KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1 Tình hình chăn nuôi lợn bản ở xã Bản Lầm

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng của lợn bản nuôi tại xã bản lầm, huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 44 - 46)

- Hoạt động chăn nuô

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1 Tình hình chăn nuôi lợn bản ở xã Bản Lầm

4.1. Tình hình chăn nuôi lợn bản ở xã Bản Lầm

4.1.1. Cơ cấu phân bố

Lợn Bản chủ yếu tập trung ở các bản của người Thái và bản ở gần trung tâm xã như bản Lầm, Hiềm, Lọng, Phát, To Té, Buống và bản Khoang. Còn các bản khác số lượng nuôi không đáng kể, hiện nay đã có hai bản là bản Lầm và bản Hiềm đã nhận được sự hỗ trợ về con giống và thuốc phòng bệnh của dự án D2.

Bảng 4.3. Số lượng lợn Bản nuôi trong các nông hộ của xã Bản trong năm 2011

Tên bản Tổng số hộ (hộ) Số hộ nuôi (hộ) Tỷ lệ (%) Số lợn (con) Số con/hộ (con) Hiềm 68 55 80,88 360 6,55 To Té 40 34 85,00 175 5,15 Khoang 40 35 87,50 186 5,31 Buống 64 46 71,88 183 3,98 Lọng 32 29 90,63 145 5,00 Phát 35 30 85,71 122 4,07 Lầm 72 60 83,33 377 6,28 Tổng 351 289 82,34 1.548 5,36

Qua bảng 4.3 cho thấy, tỷ lệ nuôi lợn Bản trong các nông hộ là rất cao trên 80 %. Bản Lọng có 90,63%, bản Khoang 87,5 %, bản Phát 85,71 %, To Té 85,00 %, bản Lầm 83,33 %, bản Hiềm 80,88 %, bản Buống 71,88 % số hộ nuôi lợn Bản. Có hai bản có số con/hộ cao nhất là bản Hiềm và bản Lầm trung bình nuôi trên 6 con/ hộ. Ở những hộ thuộc các bản khác trung bình nuôi ít hơn từ 3 – 5 con/ hộ gồm: bản Buống, bản Lọng, bản To Té, bản Phát, vá bản Khoang.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 37

Cơ cấu chăn nuôi lợn Bản trong các hộ điều tra được thể hiện trong bảng 4.4:

Bảng 4.4. Cơ cấu đàn lợn Bản trong các nông hộ (n = 289 hộ)

Loại Lợn Con Tỷ lệ (%) Số con/hộ

Lợn cái 292 18,86 1,01 Lợn đực giống 9 0,58 0,03 Lợn con theo mẹ 723 46,71 2,5 Lợn thịt 524 33,85 1,81

Tổng 1.548 100 5,36

Qua bảng 4.4 ta thấy cơ cấu đàn lợn Bản tại các nông hộ như sau: cứ 33 - 35 hộ chăn nuôi lợn có một lợn đực giống. Phương thức phối giống chủ yếu là nhảy trực tiếp, việc quản lý đực giống chưa được quan tâm, lợn đực thả rông dẫn đến hiện tượng giao phối đồng huyết khá phổ biến. Các gia đình tự gây lợn nái, đực giống có thể tự túc hoặc đi mượn của hộ khác trong bản. Mỗi hộ nuôi 1 lợn nái, có hộ nuôi 2 con, lợn con theo mẹ 2,5 con/hộ, lợn thịt 1,81 con/hộ.

Lợn con sau giai đoạn bú sữa mẹ được nuôi thịt, đối với lợn thịt được thả rông nhưng có những lúc được nuôi nhốt trong chuồng. Thời gian nuôi tùy thuộc vào kinh tế, mục đích của từng hộ chăn nuôi, thường khi lợn có khối lượng khoảng 40 – 50 kg hoặc khi gia đình có việc thì chủ nuôi đem bán ngoài chợ hay giết thịt.

4.1.2. Điều kiện chuồng trại, thức ăn, vệ sinh thú y

* Điều kiện chuồng trại

Hầu hết lợn Bản được nuôi với quy mô gia đình chăn thả và bán chăn thả hoặc nuôi nhốt tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng hộ gia đình. Số lượng nuôi nhỏ từ 1 - 2 lợn nái/ hộ và 2- 4 lợn thịt. Thường quây lại nuôi nhốt dưới gầm sàn, có một số hộ đã làm chuồng nhưng mang tính tạm thời bằng tre nứa, ít có hộ chăn nuôi làm chuồng kiên cố.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 38

Bảng 4.5. Phương thức nuôi và kiểu chuồng trong chăn nuôi lợn Bản trong các nông hộ (n = 289 hộ) Chỉ tiêu Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Chăn thả 65 22,49 Bán chăn thả 146 50,52

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng của lợn bản nuôi tại xã bản lầm, huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 44 - 46)