CỦA MÔ HÌNH
Từ những thuận lợi, khó khăn và từ kết quả hồi quy đã phân tích ở phần trên rút ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính cho nông hộ như sau:
Theo như khó khăn nông hộ đề cập cho thấy, nông hộ khó tiếp cận với tổ chức tín dụng chính thức, vì thế làm hạn chế việc đầu tư mở rộng, phát triển mô hình của nông hộ. Mặt khác, do thiếu vốn sản xuất nông hộ phải vay ở các tổ chức tín dụng phi chính thức với mức lãi suất khá cao làm giảm một phần lợi nhuận của nông hộ. Vì thế, địa phương cần quan tâm nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi để nông hộ có thể tiếp cận với các tổ chức tín dụng chính thức. Về phía nông hộ thì cần có trách nhiệm về khoản tiền vay và phương thức quản lí tài chính của mình hợp lý trong sản xuất để tạo lòng tin đối với chính quyền địa phương và các tổ chức tín dụng.
Qua kết quả phân tích hồi quy cho thấy, diện tích trồng rau Diếp Cá của nông hộ tác động cùng chiều với lợi nhuận do đó nông hộ cần mạnh dạn đầu tư mở rộng thêm mô hình. Tuy nhiên, mở rộng diện tích canh tác tốn rất nhiều chi phí (giống, máy móc - thiết bị, ...) trong khi đó vốn sản xuất của nông hộ lại thấp. Vì thế, chính quyền địa phương cần có những chính hỗ trợ đầu tư về kinh phí và liên kết với các Ngân hàng tạo điều kiện cho nông hộ tiếp cận nguồn vốn vay chính thức với thủ tục đơn giản, lãi suất ưu đãi và thời hạn hợp lý.
Chi phí thuốc trong kết quả phân tích không có ý nghĩa, vì rau Diếp Cá là loại rau dễ trồng, ít bị sâu bệnh nên sử dụng thuốc ít. Tuy nhiên, qua kết quả phân tích cho thấy nông hộ sử dụng thuốc nhiều làm chi phí thuốc cao nhưng không mang lại hiệu quả. Vì vậy, nông hộ cần thường xuyên theo dõi quá trình tăng trưởng của rau nhằm phát hiện sớm các loại sâu bệnh để kịp thời phòng trị. Bên cạnh đó, nông hộ cần sử dụng đúng liều lượng và đúng thuốc nhằm đem lại hiệu quả cao hơn.
Phân là yếu tố đầu vào quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Qua kết quả phân tích hồi quy cho thấy, giá phân đạm tăng làm cho lợi nhuận giảm. Vì vậy, địa phương cần kiểm soát giá bán phân từ các cơ sở kinh doanh phân bón trên địa bàn nhằm không để các cơ sở kinh doanh phân bón trên địa bàn tự ý tăng giá bán làm thiệt hại đến người sản xuất.
Theo như điều tra trực tiếp 50 nông hộ trồng rau Diếp Cá xã Thuận An thì nông hộ cho rằng không được cán bộ nông nghiệp tập huấn kỹ thuật canh tác, do đó nông hộ phần lớn canh tác theo kinh nghiệm tự tích lũy. Vì thế, địa phương cần phối hợp với các doanh nghiệp, công ty thuốc BVTV, cán bộ nông nghiệp
57
để tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, hội thảo, khuyến nông, ... nhằm giúp cho nông dân nắm bắt kỹ thuật canh tác, tiếp thu các kỹ thuật mới vào sản xuất hướng đến sản xuất theo VietGap từ đó xây dựng thương hiệu rau Diếp Cá xã Thuận An trên thị trường. Ngoài ra, địa phương hoặc các tổ chức nông nghiệp cần đưa ra những khuyến cáo sử dụng thuốc BVTV cũng như phân bón một cách hợp lý nhằm giảm chi phí do nông hộ sử dụng nhiều đầu vào mà không đem lại hiệu quả.
Trong khâu tiêu thụ khó khăn lớn nhất của nông hộ là do giá cả biến động (chiếm 36%). Đặc biệt, vào thời điểm thu hoạch rộ nông hộ thường bị thương lái ép giá, làm giảm lợi nhuận của nông hộ. Vì thế, nông hộ cần liên kết với các doanh nghiệp hoặc siêu thị để có những hợp đồng bao tiêu sản phẩm và cần tìm kiếm mở rộng thêm thị trường tiêu thụ rau Diếp Cá.
58
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