Tuổi phối giống lần đầu là chỉ tiêu đánh giá khả năng đẻ sớm của lợn nái, vì tuổi đẻ lứa đầu ảnh hưởng đến thời gian sinh sản của lợn nái và cũng ảnh hưởng tới chi phí trong chăn nuôi lợn. Tuổi đẻ lứa đầu, khối lượng con mẹ lúc phối giống và lứa đẻ có ảnh hưởng rõ rệt đến tính trạng số con sơ sinh/lứa và khối lượng sơ sinh/lứa Tạ Thị Bích Duyên (2003) [17]. Nếu phối giống sớm cơ thể mẹ chưa thành thục về thể vóc, cơ quan sinh sản chưa thật hoàn thiện. Do vậy, số con đẻ ra ít, còi cọc và ảnh hưởng tới sự phát triển của lợn mẹ, nếu phối muộn sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế. Thông thường người ta bỏ qua lần động dục đầu tiên và phối vào lần động dục thứ 2 hoặc thứ 3, vì lần động dục đầu tiên số lượng trứng rụng thường ít và chưa ổn định.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 21
Như vậy rút ngắn tuổi đẻ lứa đầu ở một chừng mực nào đó sẽ làm tăng thời gian sinh sản của lợn nái. Lợn nái hậu bị có thể bắt đầu động dục ở 4 hoặc 5 tháng tuổi, nhưng tuổi phối giống thích hợp là 7- 8 tháng tuổi và như vậy tuổi đẻ lứa đầu ước tính 11 - 12 tháng tuổi. Tuổi đẻ lứa đầu cao ảnh hưởng tới số con cai sữa/nái/năm vì thời gian sinh sản của lợn nái sẽ ngắn lại dẫn đến giảm số con cai sữa/nái/năm điều đó sẽ làm cho lợi nhuận/nái/năm giảm xuống Dagorn và cộng sự (1997) [42].
- Số trứng rụng
Số lượng trứng rụng tuỳ thuộc vào giống, tuổi, nồng độ hormone FSH và LH, ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng. Nếu khẩu phần thiếu protein sẽ làm giảm số trứng rụng, nhiều tác giả khuyến cáo rằng cần cho lợn nái ăn mức năng lượng cao (đặc biệt là cho ăn đầy đủ) trong vòng 7 - 10 ngày của chu kỳ động dục trước khi chịu đực cho phối giống sẽ đạt được số trứng rụng tối đa. Giới hạn cao nhất của tính trạng số lợn con/lứa là số trứng rụng trong một chu kỳ động dục, từ giới hạn này số lợn con sinh ra/lứa bị giảm là do: một số trứng không được thục tinh, một số phôi bị chết, một số con chết khi đẻ, một số lợn con chết trong giai đoạn bú sữa. Nhiều nghiên nghiên cứu cho rằng số trứng rụng trong một chu kỳ động dục chịu ảnh hưởng của mức độ cận huyết, nếu hệ số cận huyết tăng lên 10% thí số trứng rụng sẽ giảm đi 0,6 đến 0,7 trứng. Ngoài ra số trứng rụng còn liên quan số lần động dục, số trứng rụng tăng lên đáng kể trong 4 lứa đẻ đầu tiên đạt mức ổn định ở lứa đẻ thứ 6. Số lượng trứng tăng lên qua các lần động dục: ở lần động dục đầu có số trứng rụng là 10,6 trứng, lần 2 và 3 tăng lên 11,8 và 11,9 trứng. Do vậy không nên phối giống cho lợn nái hậu bị ngay lần động dục đầu, mà phối giống cho lợn nái hậu bị ở chu kỳ động dục 2 và 3 là tốt nhất. Phạm Hữu Doanh (1995) [13] dùng phương pháp phối kép có thể làm thời gian thải trứng sớm hơn và tăng số trứng rụng. Đồng thời tác giả còn cho biết ở mỗi chu kỳ động dục trứng rụng từ 15-20 trứng, có khi đến 40 trứng, trong đó số trứng rụng ở buồng bên trái nhều hơn. Ngoài ra nhiều tác giả cho rằng các giống lợn màu trắng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 22
có số trứng rụng nhiều hơn các giống lợn màu đen.
- Số lần phối và phương thức phối giống
Gordon (1997) [46] cho biết số lần phối giống trong một lần động dục ở lợn nái ảnh hưởng tới số con đẻ ra/ổ, phối đơn trong một chu kỳ động dục ở lúc động dục cao nhất có thể đạt được số con đẻ ra/ổ cao, nhưng phối hai lần trong một chu kỳ động dục làm tăng số con đẻ ra/ổ. Tác giả cũng cho rằng khi phối giống cho lợn nái trực tiếp ba lần, mỗi lần cách nhau 24 giờ tăng hơn 1,3 con/ổ so với phối hai lần. Phối giống kết hợp giữa thụ tinh nhân tạo và nhảy trực tiếp có thể làm tăng 0,5 lợn con so với phối riêng rẽ. Theo Colin (1998) [39] Phối giống bằng thụ tinh nhân tạo, tỷ lệ thụ thai và số con đẻ ra/ổ đều thấp hơn (0-10 %) so với phối giống trực tiếp.