PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NÔNG HỘ TRỒNG RAU

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của nông hộ sản xuất rau diếp cá ở xã thuận an, thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 50 - 57)

DIẾP CÁ Ở XÃ THUẬN AN, THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG

4.2.1 Phân tích các chỉ tiêu tài chính

4.2.1.1 Phân tích chi phí sản xuất (không tính chi phí đầu tư)

Chi phí cơ bản:

Rau Diếp Cá là loại rau trồng lưu gốc, qua điều tra 50 hộ canh tác rau Diếp Cá xã Thuận An thì trung bình nông hộ canh tác khoảng 8 năm và sản xuất trung bình 5,5 vụ/năm. Các khoản đầu tư ban đầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sau này của mô hình. Vì thế, khâu ban đầu cần được chuẩn bị tốt. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu để mua máy móc - thiết bị, công cụ, phân bón, giống và chuẩn bị đất phục vụ sản xuất là rất tốn kém. Các khoản chi phí ban đầu sản xuất rau Diếp Cá trên 1.000m2 được thống kê như sau:

39

Bảng: 4.9: Chi phí cơ bản trên 1.000m2 của nông hộ trồng rau Diếp Cá

ĐVT: 1.000 đồng/1.000m2 Khoản mục Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Chi phí giống 400 3.600 1.880 771,6 Chi phí vận chuyển 0 150 75 51,8 Chi phí chuẩn bị đất 200 500 384 88,0 Chi phí phân bón 0 280 96 70,7 Chi phí máy móc - thiết bị,

công cụ 3.100 12.200 6.029 1.634,8 Chi phí LĐGĐ 100 638 285 99,2 Chi phí lao động thuê 0 600 286 124,2 Tổng chi phí 5.030 14.803 9.035 2.254,0 Chi phí cơ bản cho 1 vụ 56 2.722 352 476,1

(Nguồn: số liệu điều tra 50 nông hộ trồng rau Diếp Cá xã Thuận An, năm 2014)

Qua số liệu trong Bảng 4.9 các khoản chi phí cơ bản đầu tư vào sản xuất rau Diếp Cá của nông hộ như sau:

Chi phí giống: giống là trong những yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất đạt được. Như kết quả phân tích phần 4.1.7 thì 100% nông hộ sử dụng giống rau Diếp Cá từ những người trồng trước và từ hàng xóm, người quen. Do chi phí giống thấp và giảm được chi phí vận chuyển nên đa số nông hộ có xu hướng sử dụng giống từ những nơi này. Tuy nhiên, chi phí trung bình rau giống vẫn chiếm tỷ trọng cao, chiếm 20,8% trong tổng chi phí cơ bản trung bình. Chi phí giống thấp nhất là 0,4 triệu đồng/1.000m2 và chi phí cao nhất là 3,6 triệu đồng/1.000m2. Mức chi phí có sự chênh lệch nhiều giữa các nông hộ, nguyên nhân do nông hộ canh tác ở nhiều thời điểm khác nhau nên giá giống mà chủ hộ mua cũng khác nhau. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào kinh nghiệm sản xuất và vốn đầu tư của nông hộ, thường những hộ có vốn nhiều sẽ trồng với mật độ cao hơn. Qua điều tra 50 nông hộ trồng rau Diếp Cá, trung bình nông hộ trồng với mật độ là 686 kg/1.000m2, mật độ thấp nhất là 400 kg/1.000m2 và mật độ cao nhất là 1.000 kg/1.000m2.

Chi phí vận chuyển: tùy thuộc vào địa điểm mua giống của nông hộ nên phát sinh chi phí vận chuyển khác nhau. Có hộ mua giống gần với diện tích sản xuất nên không phát sinh chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, chi phí vận chuyển

40

tương đối nhỏ không ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ. Với chi phí vận chuyển trung bình cho diện tích 1.000m2 là 75 ngàn đồng, chi phí cao nhất là 150 ngàn đồng và có một số nông hộ không phát sinh chi phí vận chuyển.

