Mục tiêu 1:
Sử dụng các số liệu thứ cấp để phân tích dựa vào phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh để đánh giá khái quát thực trạng trồng rau Diếp Cá của nông hộ xã Thuận An thông qua: diện tích, năng suất và sản lượng. Từ đó cho thấy sự biến động về diện tích, năng suất và sản lượng của mô hình qua các năm. Đồng thời, sử dụng số liệu sơ cấp thu thập được để mô tả đặc điểm sản xuất của nông hộ trồng rau Diếp Cá.
Phương pháp thống kê mô tả: là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp so sánh: đây là phương pháp xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên so sánh với một chỉ tiêu gốc.
- So sánh số tương đối: dùng để phân tích tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế qua các năm, so sánh giữa các chỉ tiêu khác. Được tính bằng cách lấy số tương đối năm sau trừ số tương đối năm trước.
Công thức:
∆Y =Y1− Y0
Y0 ∗ 100% (2.19) Trong đó:
∆Y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế. Y1: chỉ tiêu năm sau.
Y0: chỉ tiêu năm trước.
- So sánh số tuyệt đối: dùng để phân tích sự biến động giá trị của các chỉ tiêu kinh tế qua các năm. Được tính bằng cách lấy giá trị năm sau trừ đi giá trị năm trước trong cùng một chỉ tiêu.
Công thức:
∆Y = Y1 – Y0 (2.20) Trong đó:
∆Y: là phần chênh lệch giữa các chỉ tiêu Y1: chỉ tiêu năm sau
15
Mục tiêu 2:
Từ số liệu sơ cấp thu thập được tính toán chi phí, doanh thu, lợi nhuận, thu nhập và các tỷ số tài chính như: lợi nhuận trên doanh thu, lợi nhuận trên chi phí, doanh thu trên chi phí, lợi nhuận trên LĐGĐ, thu nhập trên LĐGĐ và thu nhập trên chi phí (không có chi phí LĐGĐ).
Đồng thời, sử dụng mô hình hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên Cobb-Douglas để ước lượng hiệu quả tài chính của nông hộ trồng rau Diếp Cá ở xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long dựa vào phương pháp ước lượng khả năng cao nhất (MLE).
Hàm lợi nhuận Cobb-Doulas có dạng:
ln πi = β0+ β1ln PNi+ β2lnPPi+ β3lnPKi+ β4lnTi + β5lnGi +β6lnLi+ ei (2.21)
Trong đó:
- 𝜋𝑖: là lợi nhuận chuẩn hóa nông hộ thứ i, được tính bằng tổng doanh thu trừ đi các khoản chi phí biến đổi như: chi phí phân bón, chi phí thuốc nông dược, chi phí giống, … tất cả chia cho giá của rau Diếp Cá mà nông hộ bán được. Đây còn gọi là lợi nhuận trên đơn vị sản lượng (UOP).
- βk: là các hệ số ước lượng mức ảnh hưởng của các giá trị yếu tố đầu vào trong mô hình (k = 0, 1, …, 6), khi giá các yếu tố đầu vào tăng 1% thì lợi nhuận thay đổi βk%. Mức thay đổi đồng biến hay nghịch biến tùy thuộc vào dấu của hệ số βk.
- 𝑒𝑖: là sai số hỗn hợp của mô hình, (𝑒𝑖 = 𝑣𝑖 − 𝑢𝑖), trong đó: 𝑣𝑖 là sai số ngẫu nhiên theo phân phối chuẩn và 𝑢𝑖 là phi hiệu quả theo phân phối nửa chuẩn. - PN: là giá chuẩn hóa của 1kg phân N nguyên chất, được tính bằng giá 1kg phân N nguyên chất chia cho giá 1kg rau Diếp Cá đầu ra.
- PP: là giá chuẩn hóa của 1kg phân P nguyên chất, được tính bằng giá 1kg phân P nguyên chất chia cho giá 1kg rau Diếp Cá đầu ra.
- PK: là giá chuẩn hóa của 1kg phân K nguyên chất, được tính bằng giá 1kg phân K nguyên chất chia cho giá 1kg rau Diếp Cá đầu ra.
Giá chuẩn hóa của 1kg phân N, P, K nguyên chất được tính bằng cách giải hệ phương trình (Phạm Lê Thông, 2010):
{
A1X + B1Y + Z1 = D1 A2X + B2Y + Z2 = D2
16 Trong đó:
X, Y, Z lần lượt là giá chuẩn hóa của 1kg phân N, P, K nguyên chất. Ai, Bi, Ci: lần lượt là hàm lượng nguyên chất của các loại phân N, P, K có trong các loại phân sau: Urê (46% N), NPK (16-16-8), DAP (18-46-0) và Di là giá 1kg của các loại phân trên thị trường.
- Ti: là chi phí thuốc nông dược sử dụng của nông hộ thứ i, (ĐVT: 1.000 đồng/1.000m2/vụ). Được tính bằng tổng chi phí thuốc cỏ, thuốc sâu, thuốc dưỡng, thuốc bệnh. Biến này được dùng để thay thế cho biến chi phí thuốc chuẩn hóa, vì nông dân sử dụng quá nhiều loại thuốc khác nhau được sản xuất bởi các công ty thuốc BVTV khác nhau nên nồng độ nguyên chất không đồng nhất.
- Li: là chi phí thuê mướn lao động được sử dụng của nông hộ thứ i, (ĐVT: 1.000 đồng/1.000m2).
- Gi: là chi phí giống rau Diếp Cá được tính dựa trên mật độ nhánh được trồng trên đơn vị diện tích, (ĐVT: 1.000 đồng/1.000m2). Mật độ trồng rau Diếp Cá khác nhau giữa các nông hộ, tùy thuộc vào kỹ thuật canh tác, kinh nghiệm và vốn đầu tư của từng nông hộ.
Sau khi ước lượng hiệu quả tài chính, ta sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để phân tích các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính, mô hình được viết như sau:
EEi = δ0+ δ1X1i + δ2X2i + δ3X3i+ δ4X4i+ δ5X5i+ δ6X6i + ei (2.23) Trong đó:
- δk: là các hệ số cần được ước lượng trong mô hình (k = 0, 1, …, 6). - ei: là sai số ngẫu nhiên của mô hình.
- EEi: là hiệu quả tài chính của nông hộ thứ i. Được tính dựa vào ước lượng mô hình hàm lợi nhuận Cobb-Douglas.
- X1i: là diện tích đất trồng rau diếp cá của nông hộ thứ i, (ĐVT: 1.000m2). - 𝑋2𝑖: tuổi của chủ hộ thứ i, (ĐVT: năm).
- 𝑋3𝑖: là số năm kinh nghiệm của chủ hộ thứ i, (ĐVT: năm)
- X4i: là biến giả trong việc vay vốn sản xuất của nông hộ thứ i, (biến này có giá trị là 1 nếu có vay vốn và bằng 0 nếu không vay vốn).
- X5i: là biến thể hiện trình độ học vấn của chủ hộ thứ i, (ĐVT: số lớp đã học).
17
- X6i: ngày công LĐGĐ của nông hộ thứ i, (ĐVT: ngày công/1.000m2/vụ).
Mục tiêu 3:
Dựa vào số liệu sơ cấp thu thập được sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp thống kê suy luận để phân tích những thuận lợi, khó khăn và đề xuất các giải phải nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của mô hình canh tác rau Diếp Cá. Từ đó nâng cao thu nhập cho nông hộ trồng rau Diếp Cá ở xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
18
CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU