủy sản, cũng có dấu hiệu phát triển tốt.

Trồng trọt:

Cây lúa: lúa là cây trồng chủ lực của thị xã Bình Minh, mặc dù chính sách của thị xã hiện nay là giảm diện tích canh tác lúa tăng diện tích hoa mùa, cây ăn trái nhưng qua các năm thì diện tích lúa của thị xã không dao động nhiều. Tình hình canh tác lúa của thị xã Bình Minh được thống kê như sau:

23

Bảng 3.5: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa thị xã Bình Minh từ năm 2011 đến năm 2013 Tên Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012 so với 2011 2013 so với 2012 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) 10.396,3 9.664,7 10.017,8 -731,6 -7,04 353,1 3,65 Năng suất (tấn/ha) 56,20 57,34 57,65 1,14 2,03 0,30 0,54 Sản lượng (tấn) 58.426,3 55.414,5 57.754,0 -3.011,8 -5,15 2.339,5 4,22

(Nguồn: niên giám thống kê thị xã Bình Minh, năm 2013)

Theo số liệu thống trên, một phần vì chính sách phát triển kinh tế của thị xã nên năm 2012 diện tích lúa giảm 731,6 ha. Nhưng sang năm 2013 diện tích trồng lúa được phục hồi lại tăng 353,1 ha so với năm 2012. Tuy diện tích từ năm 2011 đến năm 2013 giảm nhưng do thị xã thực hiện nhiều chương trình khuyến nông, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, áp dụng ba giảm ba tăng, IPM, … trên cây lúa nên năng suất qua các năm điều tăng, làm cho tổng sản lượng lúa toàn thị xã tăng.

Cây màu: do thực hiện chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của thị xã và hiệu quả kinh tế cao do cây màu đem lại nên diện tích trồng màu tăng qua các năm. Theo niên giám thống kê, năm 2012 diện tích trồng màu đạt 5.050,7 ha, tăng 17,18% so với diện tích trồng màu năm 2011 và năm 2013 diện tích trồng màu đạt 5.576,5 ha, tăng 10,41% so với diện tích trồng màu năm 2012. Do diện tích canh tác cây màu tăng làm cho sản lượng cây màu cũng tăng theo. Mặt khác, do nông dân tích lũy được kinh nghiệm trong những lần canh tác và áp dụng các kỹ thuật canh tác mới vào sản xuất làm cho năng suất tăng thêm. Cụ thể, năm 2012 sản lượng cây màu đạt 108.476,4 tấn, tăng 25,45% so với năm 2011 và năm 2013 sản lượng cây màu đạt 119.902,5 tấn, tăng 10,53% so với năm 2012. Thực trạng sản xuất rau màu của thị xã được thống kê như sau:

24

Bảng 3.6: Diện tích và sản lượng cây màu thị xã Bình Minh từ năm 2011 đến năm 2013 Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012 so với 2011 2013 so với 2012 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) 4.310,3 5.050,7 5.576,5 740,4 17,18 525,8 10,41 Sản lượng (tấn) 86.472,6 108.476,4 119.902,5 22.003,8 25,45 11.426,1 10,53

(Nguồn: niên giám thống kê thị xã Bình Minh, năm 2013)

Cây ăn trái: theo niêm giám thống kê, năm 2013 tổng diện tích cây ăn trái thị xã Bình Minh đạt 2.976,4 ha và sản lượng đạt 39.041,6 tấn. Từ năm 2011 đến năm 2013 thì diện tích và sản lượng cây ăn trái dao động ít. Thực trạng canh tác một số loại cây ăn trái thị xã Bình Minh trong những năm qua như sau:

