Khó khăn: chăn nuôi lợn Bản cũng còn gặp nhiều khó khăn có thể kể ra: + Đường giao thông đi lại khó khăn nên người dân khó tiếp cận được

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng của lợn bản nuôi tại xã bản lầm, huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 47 - 50)

+ Đường giao thông đi lại khó khăn nên người dân khó tiếp cận được với các kiến thức chăn nuôi hiện đại.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 40

+ Đực giống quá già, ảnh hưởng đến khả năng phối giống. Thả rông lợn đực, quản lý đàn đực giống chưa tốt dẫn đến hiện tượng giao phối cận huyết nhiều làm giảm tỷ lệ sơ sinh và sức sống của lợn con, lợn chậm lớn thời gian nuôi kéo dài.

+ Chăn nuôi lợn Bản còn nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình, tập quán chăn nuôi lạc hậu, ít đầu tư, chăn nuôi vẫn chưa tập trung thành quy mô lớn nên sản phẩm tạo ra ít các sản phẩm khó tiếp cận được với thị trường bên ngoài mà chủ yếu phục vụ trong thôn bản. Đầu ra của lợn Bản chưa ổn định, chưa trở thành hàng hóa, chưa tạo thành thương hiệu, hay bị ép giá.

+ Bị cạnh tranh bởi các giống lợn cao sản khác.

- Thuận lợi:

+ Giống lợn Bản có khả năng chịu dựng kham khổ cao thích nghi tốt với điều kiện khí hậu miền núi. Lợn Bản rất ăn tạp nên dễ nuôi, mà nguồn thức ăn lại có sẵn, phong phú đặc biệt là ngô, sắn và các loại rau củ khác thuận lợi cho việc chăn nuôi lợn.

+ Lợn Bản đã được người dân nuôi từ lâu đời nên đã quen với tập quán chăn nuôi của người nông dân, không cần đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc quá cao, mà con giống lại có sẵn tại địa phương.

+ Lợn Bản là một giống quí cần được bảo tồn. Nên trong những năm gần đây rất được sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước và các nhà khoa học hỗ trợ nông dân chăn nuôi giống lợn này.

+ Chất lượng thịt lợn Bản thơm ngon được coi là đặc sản, trong những năm gần đây được thị trường rất ưa chuộng và bán với giá thành cao. Vì vậy chăn nuôi lợn Bản đang trở thành một trong những hướng phát triển kinh tế cho những vùng miền núi khó khăn.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 41

4.2. Đặc điểm sinh sản của lợn nái Bản nuôi tại xã Bản Lầm

4.2.1. Đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn Bản nuôi tại xã Bản Lầm

Chúng tôi tiến hành điều tra các đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn Bản tại Xã Bản Lầm, kết quả được thể hiện ở các bảng 4.6:

Bảng 4.6. các chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn Bản nuôi tại xã Bản Lầm

Chỉ tiêu n X ± SE (%) Cv Min Max

Tuổi động dục lần đầu (ngày) 9 262,78 ± 8,90 10,15 225 299 Tuổi phối giống lần đầu (ngày) 20 283,90 ± 10,11 15,92 240 424 Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 20 399,70 ± 10,18 11,39 353 539 Thời gian mang thai (ngày) 176 114,39 ± 0,15 1,75 108 119

Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và vị trí địa lý khác nhau cũng ảnh hưởng đến tuổi động dục lần đầu, tuổi phối giống lần đầu của lợn. Từ kết quả bảng trên cho thấy:

- Tuổi động dục lần đầu

Tuổi động dục lần đầu là tuổi của lợn nái có biểu hiện động dục lần đầu tiên. Tuổi động dục lần đầu phản ánh khả năng thành thục của lợn. Tuổi động dục lần đầu rất quan trọng trong lập kế hoạch vào làm giống, nếu tuổi động dục lần đầu sớm thì tuổi phối giống lần đầu sớm và tuổi đẻ lứa đầu cũng sẽ sớm. Tuổi động động dục lần đầu của lợn nái Bản nuôi tại xã Bản Lầm là 262,78 ngày (dao động từ 225 đến 299 ngày, khoảng 8,7tháng).

Kết quả này cao hơn so với lợn Mường Khương khi nuôi nhốt (tuổi động dục lần đầu là 6 tháng tuổi) Lê Đình Cường và cộng sự (2004) [9] và của lợn Vân Pa (230,00 ngày) Trần văn Do (2004) [14].

- Tuổi phối giống lần đầu

Tuổi phối giống lần đầu là tuổi của lợn nái lần đầu tiên phối giống, chỉ tiêu này ảnh hưởng tới năng suất sinh sản của lợn. Tuổi phối giống lần đầu

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 42

phụ thuộc vào tuổi thành thục của lợn nái. Các giống lợn khác nhau, chỉ tiêu này cũng khác nhau nhưng cần phải đảm bảo được hai yêu cầu đó là: lợn phải trải qua một đến hai lần động dục, khối lượng cơ thể phải đạt yêu cầu của giống. Tuổi phối giống lần đầu quá sớm, khi cơ thể lợn nái chưa đạt đủ khối lượng sẽ ảnh hưởng tới năng suất sinh sản của lứa đầu, nếu muộn sẽ làm giảm hiệu suất sinh sản.

Theo kết quả điều tra, tuổi phối giống lần đầu của lợn nái Bản nuôi tại xã bản Lầm 283,90 ngày, dao động trong khoảng 240 - 424 ngày và thường được phối ở lần động dục thứ 2.

Kết quả này có phần cao hơn lợn Lang Hạ Lang Cao Bằng (219,90 ngày) Từ Quang Hiển và cộng sự (2004) [27]; lợn Vân Pa (230,00 ngày) Trần Văn Do (2008) [15]; lợn Ỉ (3 tháng tuổi) Nguyễn Như Cương và cộng sự (2008) [12]; lợn Mường Khương (225 ngày) Lê Đình Cường và cộng sự (2004) [9]. Tuy nhiên thấp hơn lợn Bản Điện Biên (336,91 ngày) Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh (2010) [20]; lợn Lang Hồng (300 ngày); lợn Sóc (330 ngày) Nguyễn Thiện (2006) [31].

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng của lợn bản nuôi tại xã bản lầm, huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 47 - 50)