ƯỚC LƯỢNG HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của nông hộ sản xuất rau diếp cá ở xã thuận an, thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 59 - 62)

HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NÔNG HỘ TRỒNG RAU DIẾP CÁ Ở XÃ THUẬN AN, THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG

4.3.1 Ước lượng hiệu quả tài chính

Qua số liệu thu thập được từ 50 nông hộ trồng rau Diếp Cá xã Thuận An, ta sử mô hình hàm lợi nhuận Cobb-Douglas để ước lượng dựa vào phương pháp ước lượng khả năng cao nhất (MLE) nhằm mục đích đánh giá hiệu quả tài chính và tác động của các đầu vào được đưa vào mô hình. Kết quả ước lượng hàm lợi nhuận như sau:

Bảng 4.14: Kết quả ước lượng hàm lợi nhuận

Đầu vào Ký hiệu Hệ số Sai số chuẩn Mức ý nghĩa Giá phân đạm LnN - 1,694 0,726 0,020 Giá phân lân LnP 0,632 0,581 0,277 Giá phân kali LnK 0,336 0,339 0,322 Chi phí giống LnG 0,113 0,051 0,027 Chi phí thuốc LnT - 0,037 0,061 0,539 Chi phí lao động thuê LnL 0,155 0,048 0,001 Hằng số β0 6,994 0,545 0,000 Số quan sát 50 Log likelihood 22,968228 Prob > 𝜒2 0,0000 𝜎𝑢 0,213 𝜎𝑢2/𝜎2 0,849

(Nguồn: số liệu điều tra 50 nông hộ trồng rau Diếp Cá xã Thuận An, năm 2014) Ghi chú: Nếu giá trị của mức ý nghĩa nằm trong các khoảng 0,1 đến trên 0,05, 0,05 đến trên 0,01 và từ 0,01 trở xuống thì các hệ số ước lượng tương ứng có ý nghĩa thống kê lần lượt ở các mức ý nghĩa là 10%, 5% và 1%.

Từ kết quả ước lượng mô hình hàm lợi nhuận bằng phương pháp khả năng cao nhất (MLE) ta có Prob > 𝜒2 là 0,0000 điều này cho thấy mô hình có ý nghĩa

48

thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Hệ số 𝜎𝑢2/𝜎2 = 0,849 trong mô hình MLE cho biết mức kém hiệu quả tài chính được giải thích do tác động của các yếu tố nông hộ có thể kiểm soát được là 84,9% và 15,1% là do các yếu tố ngẫu nhiên tác động mà nông hộ không kiểm soát được. Các biến độc lập tác động đến mô hình là giá chuẩn hóa phân N, chi phí giống và chi phí lao động thuê. Cụ thể các biến trong mô hình được giải thích như sau:

Giá phân đạm: hệ số của biến phân đạm có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và hệ số mang giá trị âm. Từ kết quả trên cho biết, khi giá phân đạm tăng lên 1% thì lợi nhuận sẽ giảm 1,694% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Do phân đạm là yếu tố đầu vào quan trọng giúp cho rau tăng trưởng, phát triển nếu thiếu phân đạm lá nhỏ và có màu vàng. Vì thế, nông hộ không thể không sử dụng phân đạm. Do đó, khi giá phân đạm tăng sẽ làm chi phí sản xuất tăng thêm từ đó làm giảm lợi nhuận của nông hộ.

Giá phân lân: phân lân có vai trò thúc đẩy sự phát triển của rễ cây, ra hoa và hình thành quả. Từ kết quả mô hình hàm lợi nhuận Cobb-Douglas cho thấy hệ số của biến phân lân không có ý nghĩa thống kê. Điều này có nghĩa nếu tăng hay giảm yếu tố phân lân thì không có tác động đến lợi nhuận với điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Giá phân kali: phân kali có vai trò giúp cây chống chịu các điều kiện bất lợi như: rét, hạn hán, ngập úng và sâu bệnh. Từ kết quả mô hình hàm lợi nhuận Cobb-Douglas cho thấy hệ số của biến phân kali không có ý nghĩa thống kê. Điều này có nghĩa nếu tăng hay giảm yếu tố phân kali thì không có tác động đến lợi nhuận với điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Chi phí giống: hệ số của biến chi phí giống có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và hệ số mang giá trị dương. Từ kết quả trên cho biết, khi chi phí giống tăng lên 1% thì lợi nhuận sẽ tăng 0,113% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Tuy nhiên, chi phí giống chưa đủ cơ sở kết luận làm tăng lợi nhuận. Vì là loại rau lưu gốc nên nông hộ trồng ở nhiều thời điểm cho nên giá giống khác nhau không phản ánh được mật độ gieo trồng rau Diếp Cá.