Bảng 3.7: Diện tích, sản lượng cây ăn trái thị xã từ năm 2011 đến năm 2013

Cây

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Dừa 215,7 3.344,7 207,8 3.218,8 219,5 3.399,0 Cam 34,4 303,9 39,4 373,5 42,3 407,4 Bưởi 1.844,2 26.178,3 1.722,6 24.323,1 1.883,4 24.601,0 Quýt 8,6 86,8 7,4 75,5 7,4 75,2 Nhãn 193,5 2.009,1 180,6 1.240,7 163,6 1.291,2 Chôm chôm 28,4 430,9 23,9 364,9 24,7 416,1 Chuối 59,5 635,9 64,2 721,6 63,7 704,9 Cây khác 556,8 8.086,1 580,4 8.452,4 571,8 8.146,8 Tổng 2.941,1 41.075,7 2.826,3 38.770,5 2.976,4 39.041,6

(Nguồn: niên giám thống kê thị xã Bình Minh, năm 2013)

Qua số liệu trên ta thấy, diện tích một số loại cây ăn trái tăng như: dừa, cam, bưởi, chuối. Ngược lại, diện tích các loại cây ăn trái giảm như: quýt, nhãn và chôm chôm. Nguyên nhân diện tích một số loại cây ăn trái thay đổi do nông dân chuyển đổi các cây trồng kém hiệu quả sang những cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

25

Chăn nuôi:

Ngược lại với trồng trọt, ngành chăn nuôi thị xã Bình Minh không phát triển mạnh. Trên địa bàn thị xã chủ yếu là các loại gia súc, gia cầm như: trâu, bò, heo, gà, vịt, ngan và ngỗng. Về số lượng và sản lượng gia súc, gia cầm từ năm 2011 đến năm 2013 như sau:

Bảng 3.8: Số lượng và sản lượng thịt gia súc, gia cầm của thị xã Bình Minh từ 2011 đến năm 2013

Loài

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số lượng (con) Sản lượng thịt (tấn) Số lượng (con) Sản lượng thịt (tấn) Số lượng (con) Sản lượng thịt (tấn) Trâu 53 35,5 73 6,2 132 8,7 Bò 1.430 179,5 1.358 166,1 1.194 164,8 Lợn 13.747 2.516,0 13.655 2.398,8 13.779 2.392,0 Gà 116.500 352,8 120.058 363,5 125.982 371,5 Vịt 88.396 333,9 90.515 338,2 93.126 351,8 Ngan, ngỗng 40.051 177,7 40.335 179 41.051 182,6

(Nguồn: niêm giám thống kê thị xã Bình Minh, năm 2013)

Đàn trâu: năm 2013, số lượng đàn trâu trên địa bàn là 132 con với sản lượng thịt đạt được 8,7 tấn. So với năm 2011 thì số lượng đàn trâu tăng lên 79 con với sản lượng thịt giảm 26,7 tấn.

Đàn bò: năm 2011, số lượng đàn bò là 1.430 con đến năm 2012 số lượng đàn bò là 1.358 con, giảm 72 con theo đó sản lượng thịt giảm 13,4 tấn. Đến năm 2013 thì số lượng giảm xuống còn 1.194 con giảm 236 con so với năm 2011.

Đàn Lợn: năm 2011, số lượng đàn lợn trên địa bàn thị xã Bình Minh là 13.747 con và năm 2012 số lượng đàn lợn là 13.655 con, năm 2013 số lượng đàn lợn là 13.779 con. Như vậy, giai đoạn từ năm 2011 đến 2013 số lợn tăng không nhiều chỉ tăng lên 32 con (tăng 0,23%). Nguyên nhân dẫn đến đàn lợn phát triển chậm là do diễn biến dịch bệnh trên địa bàn giai đoạn 2011 -2012 như: Bệnh heo tai xanh, lỡ mồm long móng. Nhưng được sự quan tâm của chính quyền địa phương phòng trị kịp thời nên tình hình dịch không ảnh hưởng nhiều đến số lượng và sản lượng thịt tổng đàn lợn.

