Để rút ngắn khoảng cách lứa đẻ ta chỉ có thể tác động bằng cách rút ngắn thời gian bú sữa và cai sữa sớm cho lợn con. Nhiều công trình nghiên cứu đã kết luận: để rút ngắn thời gian sau khi đẻ đến khi phối giống lứa tiếp theo có kết quả thì phải chăm sóc nuôi dưỡng tốt, đặc biệt là phải cai sữa sớm cho lợn con, như vậy sẽ làm tăng số con cai sữa mỗi năm/nái và làm tăng khối lượng cơ thể lợn con ở 8 tháng tuổi. Muốn cai sữa sớm cho lợn con thành công thì phải tập cho lợn con biết ăn sớm. Đây là hai vấn đề liên quan mật thiết không thể tách nhau, luôn luôn tác động thúc đẩy nhau, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản. Thức ăn tập cho lợn con ăn sớm phải là thức ăn hỗn hợp nhiều loại, thành phần và giá trị dinh dưỡng cao, mùi vị thơm ngon , dễ tiêu hóa....
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 25
Theo Cozler và cộng sự (1997) [40] cai sữa tốt nhất là khoảng 21- 28 ngày vì có lợi cho số con sơ sinh và cho con mẹ động dục trở lại nhanh, ông còn cho biết lợn nái được phối giống sau cai sữa 5 ngày có số ổ đẻ lớn hơn so với lợn nái được phối giống sau cai sữa 6- 10 ngày.
Gaustad – Asa và cộng sự (2004) [43] cho rằng thời gian nuôi con dài hay ngắn đều ảnh hưởng tỷ lệ đẻ và số con sơ sinh sống:
Thời gian nuôi con (ngày)
Khoảng cách từ cai sữa đến phối giống (ngày)
Tỷ lệ đẻ ( %)
Số con sơ sinh (con/ổ) 0 – 7 0 -10 47,4 10,2 8 – 14 0 – 10 11,7 11,7 15 -21 0 – 10 71,1 12,4 22 – 27 0 – 10 77,1 13,1 28 – 35 4 – 5 80,9 13,7
Ngày nay nhiều nước trên thế giới như: Anh, Pháp, Mỹ, Úc, cai sữa cho lợn con phổ biến ở 21 ngày tuổi do đó đã đạt chỉ số lứa đẻ/nái/năm từ 2,1 - 2,3 lứa với số lợn con cai sữa/nái/năm từ 19 - 23 con Phùng Thị Vân (2000) [37]. Như vậy thời gian cai sữa cho lợn con có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất chăn nuôi, như ảnh hưởng đến hao hụt của lợn mẹ. Do đó việc cai sữa cho lợn con trong khoảng thời gian từ 3 - 4 tuần tuổi ngày nay đã trở thành phổ biến ở các cơ sở chăn nuôi.
2.4. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
2.4.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Việc nghiên cứu và bảo bồn các giống vật nuôi bản địa cũng đang là thời sự nóng trên thế giới vì có rất nhiều loại vật nuôi bản địa biến mất do không cạnh tranh nổi về năng suất với các giống cải tiến. Nghiên cứu phát triển chăn nuôi vùng cao, vùng dân tộc thiểu số và vùng nông thôn nghèo đã được các quốc gia và tổ chức nghiên cứu khoa học quốc tế quan tâm.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 26
Viện chăn nuôi quốc tế (ILRI) đã hình thành một mạng lưới nghiên cứu cây trồng, vật nuôi (CASREN) ở 5 nước là Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Indonesia và Việt Nam nhằm nâng cao đóng góp của ngành Chăn nuôi trong hệ thống sản xuất nông nghiệp ở vùng Đông Nam châu Á.
Tổ chức SAREC, SIDA, trường Đại học Nông nghiệp Thụy Điển đã có chương trình nghiên cứu và đào tạo phát triển chăn nuôi bền vững dựa vào các nguồn gen giống gia súc bản địa và nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương, đã thu được kết quả đáng khích lệ và góp phần không nhỏ vào cho việc phát huy tối đa hiệu quả của chăn nuôi nông hộ một cách bền vững.
2.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Phạm Thanh Hoa và cộng sự (2008) [21] khi nghiên cứu về đặc điểm ngoại hình của lợn Bản nuôi tại 3 huyện Mai Sơn, Thị xã Sơn La và huyện Sông Mã đã cho rằng, đặc điểm của lợn Bản đa dạng, lợn có đầu to, mõm thẳng, dài hoặc dài vừa phải. Tai nhỏ, dựng hoặc vừa, hơi cúp, lưng võng, chân cao, bụng to nhưng không xệ sát đất. Phần lớn Lợn Bản có màu lông đen với các điểm trắng, một số ít có màu đen và một số có màu nâu pha trắng. Các điểm trắng có thể ở trán, 4 chân, vai hoặc chóp đuôi.
Theo Trần Thanh Vân và cộng sự (2005) [38], lợn Mẹo nuôi tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La được đồng bào H’Mông thuần hoá từ lâu đời, lợn chủ yếu được nuôi chăn thả tự do, chịu kham khổ cao, dễ nuôi. Lợn đạt được những chỉ số sinh sản, sinh trưởng, lợn có khoảng cách lứa đẻ 234,53 ngày; thời gian mang thai 114,26 ngày; thời gian chờ phối 7,8 ngày; thời gian cai sữa 108 ngày; khối lượng sơ sinh 0,47 kg/con; số con sơ sinh 8,72 con/ổ; số con cai sữa 7,93 con/ổ; khối lượng cai sữa 6,43 kg/con. Tỷ lệ thịt: tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ ở khối lượng từ 53,5 đến 90 kg lần lượt là: 83,6% và 72,3%.
