Phương thức nuôi chăn thả

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng của lợn bản nuôi tại xã bản lầm, huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 46 - 47)

nuôi Nuôi nhốt 78 26,99 Tổng 289 100 Quây dưới gầm sàn 170 58,82 Chuồng tre, nứa 66 22,84 Kiểu chuồng

nuôi

Chuồng xây 53 18,34

Tổng 289 100

Qua điều tra chúng tôi nhận thấy có ba phương thức nuôi lợn Bản chủ yếu: - Phương thức nuôi bán chăn thả

Có 146 hộ, chiếm tỷ lệ cao nhất 50,52 %, thường được sử dụng với những hộ có diện tích đất rộng, lợn được nuôi nhốt trong một hàng rào bằng tre nứa. Lợn có thể được tự do đi lại kiếm ăn trong đó, tối lại về ngủ trong các chuồng có mái tranh, lá, tấm lợp hay dưới gầm sàn nhà, lợn có thể được cho ăn 1 – 2 bữa/ngày.

- Phương thức nuôi nhốt

Có 78 hộ chiếm tỷ lệ 26,99 %, ở phương thức này lợn được quây nhốt hoàn toàn trong chuồng có thể là dưới gầm sàn, chuồng bằng tre, nứa hay chuồng xây. Ở phương thức này lợn được chăm sóc tốt, cho ăn đầy đủ.

- Phương thức nuôi chăn thả

Có 65 hộ chiếm 22,49%, lợn được thả tự do, một ngày chỉ được cho ăn 1 bữa vào buổi chiều tối. Sau đó lợn tự tìm chỗ ngủ có thể là gầm sàn

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 39

hay các gốc cây, bụi cây.... Lợn dành nhiều thời gian trong ngày để đi kiếm ăn ngoài môi trường, chỉ đến tối mới về ăn, có những đàn thỉnh thoảng mới về nhà. Lợn nái động dục được những con đực trong đàn phối giống vì vậy có hiện tượng giao phối cận huyết. Với phương thức nuôi này, lợn có khả năng chịu kham khổ cao, chống chịu bệnh tốt, nhưng gầy yếu, chậm lớn, tỷ lệ chết cao…

Kểu chuồng nuôi đa số người dân thường quây lại nuôi lợn dưới gầm sàn 58,82 % và nếu có làm chuồng thì vẫn chủ yếu dựa vào các nguyên vật liệu có sẵn là tre, nứa 22,84 %. Chuồng trại xây kiên cố chỉ có 18,34 % .

* Thức ăn

Thức ăn nghèo chất dinh dưỡng, chủ yếu là tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp sẵn có trong gia đình như: bỗng rượu, thân cây chuối, ngô, sắn, khoai lang, cây rau rừng.... băm nhỏ trộn cám gạo hoặc là hỗn hợp vỏ trấu nghiền với ngô và sắn hòa nước vo gạo rồi cho lợn ăn. Có khi cho ăn nguyên cả bắp ngô hay củ sắn, những loại thức ăn phải mua như cám đậm đặc, bột cá, bột thịt… không được sử dụng, lợn tăng trọng chậm. Ở 4 – 6 thàng tuổi chỉ đạt 12 – 20 kg và lợn đạt khối lượng 40 – 45 kg ở 9 – 12 tháng tuổi.

* Vệ sinh phòng bệnhh

Vệ sinh phòng bệnh cho đàn lợn vẫn chưa được chú trọng, lợn không được tắm rửa và quét dọn vệ sinh, chuồng trại không che chắn cẩn thận, chăm sóc nuôi dưỡng kém, thức ăn không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, người chăn nuôi chưa có ý thức tiêm phòng vaccine cho đàn lợn nhà mình, nên khi mắc bệnh thường hay ghép với một số bệnh khác khiến cho việc chữa trị gặp rất nhiều khó khăn.

* Những thuận lợi và khó khăn khi nuôi lợn Bản

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng của lợn bản nuôi tại xã bản lầm, huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)