Chi phí thuốc: đối với rau Diếp Cá do có vị thuốc nên rau ít bị sâu bệnh hại, vì thế chủ yếu sử dụng các loại thuốc dưỡng để kích thích rau phát triển tốt. Từ kết quả mô hình hàm lợi nhuận Cobb-Douglas cho thấy hệ số của biến chi phí thuốc không có ý nghĩa thống kê. Điều này có nghĩa nếu tăng hay giảm chi phí thuốc thì không tác động đến lợi nhuận với điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Chi phí lao động thuê: hệ số của biến chi phí lao động thuê có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và hệ số mang giá trị dương. Từ kết quả trên cho biết, khi

49

chi phí lao động tăng lên 1% thì lợi nhuận sẽ tăng 0,155% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Do đa số nông hộ trong mẫu điều tra chủ yếu thuê mướn lao động trong khâu thu hoạch và chi phí thuê lao động được trả theo sản phẩm làm được. Vì thế, chi phí thuê lao động tăng đồng nghĩa với năng suất đạt được cao kéo theo lợi nhuận sẽ tăng lên.

Dựa vào kết quả mô hình hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên, ta ước lượng hiệu quả tài chính của nông hộ trồng rau Diếp Cá và mức hiệu quả tài chính được phân phối như sau:

Bảng 4.15: Phân phối mức hiệu quả tài chính của nông hộ

Mức hiệu quả % Số hộ Tỷ trọng (%) >= 90 18 36 từ 80 đến dưới 90 20 40 từ 70 đến dưới 80 8 16 < 70 4 8 Tổng 50 100 Trung bình 85,2 Nhỏ nhất 58,2 Lớn nhất 96,9

(Nguồn: kết quả điều tra 50 trồng rau Diếp Cá xã Thuận An, năm 2014)

Qua Bảng 4.15 cho thấy, nông hộ trồng rau Diếp Cá xã Thuận An đạt hiệu quả tài chính tương đối cao, mức hiệu quả tài chính trung bình của nông hộ là 85,2%, thấp nhất là 58,2% và cao nhất là 96,9%. Tỷ lệ hộ đạt hiệu quả tài chính từ 90% trở lên chiếm 36%, từ 80% đến dưới 90% chiếm 40%, từ 70% đến dưới 80% chiếm 16% và dưới 70% chiếm 8%. Phần lớn nông hộ đạt mức hiệu quả từ 80% trở lên với 38/50 nông hộ, chiếm tới 76% trong mẫu quan sát. Bên cạnh hiệu quả mà nông hộ đạt được, thì mức hiệu quả tài chính mất đi do kém hiệu quả của nông hộ không nhỏ. Phần kém hiệu quả của nông hộ được trình bày như sau:

50

Bảng 4.16: Phân phối lợi nhuận bị thất thoát do kém hiệu quả tài chính

Mức phi hiệu quả (%) Lợi nhuận thực tế (1.000 đồng/1.000m2) Lợi nhuận có thể (1.000 đồng/1.000m2)

Lợi nhuận mất đi (1.000 đồng/1.000m2) <=10 11.774 12.738 964 >10 đến 20 8.353 9.729 1.377 >20 đến 30 11.293 14.629 3.335 >30 3.916 6.022 2.106 Trung bình 9.700 11.300 1.600

(Nguồn: kết quả điều tra 50 trồng rau Diếp Cá xã Thuận An, năm 2014)

Từ số liệu Bảng 4.16 cho thấy, lợi nhuận có thể được tính bằng lợi nhuận thực tế chia cho mức hiệu quả tài chính của nông hộ và lợi nhuận mất đi sẽ bằng lợi nhuận có thể trừ lợi nhuận thực tế nông hộ đạt được. Lợi nhuận trung bình thực tế là 9,7 triệu đồng/1.000m2. Trong khi đó, lợi nhuận trung bình có thể đạt được là 11,3 triệu đồng/1.000m2. Như vậy, lợi nhuận mất đi do kém hiệu quả là 1,6 triệu đồng/1.000m2. Nhìn chung, lợi nhuận mất đi càng cao khi mức phi hiệu quả càng lớn. Cụ thể, mức phi hiệu quả trên diện tích 1.000m2 của những hộ nhỏ hơn hoặc bằng 10% thì bình quân lợi nhuận mất đi là 0,964 triệu đồng, những hộ lớn hơn 10% đến nhỏ hơn hoặc bằng 20% thì lợi nhuận bình quân mất đi là 1,377 triệu đồng, những hộ lớn hơn 20% đến nhỏ hơn hoặc bằng 30% thì lợi nhuận bình quân mất đi là 3,335 triệu đồng và những hộ có mức phi hiệu quả lớn hơn 30% thì lợi nhuận mất đi là 2,106 triệu đồng. Nguyên nhân có sự thất thoát lợi nhuận là do kỹ thuật canh tác của nông hộ và do phối hợp các yếu tố đầu vào chưa hiệu quả. Mặt khác, do biến động giá đầu vào cũng như giá đầu của sản phẩm.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của nông hộ sản xuất rau diếp cá ở xã thuận an, thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 59 - 62)