Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng của lợn bản nuôi tại xã bản lầm, huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 54 - 59)

Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa là tỷ lệ giữa số con sống đến cai sữa so với số con sinh ra còn sống, tỷ lệ này ở lợn Bản xã Bản Lầm là 90,63 % dao động từ 16,67% đến 100%. Kết quả này có phần cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Vũ Đình Tôn và Phan Đăng Thắng (2009) [33] trên lợn Bản Hòa Bình (87,24%). Nhưng lại thấp hơn so với lợn Bản Điện Biên (96,40%) Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh (2010) [20].

- Khoảng cách lứa đẻ

Khoảng cách lứa đẻ là khoảng thời gian để lợn nái hoàn thành một chu kỳ sinh sản, thời gian này kéo dài làm giảm số lứa đẻ/năm. Khoảng cách lứa đẻ chịu ảnh hưởng của 3 chỉ tiêu khác là thời gian mang thai, thời gian nuôi con và thời gian động dục trở lại sau cai sữa. Thời gian mang thai thường ổn định, thời gian động dục trở lại và thời gian nuôi con là 2 chỉ tiêu biến động lớn quyết định khoảng cách lứa đẻ.

Chỉ tiêu trên đối với đàn lợn nái Bản xã Bản Lầm là 198,90 ngày dao động trong khoảng 160 đến 308 ngày. Kết quả này nằm trong khoảng biến động của các nghiên cứu cụ thể như: lợn Mẹo Phù Yên - Sơn La (234,53

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 47

ngày) Trần Thanh Vân và cộng sự (2005) [38]; lợn Bản Hòa Bình (241,04 ngày) Vũ Đình Tôn và Phan Đăng Thắng (2009) [33]; lợn Bản Điện Biên (238,32 ngày) Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh (2010) [20]; lợn Móng Cái (170 ngày); lợn Ỉ (186 ngày) Nguyễn Thiện (2006) [31].

- Số lứa đẻ/nái/năm

Số lứa đẻ/nái/năm là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái, số lứa đẻ bị ảnh hưởng bởi khoảng cách lứa đẻ. Chỉ tiêu này của lợn nái Bản nuôi tại xã Bản Lầm là 1,88 lứa/nái/năm. Kết quả này cao hơn lợn Mẹo nuôi tại Kỳ Sơn – Nghệ An (1 – 1,5 lứa/nái/năm) Trần Thị Mai và cộng sự (2009) [54]; lợn Mường Khương (1 – 2 lứa/năm) Vũ Đình Tôn(2009) [32].

- Số con sơ sinh sống/nái/năm

Số con sơ sinh sống/nái/năm là chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái trong một năm. Là số lợn con đẻ ra sống đến 24 giờ của các lứa đẻ trong một năm của một lợn nái, phụ thộc vào số con sơ sinh sống/nái của các lứa đẻ trong năm đó. Dựa vào các nghiên về chỉ tiêu số lứa đẻ/nái/năm và số con đẻ ra/lứa có thể tính được chỉ tiêu này ở lợn nái Bản xã Bản Lầm là 11,28 con/nái/năm.

- Số con cai sữa/nái/năm:

Số con cai sữa/nái/năm là số lợn con sinh ra nuôi sống đến cai sữa của các lứa đẻ trong một năm của lợn nái, chỉ tiêu này phụ thuộc vào số con sơ sinh sống/nái/năm. Qua bảng 4.7 cho thấy lợn nái Bản xã Bản Lầm đạt 10,13 con/nái/năm, dao động trong khoảng 3,4 – 23,5 con.

4.2.2.2. Năng suất sinh sản của lợn Bản nuôi tại xã Bản Lầm qua các lứa đẻ

Theo Đặng Vũ Bình và cộng sự ( 2002) [4] cho rằng yếu tố lứa đẻ là yếu tố ảnh hưởng đến hầu hết các chỉ tiêu sinh sản. Năng suất sinh sản của lợn nái bản qua các lứa đẻ, kết quả được trình bày ở các bảng: 4.8, 4.9, 4.10 và bảng 4.11

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 48

Bảng 4.8. Các chỉ tiêu sinh sản của lợn Bản ở lứa 1

Chỉ tiêu n ± SE Cv (%)

Thời gian mang thai (ngày) 66 114,14 ± 0,23 1,67 Số con sơ sinh/ổ (con) 113 6,18 ± 0,16 28,31 Số con sơ sinh sống/ổ (con) 113 5,81 ± 0,18 33,27 Tỷ lệ sơ sinh sống (%) 113 93,80 ± 1,44 16,33 Khối lượng sơ sinh/ con (kg) 19 0,39 ± 0,01 13,95 Khối lượng sơ sinh/ ổ (kg) 19 2,32 ± 0,25 46,02 Số con cai sữa/ổ (con) 109 5,14 ± 0,20 40,21 Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) 109 89,45 ± 1,98 23,15

Bảng 4.9. Các chỉ tiêu sinh sản của lợn Bản ở lứa 2

Chỉ tiêu n

± SE Cv (%)

Thời gian mang thai (ngày) 67 114,51 ± 0,25 1,82 Số con sơ sinh/ổ (con) 68 6,31 ± 0,20 26,73 Số con sơ sinh sống/ổ (con) 68 6,13 ± 0,22 29,94 Tỷ lệ sơ sinh sống (%) 68 96,76 ± 1,30 11,07 Khối lượng sơ sinh/ con (kg) 22 0,42 ± 0,01 13,52 Khối lượng sơ sinh/ ổ (kg) 22 2,61 ± 0,17 30,88 Số con cai sữa/ổ (con) 67 5,60 ± 0,23 32,92 Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) 67 91,93 ± 1,90 16,96 Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 62 201,90 ± 4,39 17,11