Chi phí chuẩn bị đất: làm đất đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất rau Diếp Cá. Khâu làm đất chủ yếu là cày, xới, đấp bờ làm cho đất xốp và bằng phẳng không đọng lại vũng giúp cho năng suất đạt cao hơn. Chi phí làm đất chỉ tốn một lần trong giai đoạn đầu trước khi xuống giống và được khấu hao qua các năm và trong vụ sản xuất nên chi phí làm đất tương đối thấp. Cụ thể, chi phí làm đất trung bình là 384 ngàn đồng/1.000m2, chi phí thấp nhất là 200 ngàn đồng/1.000m2 và chi phí cao nhất là 500 ngàn đồng/1.000m2.

Chi phí phân bón: qua kết quả điều tra cho thấy, trong giai đoạn đầu chi phí sử dụng phân của nông hộ tương đối thấp chủ yếu dùng phân chuồng, phân cho và phân lân nhằm mục đích giữ nước, hạ phèn và bổ sung nguồn dinh dưỡng cho đất, cho rau. Tuy nhiên, tùy vào kỹ thuật, vốn và độ màu mỡ của đất mà nông hộ bón phân với liều lượng nhiều hay ít hoặc không bón phân. Cụ thể, chi phí phân bón trung bình trên diện tích 1.000m2 là 96 ngàn đồng, chi phí cao nhất là 280 ngàn đồng và một số hộ không sử dụng phân bón nên không phát sinh chi phí.

Chi phí máy móc - thiết bị, công cụ: đối với rau Diếp Cá việc tưới nước rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển của rau. Để hạn chế chi phí thuê mướn lao động tưới nước nông hộ đã đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nước tự động (gồm: motor, máy xăng dầu và ống nước). Ngoài ra, một số nông hộ sử dụng bình xịt thuốc, dao, thao, … Vì thế, chi phí sử dụng máy móc - thiết bị, công cụ là rất lớn. Trung bình chi phí máy móc - thiết bị, công cụ sử dụng cho diện tích 1.000m2 là 6,029 triệu đồng chiếm 66,7% tổng chi phí trung bình, chi phí thấp nhất là 3,1 triệu đồng và chi phí cao nhất là 12,2 triệu đồng.

Chi phí LĐGĐ: trong khâu chuẩn bị ban đầu chi phí LĐGĐ tương đối thấp, công việc chủ yếu là làm đất, trồng rau và bón phân. Chi phí LĐGĐ trên diện tích 1.000m2 trung bình là 285 ngàn đồng, chi phí thấp nhất là 100 ngàn đồng và chi phí cao nhất là 638 ngàn đồng.

Chi phí lao động thuê: giống như LĐGĐ, chi phí lao động thuê tương đối thấp, chủ yếu thuê lao động ở khâu làm đất, trồng giống và bón phân. Chi phí thuê lao động trên diện tích 1.000m2 trung bình là 286 ngàn đồng, chi phí cao nhất là 600 ngàn đồng và có một số nông hộ không thuê mướn lao động vì thế không phát sinh chi phí lao động.

41

Chi phí sản xuất trong vụ

Ngoài chi phí cơ bản ban đầu, thì trong vụ sản xuất rau Diếp Cá còn có các khoản mục chi phí nguyên vật liệu (phân bón, thuốc nông dược, nhiên liệu, lao động, …) và chi phí lao động trong các khâu: bón phân, phun thuốc, làm cỏ, trồng dặm, tưới nước và thu hoạch. Bên cạnh đó, rau Diếp Cá là loại rau lưu gốc được trồng qua nhiều năm nên còn có khoản chi phí cơ bản khấu hao. Các khoản chi phí sản xuất trong vụ được thống kê như sau:

Bảng 4.10: Chi phí sản xuất trong vụ trồng rau Diếp Cá

ĐVT: 1.000 đồng/1.000m2

Khoản mục Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Chi phí Phân 966 1.885 1.398 207,1 Chi phí thuốc 300 1.500 747 282,7 Chi phí nhiên liệu 14 220 58 48,5 Chi phí LĐGĐ 594 3.655 2.469 552,9 Chi phí thuê lao động 350 2.440 701 464,9 Chi phí khấu hao cơ bản 56 2.722 352 476,1

