Thời điểm thụ tinh

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng của lợn bản nuôi tại xã bản lầm, huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 30 - 31)

Thời điểm phối giống thích hợp có vai trò quyết định đến tỷ lệ thụ tinh của các trứng rụng trong chu kỳ động dục của lợn nái. Nguyễn Thiện (1998) [29] đã tổng kết công trình nghiên cứu xác định thời điểm rụng trứng và thụ tinh thích hợp nhất là phối giống tại các thời điểm: 18, 24, 30, 36, và 42 giời kể từ khi con vật bắt đầu chịu đực, tỷ lệ thụ thai lần lượt là 80%, 100%, 100%, 80% và 70% và số con đẻ ra tương ứng là: 8,20; 11,80; 10,50; 9,80; và 7,80 con, và tác giả đã đi đến kết luận: thời điểm phối giống thích hợp nhất vào lúc 24 - 30 giời tính từ giời chịu đực đầu tiên, dao động từ 15 - 45 giờ.

- Số con sơ sinh và số con cai sữa/ổ

Sơ sinh/ổ là tính tính trạng năng suất sinh sản rất quan trọng vì đây là chỉ tiêu để xác định năng suất của đàn lợn giống. Tương quan di truyền giữa tính trạng số con sơ sinh/lứa và số con sơ sinh sống/lứa là rất chặt Đặng Vũ Bình (1994) [2].

Các nghiên cứu cũng chỉ ra trong giai đoạn sơ sinh tới cai sữa là do bị mẹ đè và đói chiếm 50%, do nhiễm khuẩn chiếm 11,1%, dinh dưỡng kém

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 23

chiếm 8%, di truyền chiếm 4,5% và các nguyên nhân khác chiếm 26,4%. Tỷ lệ chết của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa tuỳ thuộc vào ngày tuổi: dưới 3 ngày tuổi 50%; 3 – 7 ngày tuổi là 18%; từ 8 – 21 ngày tuổi là 17% và từ 22 – 56 ngày tuổi tỷ lệ chết chiếm 15%.

Gaustad – Asa và cộng sư (2004) [43], cho biết mùa vụ có ảnh hưởng đến số con đẻ ra/ổ. Mùa có nhiệt độ cao là nguyên nhân làm năng suất sinh sản ở lợn nái nuôi chăn thả thấp: tỷ lệ chết ở lợn con cao, thu nhận thức ăn thấp, tăng tỷ lệ hao hụt lợn nái, tỷ lệ động dục trở lại sau cai sữa giảm và tỷ lệ thụ thai giảm. Lợn nái phối giống vào các tháng nóng có tỷ lệ thụ thai thấp, làm tăng số lần phối giống, giảm khả năng sinh sản từ 5-20%.

Lorvelec và cộng sự (1998) [50] nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng sinh sản của lợn nái Large White đã đưa ra kết luận rằng số con sơ sinh/lứa của lợn nái đẻ ra trong mùa khô, mát cao hơn 25% so với mùa lạnh, ẩm ướt. Đặng Vũ Bình (1999) [3] phân tích một số ảnh hưởng tới các tính trạng năng suất sinh sản trong một lứa đẻ của lợn nái ngoại đã kết luận nhân tố mùa vụ ảnh hưởng đến hầu hết các tính trạng trừ tính trạng số con ở 35 ngày tuổi, khối lượng toàn ổ lúc sơ sinh và khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi.

Dan và Summer (1995) [41] cũng nhận thấy ảnh hưởng của yếu tố mùa lên tỷ lệ đẻ ở 3 đàn lợn nuôi ở miền Nam Việt nam và 3 đàn lợn ở miền bắc Australia. Yếu tố mùa cũng ảnh hưởng có ý nghĩa đến tính trạng khoảng cách lứa đẻ. Tỷ lệ đẻ giảm ở mùa nóng có thể là do nhiệt độ ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch và hoạt lực của lợn đực.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng của lợn bản nuôi tại xã bản lầm, huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 30 - 31)