X

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 49

Bảng 4.10. Các chỉ tiêu sinh sản của lợn Bản ở lứa 3

Chỉ tiêu n ± SE Cv (%)

Thời gian mang thai (ngày) 33 114,42 ± 0,37 1,87 Số con sơ sinh/ổ (con) 33 6,52 ± 0,25 21,75 Số con sơ sinh sống/ổ (con) 33 6,39 ± 0,26 23,44 Tỷ lệ sơ sinh sống (%) 33 97,95 ± 0,98 5,77 Khối lượng sơ sinh/ con (kg) 13 0,44 ± 0,01 9,96 Khối lượng sơ sinh/ ổ (kg) 13 2,66 ± 0,18 24,31 Số con cai sữa/ổ (con) 32 5,78 ± 0,29 28,38 Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) 32 91,38 ± 2,57 15,89 Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 29 192,48 ± 5,61 15,69

Bảng 4.11. Các chỉ tiêu sinh sản của lợn Bản ở lứa 4

Chỉ tiêu n ± SE Cv (%)

Thời gian mang thai (ngày) 10 115,10 ± 0,46 1,26 Số con sơ sinh/ổ (con) 10 6,00 ± 0,47 24,85 Số con sơ sinh sống/ổ (con) 10 6,00 ± 0,47 24,85 Tỷ lệ sơ sinh sống (%) 10 100,00 ± 0,00 0,00 Khối lượng sơ sinh/ con (kg) 0 - - Khối lượng sơ sinh/ ổ (kg) 0 - - Số con cai sữa/ổ (con) 9 5,56 ± 0,41 22,25 Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) 9 92,59 ± 4,90 15,87 Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 8 198,88 ± 10,40 14,79

- Số con sơ sinh/ổ:

Số con sơ sinh/ổ phụ thuộc vào số trứng rụng và sự thành thục về khả năng sinh sản của lợn nái qua các lứa đẻ, Qua theo dõi Số con sơ sinh/ổ của

X

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 50

lợn nái Bản nuôi tại xã Bản Lầm thấp nhất ở lứa 1, tăng lên ở các lứa 2 đạt cao nhất ở lứa 3 và giảm ở lứa 4. Cụ thể như sau: lứa 1 (6,18 con/ổ), lứa 2( 6,31 con/ổ), lứa 3 (6,52con/ổ), lứa 4 (6,00), khi phân tích sai khác về chỉ tiêu này giữa các lứa là không có ý nghĩa thống kê (P >0,05).

Kết quả này có phần cao hơn so với lợn nái Bản Điện Biên lứa 1 (5,78 con/ổ), lứa 2 (5,91 con/ổ), lứa 3 (5,93con/ổ) và tương đương lứa 4 (6,03 con/ổ) Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh (2010) [20]. Còn với lợn nái Bản nuôi tại Hòa Bình thấy cao hơn lứa 1(5,58 con/ổ), thấp hơn lứa 2 (6,5 con/ổ), lứa 3 (8,53 con/ổ) và lứa 4 (9,06 con/ổ) Vũ Đình Tôn và Phan Đăng Thắng (2009) [33].

- Số con sơ sinh sống/ổ

Số con sơ sinh sống/ổ phụ thuộc vào số con sơ sinh/ổ. Kết quả khảo sát trên đàn lợn nái xã Bản Lầm về chỉ tiêu này là 5,81 con/ổ ở lứa 1; lứa 2 là 6,13 con/ổ, 6,39 con/ổ ở lứa 3, lứa 4 đạt 6,00/ổ. Sai khác số con sơ sinh sống/ổ giữa các lúa đẻ không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

Kết quả này cao hơn lợn nái Bản Điên Biên ở lứa 1 (5, 69 con/ổ), lứa 2 (5,74 con/ổ), lứa 3 (5,8 con/ổ), bằng với số con ở lứa 4 (6,00 con/ổ) (Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh (2010) [20]. So với lợn nái Bản nuôi tại Hòa Bình thấy tương đương lứa 1 (5,33 con/ổ), lứa 2 (6,33 con/ổ) nhưng thấp hơn lứa 3 (7,73 con/ổ), lứa 4 (7,53 con/ổ) Vũ Đình Tôn và Phan Đăng Thắng (2009) [33].

- Tỷ lệ sơ sinh sống

Kết quả tỷ lệ sơ sinh sống của lợn Bản nuôi tại xã Bản Lầm rất cao, từ lứa 1 đến lứa 4 lần lượt đạt 93,80%; 96,76%; 97,95%; 100%. Tăng dần qua các lứa đẻ, thấp nhất là ở lứa 1 93,80% với hệ số biến động là 16,33%; cao nhất là ở lứa 4 100% số con sơ sinh sống đến 24 giờ với hệ số biến động là 0%. Như vậy chỉ tiêu này ở lứa đẻ 4 rất đồng đều giữa các cá thể. Tuy nhiên sự sai khác giữa các lứa đẻ không có ý nghĩa thống kê (P> 0,05). Kết quả của lợn Bản xã Bản Lầm có phần thấp hơn lợn bản Điện Biên ( 98,67%; 97,35%;

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 51

98,06%; 99,44% từ lứa 1 đến lứa 4) Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh (2010) [20].

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng của lợn bản nuôi tại xã bản lầm, huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 54 - 59)