nông hộ ở xã Thuận An
Bên cạnh những thuận lợi trong quá trình sản xuất và tiêu thụ, thì nông hộ gặp không ít khó khăn. Những khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ mà nông hộ đề cặp đến được trình bày như sau:
Khó khăn trong sản xuất:
Qua kết quả điều tra cho thấy, nông hộ đưa ra nhiều khó khăn khác nhau. Cụ thể như: có 30 nông hộ cho rằng không được cán bộ nông nghiệp tập huấn kỹ thuật canh tác chiếm 60%, vì thế năng suất không đạt cao; có 8 nông hộ cho rằng khó khăn không được hỗ trợ vay vốn sản xuất chiếm 16%, vì thế nông hộ gặp khó khăn trong việc mở rộng phát triển mô hình; có 8 nông hộ cho rằng khó khăn do giá đầu vào cao (phân bón, thuốc BVTV, lao động thuê, …) chiếm 16%, mà trong sản xuất rau Diếp Cá không thể không sử dụng các đầu vào này, vì thế chi phí đầu vào cao nên những nông hộ thiếu vốn sản xuất sẽ hạn chế sử dụng từ đó sẽ làm giảm năng suất rau của nông hộ; khó khăn cuối cùng có 4 hộ cho rằng chi phí chuẩn bị ban đầu cao chiếm 8%, vì thế làm trở ngại cho nông hộ mở rộng diện tích canh tác. Mặt khác, do diện tích trồng rau của các nông hộ còn manh mún, nhỏ lẻ nên gặp khó khăn trong việc thành lập hợp tác rau để đưa rau Diếp Cá xã Thuận An trở thành vùng rau an toàn. Khó khăn trong quá trình sản xuất rau Diếp Cá của nông hộ như sau:
55
Bảng 5.3: Khó khăn trong quá trình sản xuất rau Diếp Cá của nông hộ
Khó khăn trong sản xuất Tần số Tỷ trọng (%) Không được hỗ trợ vay vốn sản xuất 8 16 Không được hướng dẫn kỹ thuật canh tác 30 60 Chi phí chuẩn bị ban đầu cao 4 8 Giá đầu vào cao (phân bón, thuốc,…) 8 16
Tổng 50 100
(Nguồn: số liệu điều tra 50 nông hộ trồng rau Diếp Cá xã Thuận An, năm 2014)
Khó khăn trong tiêu thụ:
Bảng 5.4: Khó khăn trong quá trình tiêu thụ rau Diếp Cá của nông hộ Khó khăn trong tiêu thụ Tần số Tỷ trọng (%) Giá bán bị thương lái ép 11 22 Không được bao tiêu sản phẩm 5 10 Thiếu thông tin về giá 6 12
Giá biến động 28 36
Tổng 50 100
(Nguồn: số liệu điều tra 50 nông hộ trồng rau Diếp Cá xã Thuận An, năm 2014)
Qua Bảng 5.4 cho thấy, các nông hộ đưa ra nhiều khó khăn trong quá trình tiêu thụ như: có 28 nông hộ cho rằng khó khăn lớn nhất là giá bán sản phẩm biến động chiếm 36%, do chưa có thị trường đầu ra ổn định và do chưa có thương hiệu riêng nên sản phẩm dễ bị cạnh tranh bởi các loại rau khác trên thị trường nên giá cả không ổn định; có 11 nông hộ cho rằng khó khăn do bị thương lái ép giá chiếm 22%, vì đa số nông hộ chủ yếu bán rau cho thương lái chưa có thị trường đầu ra riêng cho mình nên dễ phụ thuộc vào thương lái; có 6 nông hộ cho rằng khó khăn do thiếu thông tin về giá bán chiếm 12%, vì nông hộ chủ yếu tiếp cận thông tin giá qua hàng xóm và thương lái nên giá bán của nông hộ dựa trên sự thoải thuận với thương lái; và khó khăn cuối cùng có 5 nông hộ cho rằng không được bao tiêu sản phẩm chiếm 10%, do nông hộ thu hoạch đồng loạt nên sản phẩm khó tiêu thụ và dễ bị thương lái ép giá. Đồng thời, khó khăn do vùng chưa có tổ hợp tác rau Diếp Cá để liên kết với các thị trường tiêu thụ sản phẩm.
56