Theo Vũ Đình Tôn và Phan Đăng Thắng (2009) [33], cho biết lợn Bản nuôi tại Hòa Bình lông đen, dài, cứng, da có màu đen tuyền, một số có đốm
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 27
trắng ở 4 chân, một số lang trắng đen. Tai lợn nhỏ tinh nhanh, chân nhỏ, dáng đi nhanh nhẹn, dũi đất và trèo đồi khoẻ. Lợn đạt được các chỉ tiêu sinh sản sau: tuổi đẻ lứa đầu 388,96 ngày; số con sơ sinh/ổ 7,33 con; số con sơ sinh sống/ổ 6,67 con; tỷ lệ sơ sinh sống 92,98%; khối lượng sơ sinh/con 0,43 kg; khối lượng sơ sinh/ổ 3,03 kg; thời gian cai sữa 86,33 ngày; số con cai sữa/ổ 5,8 con; khối lượng cai sữa/con 5,05 kg; khối lượng cai sữa/ổ 31,02 kg; tỷ lệ sống đến cai sữa/ổ 87,24%; khoảng cách giữa 2 lứa đẻ 241,04 ngày, thời gian phối giống lại sau cai sữa 40,46 ngày.
Theo Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh (2010) [20], lợn Bản nuôi tại Điện Biên có chỉ tiêu sinh sản và sinh trưởng và cho thịt như sau:
- Khả năng sinh sản: tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu lần lượt là 336,91 ngày và 451,4 ngày. Số con sơ sinh/ ổ là 5,86 con; số con cai sữa/ổ là 5,55 con. Khối lượng sơ sinh/con là 0,51 kg; khối lượng cai sữa/con và khối lượng cai sữa/ổ lần lượt là là 7,67 kg và 41,91 kg. Tỷ lệ nuôi sống đạt 96,40%. Khoảng cách lứa đẻ là 238,32 ngày.
- Khả năng sinh trưởng: khối lượng ở 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 tháng tuổi lần lượt là: 7,8; 11,15; 15,15; 19,26; 23,98; 28,41; 34,47; 39,72 và 44,95 kg.
- Khả năng cho thịt ở 12 tháng tuổi: khối lượng giết mổ là 46,08 kg; tỷ lệ móc hàm đạt 75,41%; tỷ lệ thịt xẻ là 59,27%.
Theo Lê Đình Cường và cộng sự (2006) [10] lợn Bản nuôi tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La có các chỉ tiêu về sinh sản và sinh trưởng như sau: số lứa đẻ/ năm 1,2 lứa, số con sơ sinh/ lứa 9,75 con; số con sơ sinh còn sống 8,06 con; số con cai sữa/lứa 5,4 con.
2.5. Điều kiện tự nhiên của xã Bản Lầm
2.5.1. Điều kiện địa lý
Bản Lầm là một xã vùng cao, đặc biệt khó khăn, nằm trong diện 135, thuộc huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, cách thành phố Sơn La khoảng 35 km về phía tây. Phía Đông giáp Chiềng Cọ thành phố Sơn La, phía Tây giáp xã
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 28
Nậm Ty huyện Sông Mã, phía Nam giáp xã Mường Chanh huyện Mai sơn, phía Bắc giáp Tuần Giáo – Lai Châu.
Địa hình xã Bản Lầm khá phức tạp bị chia cắt bởi các dãy núi, do đó giao thông đi lại rất khó khăn, người dân trong xã thường ít giao lưu buôn bán, trao đổi thông tin với khu vực xung quanh. Trong cơ cấu và tình hình sử dụng đất tại xã bản Lầm tính đến cuối năm 2011, đất nông nghiệp rất ít, khoảng 343,3 ha trong tổng số 6312,1 ha chiếm 5,43 %, đất lâm nghiệp 2.745 ha chiếm 43,48 %, còn lại là đất ở, ao hồ, sông suối, đường giao thông và đất chưa sử dụng chủ yếu là đồi núi chiếm diện tích lớn nhất. Đây chính là tiềm năng cho việc phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lâm nghiệp như cao su, cà phê chè... và phát triển chăn nuôi đại gia súc, các giống gia súc gia cầm địa phương.
2.5.2. Đặc điểm khí hậu
Xã Bản Lầm có khí hậu đặc trưng của khí hậu vùng núi đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Nóng ẩm vào mùa xuân, nắng nóng vào lúc giao mùa giữa mùa xuân và mùa hạ, se se lạnh vào mùa thu. Lạnh buốt vào mùa đông. Nhiệt độ không khí trung bình/năm 20,90C - 21,10C, lượng mưa trung bình năm 1.445mm, tập trung vào tháng 7 - 8. Do tình hình khô hạn kéo dài vào mùa đông nên khó tăng vụ trên diện tích canh tác, cộng với gió Tây khô nóng vào những tháng cuối mùa khô đầu mùa mưa (tháng 3 - 4) đã gây không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Sương muối, mưa đá, lũ quét cũng là những nhân tố gây bất lợi cho sản xuất, đời sống.
Điều kiện khí hậu khắc nghiệt cộng với địa hình phức tạp đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình sản xuất nông nghiệp của người dân nơi đây.
2.5.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.5.3.1. Điều kiện kinh tế