Chi phí khác 30 510 54 93,8

Tổng chi phí 4.385 8.731 5.779 848,6 Tổng chi phí không có LLĐGĐ 2.125 5.767 3.310 750,1

(Nguồn: số liệu điều tra 50 nông hộ trồng rau Diếp Cá xã Thuận An, năm 2014)

Qua Bảng 4.10 cho thấy, trong các chi phí sản xuất rau Diếp Cá trung bình trong vụ thì chi phí LĐGĐ chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 47,2% trong tổng chi phí và thấp nhất là chi phí khác. Các khoản chi phí sản xuất rau Diếp Cá trong vụ được trình bày như sau:

Chi phí phân bón: phân bón là yếu tố đầu vào quan trọng ảnh hưởng đến năng xuất rau Diếp Cá. Việc sử dụng phân bón căn cứ vào độ màu mỡ của đất, thời tiết, kỹ thuật và điều kiện kinh tế của mỗi nông hộ. Sử dụng phân bón hợp lý không những làm giảm chi phí sản xuất mà còn góp phần làm tăng năng suất mang lại lợi nhuận cao cho nông hộ. Hầu hết các nông hộ bón phân trực tiếp xuống đất và sử dụng các loại phân như: URE 46%, NPK 16-16-8, DAP 18-46. Ngoài ra nông hộ còn sử dụng phân chuồng, phân cho và phân lân để bón sau mỗi lần thu hoạch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

42

Qua Bảng 4.10 cho thấy, chi phí phân bón chiếm khá cao sau chi phí LĐGĐ, chi phí phân bón trung bình là 1,398 triệu đồng/1.000m2 chiếm 24,2% trong tổng chi phí sản xuất trung bình trong vụ, chi phí phân bón thấp nhất là 0,966 triệu đồng/1.000m2 và chi phí phân bón cao nhất là 1,885 triệu đồng/1.000m2. Cụ thể, chi phí sử dụng các loại phân trong sản xuất rau Diếp Cá như sau:

Bảng 4.11: Chi phí các loại phân trong vụ trồng rau Diếp Cá

ĐVT: 1.000 đồng/1.000m2

Khoản mục chi phí Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Phân URE 46% 184 675 408 122,4 Phân NPK 16-16-8 114 570 269 128,3 Phân DAP 18-46 288 1.360 677 227,5

Phân khác 0 250 44 67,3

Tổng 966 1.885 1.398 207,1

(Nguồn: số liệu điều tra 50 nông hộ trồng rau Diếp Cá xã Thuận An, năm 2014)

Qua Bảng 4.11 cho thấy, các khoản chi phí phân bón trung bình thì chi phí phân DAP cao nhất là 677 ngàn đồng/1.000m2 (chiếm 48,4%), kế đến chi phí phân URE là 408 ngàn đồng/1.000m2 (chiếm 29,2%), chi phí phân NPK là 269 ngàn đồng/1.000m2 (chiếm 19,2%) và cuối cùng là chi phí phân khác là 44 ngàn đồng/1.000m2 (chiếm 3,2%). Nguyên nhân có sự chênh lệch chi phí giữa các loại phân bón mà nông hộ sử dụng là do giá của các loại phân và thành phần hóa học trong phân bón khác nhau nên nông hộ lựa chọn sử dụng các loại phân và số lượng phân khác nhau.

Chi phí thuốc nông dược: thuốc nông dược là một trong những đầu vào quan trọng nhằm giúp cho rau Diếp Cá phát triển tốt, tăng năng suất và phòng trừ sâu bệnh. Tuy nhiên, do rau Diếp Cá là loại rau dễ trồng và ít bị sâu bệnh nên nông hộ chủ yếu sử dụng các loại thuốc dưỡng để kích thích rau phát triển tốt. Vì thế, chi phí thuốc nông dược trong vụ tương đối thấp. Chi phí thuốc trung bình trong vụ là 0,747 triệu đồng/1.000m2 chiếm 12,9% trong tổng chi phí sản xuất trung bình trong vụ, chi phí thuốc thấp nhất là 0,3 triệu đồng/1.000m2 và chi phí thuốc cao nhất là 1,5 triệu đồng/1.000m2.