Gia cầm (bao gồm gà, vịt, ngan, ngỗng): nhìn chung, trên địa bàn thị xã tình hình phát triển đàn gia cầm tăng qua các năm. Tuy nhiên, do dịch bệnh trên đàn gia cầm bùng nổ, chi phí thức ăn và thuốc tăng nên gây khó khăn cho người

26

chăn nuôi nhưng được sự quan tâm của địa phương nên số lượng và sản lượng thịt được giữ vững. Cụ thể, năm 2012 tổng đàn gia cầm đạt 250.908 con, tăng 5.961 con và năm 2013 tổng đàn gia cầm đạt 260.159 con, tăng 9.251 con so với năm 2012. Sản lượng thịt năm 2012 đạt 880,7 tấn, tăng 16,3 tấn so với năm 2011 và năm 2013 sản lượng thịt đạt 905,9 tấn, tăng 25,2 tấn so với năm 2012. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thủy sản:

Tình hình nuôi trồng thủy sản từ năm 2011 đến năm 2013 có xu hướng tăng nhẹ về diện tích nhưng sản lượng lại giảm. Cụ thể, năm 2012 diện tích đạt 85,06 ha, tăng 10,52% so với năm 2011 và năm 2013 diện tích đạt 85,12 ha, tăng 0,07% so với năm 2012. Ngược lại, sản lượng thủy sản giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2012 sản lượng đạt 2.553,8 tấn, giảm 0,82% so với năm 2011 và năm 2013 sản lượng đạt 2.351,2 tấn, giảm 7,93% so với năm 2012. Tình hình nuôi trồng thủy sản được thống kê như sau:

Bảng 3.9: Diện tích, sản lượng thủy sản của thị xã Bình Minh từ năm 2011 đến năm 2013 Tên Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012 so với 2011 2013 so với 2012 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) 76,96 85,06 85,12 8,10 10,52 0,06 0,07 Sản lượng (tấn) 2.574,9 2.553,8 2.351,2 -21,10 -0,82 -202,60 -7,93

(Nguồn: niên giám thống kê thị xã Bình Minh, năm 2013)

3.1.4.2 Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

Trong những năm qua công nghiệp ở thị xã Bình Minh có bước phát triển tốt về quy mô và sản lượng. Năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành là 618.436 triệu đồng, tăng 17,7% so với năm 2011 và tăng 20,7% so với năm 2012. Về công nghiệp, Thị xã Bình Minh chú trọng phát triển vào 4 ngành công nghiệp chính. Tình hình phát triển các ngành công nghiệp như sau:

27

Bảng 3.10: Giá trị sản xuất phân theo ngành công nghiệp và theo giá hiện hành từ năm 2011 đến năm 2013

ĐVT: triệu đồng Ngành công nghiệp Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Công nghiệp khai thác 2.454 2.253 2.750 Công nghiệp chế biến 518.740 503.998 608.126 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước

nóng 2.138 4.198 5.110

Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý

rác thải 650 1.980 2.450

Tổng 523.982 512.429 618.436

(Nguồn: niên giám thống kê thị xã Bình Minh, năm 2013)

Qua thống kê trên ta thấy, tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng từ năm 2011 đến năm 2013. Trong đó, tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến đạt giá trị sản xuất cao nhất. Năm 2013, giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến đạt 608.126 triệu đồng, tăng 17,2% so với năm 2011 và chiếm 93,3% so với tổng giá trị ngành công nghiệp. Ngược lại, ngành công nghiệp cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải chiếm tỷ trọng thấp nhất với giá trị sản xuất 2.450 triệu đồng năm 2013. Nhưng ngành công nghiệp này lại phát triển khá nhanh, năm 2011 giá trị sản xuất đạt 650 triệu đồng sang năm 2013 giá trị sản xuất lên tới 2.450 triệu đồng, tăng 276,9%.