Chi phí nhiên liệu: trong vụ sản xuất chi phí nhiên liệu chủ yếu phục vụ trong khâu bơm nước, tưới nưới, phun thuốc. Do nông hộ sử dụng máy móc - thiết bị, công cụ khác nhau nên chi phí nhiên liệu giữa các hộ cũng khác nhau. Mặt khác, do nông hộ trang bị máy móc phục vụ cho tổng diện tích. Vì thế, nông

43

hộ có diện tích càng lớn thì chi phí nhiên liệu trên 1.000m2 nhỏ hơn so với những nông hộ có diện tích canh tác ít. Qua Bảng 4.10 cho thấy, chi phí nhiên liệu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí sản xuất trong vụ. Chi phí nhiên liệu trung bình là 58 ngàn đồng/1.000m2 chiếm khoảng 1% trong tổng chi phí sản xuất trung bình trong vụ, chi phi thấp nhất là 14 ngàn đồng/1.000m2 và chi phí cao nhất là 220 ngàn đồng/1.000m2.

Chi phí lao động: nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều lao động, chính vì thế chi phí lao động chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí, chiếm 54,9% tổng chi phí sản xuất trung bình trong vụ. Đa số nông hộ chủ yếu lấy công làm lời, tận dụng hết thời gian nhàn rỗi của mình nhằm cắt giảm bớt chi phí thuê mướn lao động. Vì thế, chi phí LĐGĐ cao hơn so với chi phí lao động thuê.

Đối với LĐGĐ: trong suốt vụ sản xuất rau Diếp Cá nông hộ tham gia tất cả các khâu từ chăm sóc đến thu hoạch. Vì thế, chi phí LĐGĐ chiếm tỷ trọng rất cao, chiếm 42,7% tổng chi phí sản xuất trung bình trong vụ. Chi phí LĐGĐ trung bình trên diện tích 1.000m2 là 2,469 triệu đồng, chi phí thấp nhất là 0,594 triệu đồng và chi phí cao nhất là 3,655 triệu đồng.

Đối với lao động thuê: do nông hộ tận dụng lao động nhàn rỗi của gia đình trong các công đoạn sản xuất, vì thế nông hộ chỉ thuê mướn lao động trong khâu thu hoạch. Tuy nhiên, với những nông hộ có diện tích canh tác nhiều cần mướn thêm lao động để phụ giúp ở các công đoạn khác. Cụ thể, chi phí thuê lao động chiếm 12,2% trong tổng chi phí sản xuất trung bình trong vụ. Chi phí thuê lao động trung bình trên diện tích 1.000m2 là 0,701 triệu đồng, chi phí thấp nhất là 0,35 triệu đồng và chi phí cao nhất là 2,44 triệu đồng.

Chi phí khấu hao cơ bản: trong sản xuất rau Diếp Cá thì chi phí cơ bản ban đầu là rất cao như đã phân tích ở Bảng 4.9. Tuy nhiên, rau Diếp Cá là loại rau trồng lưu gốc nên canh tác qua nhiều năm. Chính vì thế, chi phí cơ bản ban đầu khấu hao tương đối nhỏ, chiếm 6,1% tổng chi phí sản xuất trung bình trong vụ. Cụ thể, chi phí khấu hao cơ bản trung bình trên diện tích 1.000m2 là 0,352 triệu đồng, chi phí thấp nhất là 0,056 triệu đồng và chi phí cao nhất là 2,722 triệu đồng.