3.1.4.3 Thương mại - Dịch vụ

Hoạt động thương mại và dịch vụ có bước phát triển đáng kể về số lượng lẫn chủng loại đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ đời sống dân cư. Số cơ sở sản xuất kinh doanh năm 2011 từ 4.691 cơ sở lên đến 5.395 cơ sở năm 2013, với số cơ sở sản xuất kinh doanh như trên góp phần giải quyết việc làm và phát triển kinh tế trên địa bàn. Về doanh thu thương mại và dịch vụ đem về khá cao và tăng qua các năm. Diễn biến tình hình phát triển thương mại và dịch vụ thị xã Bình Minh như sau:

28

Bảng 3.11: Doanh thu thương mại – dịch vụ thị xã Bình Minh từ năm 2011 đến năm 2013

ĐVT: triệu đồng Theo ngành kinh tế Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Thương mại 1.851.360 2.214.591 2.553.500 Khách sạn - nhà hàng 262.440 323.465 391.300

Du lịch - - -

Dịch vụ 38.800 51.806 62.200 Tổng 2.152.600 2.589.862 3.007.000

(Nguồn: niên giám thống kê thị xã Bình Minh, năm 2013)

Qua bảng số liệu Bảng 3.11 cho thấy, thương mại là ngành đem về doanh thu cao nhất trong tổng số ngành kinh tế trên. Với doanh thu năm 2013 đạt 2.553.500 triệu đồng chiếm 84,9% và tăng 37,9% so với năm 2011. Tuy nhiên, ngành du lịch của thị xã kém phát triển, điều này cho thấy thị xã Bình Minh chưa tận dụng được lợi thế để phát triển ngành du lịch trên địa bàn của mình.

3.1.4.4 Tài chính - Tín dụng

Nhìn chung, hoạt động thu và chi ngân sách nhà nước giảm qua các năm. Năm 2013, tổng thu ngân sách trên địa bàn thị xã Bình Minh là 336.718 triệu đồng, giảm 12,6% so với năm 2011 và giảm 2,4% so với năm 2012. Tổng chi ngân sách năm 2013 là 251.787 triệu đồng, tăng 17,2% so với năm 2011 và giảm 9,8% so với năm 2012.

Theo niên giám thống kê, thì nguồn thu trợ cấp là nguồn thu lớn nhất của thị xã, kế tiếp là nguồn thu trên địa bàn và cuối cùng là nguồn thu kết dư và chuyển nguồn. Trong các nguồn thu từ năm 2011 đến năm 2013, thì nguồn thu trợ cấp tăng qua các năm, còn thu trên địa bàn, thu kết dư và chuyển nguồn có sự biến động nhẹ. Thu trên địa bàn từ năm 2011 đến năm 2012 giảm 65,5%, từ năm 2012 đến năm 2013 tăng 32,7%. Thu kết dư và chuyển nguồn từ năm 2011 đến năm 2012 tăng 39,6%, năm 2012 đến năm 2013 giảm 49,2%. Về chi ngân sách, năm 2013 chi ngân sách cho Giáo dục - Y tế - Văn hóa - Xã hội với nguồn chi là 115.543 triệu đồng cao nhất và nguồn chi sự nghiệp kinh tế là 21.565 triệu đồng thấp nhất trong tất cả các nguồn chi. Từ năm 2011 đến năm 2013 có duy nhất nguồn chi cho xây dựng cơ bản giảm còn tất cả chi cho các nguồn chi khác điều tăng. Tình hình thu và chi ngân sách trên địa bàn như sau:

29

Bảng 3.12: Thu và chi ngân sách thị xã Bình Minh từ năm 2011 đến năm 2013 ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2011 2012 2013

Tổng thu 385.116 344.958 336.718

1. Thu trên địa bàn 125.049 43.114 57.211 2. Thu trợ cấp 191.427 205.990 230.771 3. Thu kết dư và chuyển nguồn 68.640 95.854 48.736

Tổng chi 214.824 279.065 251.787

1. Chi sự nghiệp kinh tế 5.806 27.197 21.565 2. Chi Giáo dục - Y tế - Văn hóa - Xã hội 55.773 88.467 115.543 3. Chi quản lý hành chính 15.239 21.525 27.957 4. Chi trợ cấp ngân sách xã 15.600 19.606 28.770 5. Chi xây dựng cơ bản 100.815 101.812 38.054

(Nguồn: niên giám thống kê thị xã Bình Minh, năm 2013)

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của nông hộ sản xuất rau diếp cá ở xã thuận an, thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 34 - 41)