Chi phí khác: ngoài các chi phí đã phân tích ở trên, thì trong vụ sản xuất rau Diếp Cá còn có các khoản chi phí khác phát sinh như: chi phí mua dây buộc và chi phí lãi vay. Tuy nhiên, chi phí khác tương đối thấp trong tổng chi phí. Đối với những nông hộ có vay vốn thì chi phí khác cao hơn những hộ không vay vốn. Cụ thể, chi phí khác chiếm 0,9% trong tổng chi phí sản xuất trong vụ. Chi phí khác trung bình là 54 ngàn đồng/1.000m2, chi phí thấp nhất là 30 ngàn đồng/1.000m2 và chi phí cao nhất là 510 ngàn đồng/1.000m2.

44

4.2.1.2 Phân tích doanh thu, lợi nhuận và thu nhập của nông hộ

Trong mô hình sản xuất rau Diếp Cá năng suất, giá bán và chi phí ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận và thu nhập. Qua điều tra 50 hộ trồng rau Diếp Cá thì lợi nhuận và thu nhập giữa các nông hộ khác nhau. Nguyên nhân do giá bán và năng suất giữa các nông hộ khác nhau. Mặt khác, do nông hộ sử dụng các đầu vào với số lượng, chủng loại và giá khác nhau nên chi phí sản xuất giữa các nông hộ khác nhau từ đó có sự chệnh lệch lợi nhuận và thu nhập giữa các nông hộ. Cụ thể, doanh thu, lợi nhuận và thu nhập của 50 nông hộ sản xuất rau Diếp Cá xã Thuận An được thống kê như sau:

Bảng 4.12: Các chỉ tiêu tài chính của nông hộ trồng rau Diếp Cá xã Thuận An ở vụ sản xuất gần nhất trên 1.000m2 Chỉ tiêu Đơn vị tính Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Giá bán 1.000 đồng/kg 3 11 6,6 Năng suất Kg/1.000m2 1.800 3.000 2.342 Doanh thu 1.000 đồng/1.000m2 7.200 28.000 15.479 Tổng chi phí 1.000 đồng/1.000m2 4.385 8.731 5.755 Tổng chi phí không có chi phí LĐGĐ 1.000 đồng/1.000m2 2.125 5.767 3.285 Lợi nhuận 1.000 đồng/1.000m2 1.346 22.073 9.700 Thu nhập 1.000 đồng/1.000m2 4.249 24.120 12.169 LĐGĐ Ngày/vụ 5,6 17,5 13,2

(Nguồn: số liệu điều tra 50 nông hộ trồng rau Diếp Cá xã Thuận An, năm 2014) Doanh thu: trong sản xuất rau Diếp Cá doanh thu chịu tác động bởi năng suất và giá bán. Doanh thu tỷ lệ thuận với năng suất và giá bán, nếu năng suất và giá bán đạt cao thì doanh thu sẽ cao và ngược lại. Qua số liệu Bảng 4.12 cho thấy, doanh thu trung bình là 15,479 triệu đồng/1.000m2, doanh thu thấp nhất là 7,2 triệu đồng/1.000m2 và doanh thu cao nhất là 28 triệu đồng/1.000m2.

Năng suất: năng suất không những phụ thuộc vào những yếu tố đầu vào được sử dụng mà còn phụ thuộc vào các yếu tố như: thời tiết, kỹ thuật, độ màu mỡ của đất, … Qua Bảng 4.12 cho thấy, năng suất trung bình là 2.342 kg/1.000m2, năng suất thấp nhất là 1.800 kg/1.000m2 và năng suất cao nhất là 3.000 kg/1.000m2. Năng suất chênh lệch khá cao giữa nông hộ đạt năng suất thấp nhất và nông hộ đạt năng suất cao nhất là 1.200 kg/1.000m2.

45

Giá bán: qua kết quả điều tra 50 hộ trồng rau Diếp Cá ở xã Thuận An thì nông hộ bán rau Diếp Cá với nhiều mức giá khác nhau. Mức giá trung bình là 6,6 ngàn đồng/kg, giá bán thấp nhất là 3 ngàn đồng/kg và giá bán cao nhất là 11

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của nông hộ sản xuất rau diếp cá ở xã thuận an, thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 50 - 57)