Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới công tác kiể tra, đánh giá kết quả học tập của SV trong học chế tín chỉ theo hƣớng quan tâm toàn diện

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao sự hứng thú học ngoại ngữ theo học chế tín chỉ cho học sinh, sinh viên trường cao đẳng sơn la (Trang 51 - 53)

25 nhà bạn có nghe ăng cessette tiếng Anh không?

3.3.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới công tác kiể tra, đánh giá kết quả học tập của SV trong học chế tín chỉ theo hƣớng quan tâm toàn diện

quả học tập của SV trong học chế tín chỉ theo hƣớng quan tâm toàn diện đối với các kỹ năng sử dụng ngoại ngữ cho SV.

3.3.3.1. Mục đ ch của biện pháp

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV trong quá trình học nhằm thúc đẩy hoạt động học của SV, nâng cao chất lượng dạy học. Thông qua kiểm tra đánh giá SV, người QL đánh giá đúng về trình độ nhận thức của SV, giúp SV có ý thức rèn luyện, tu dưỡng phấn đấu vươn lên nhằm đạt kết quả cao trong học tập. Kiểm tra đánh giá SV theo hướng quan tâm toàn diện đối với các kỹ năng sử dụng ngoại ngữ là chú trọng cụ thể đến mục đích học, nắm vững ngoại ngữ như một công cụ giao tiếp. Nắm vững các kỹ năng giao tiếp là kết quả của hoạt động học ngoại ngữ.

3.3.3.2. Nội dung và cách thức tiến hành

- Đánh giá kết quả học tập của SV là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện, kết quả học tập của SV; thấy được những tác động và nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của GV và cán bộ QL chuyên môn; giúp SV học tập ngày càng tốt hơn, nâng cao chất lượng học tập hơn.

- Đánh giá SV dựa trên kết quả các bài kiểm tra quá trình, kiểm tra đánh giá thường xuyên qua các hoạt động chuyên cần, ý thức học tập, tự học, tự nghiên cứu, làm việc trong phòng thí nghiệm, làm việc theo cặp, nhóm…. đảm bảo kiểm tra được 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

- Đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá SV; đề kiểm tra theo xu hướng “mở”, thể hiện ở nhiều mức độ trả lời khác nhau của SV, có các câu hỏi phân

loại trình độ SV giỏi, khá, trung bình, yếu, kém và tăng cường hình thức vấn đáp và trắc nghiệm khách quan để kiểm tra sự hiểu biết của SV và cũng phù hợp với chức năng giao tiếp của bộ môn NN.

- Phương pháp và cách thức tiến hành kiểm tra đánh giá phải diễn ra trong không khí thoải mái, SV cảm thấy tự nguyện, không lo lắng hay sợ sệt.

- Các đề kiểm tra phải đảm bảo tính chính xác, có độ khó phù hợp, được vận dụng các hình thức phù hợp. Phải tiến hành kiểm tra thường xuyên việc tự học và chuẩn bị của SV.

- Thành lập ngân hàng đề thi và sử dụng đề cho mỗi bài kiểm tra ở tất cả các môn học trong các kỳ kiểm tra đánh giá.

- Thực hiện chấm bài chéo: bài kiểm tra kèm theo đáp án được phát cho GV chấm chéo, kết quả chấm thi phải được tổ trưởng chuyên môn kiểm tra, nếu thấy việc chấm thi không chính xác cho GV khác chấm lại.

- Sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá và QL kết quả học tập của SV nhất là với hình thức trắc nghiệm khách quan.

- Xử lý kết quả: làm cơ sở đánh giá xếp loại cuối kỳ, cuối năm. Việc phân loại SV chính xác giúp tổ bộ môn có kế hoạch bồi dưỡng SV giỏi và nhà trường xét học bổng cho những SV có thành tích xuất sắc.

3.3.3.3. Điều kiện để thực hiện

- Cần có một sự chỉ đạo đối với việc đổi mới quan điểm trong quản lý kiểm tra, thi và đánh giá kết quả học tập bộ môn. Nâng cao nhận thức cho cán bộ GV về mục đích, ý nghĩa, vai trò của hoạt động kiểm tra, đánh giá.

- Để tiến hành công tác kiểm tra, TBM phải chỉ đạo xây dựng, soạn thảo, in sao các biểu mẫu phiếu đánh giá xếp loại giờ dạy, biên bản kiểm tra chuyên môn…gửi các thành viên ban kiểm tra cũng như tới các GV ngay từ đầu năm học để họ nghiên cứu, học tập và tiện sử dụng khi kiểm tra, dự giờ thăm lớp. Yêu cầu biểu mẫu phải ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ ND dễ hiểu và dễ thực hiện.

- Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy và học của TBM đối với SV dù được tiến hành theo hình thức nào vẫn phải tuân thủ các điều kiện:

- Đảm bảo tính pháp lý và nguyên tắc, phải có chuẩn đánh giá thích hợp đối với từng nội dung kiểm tra, phải được tiến hành một cách bài bản theo một quy trình khoa học, thực hiện đúng theo quy chế của Bộ GD-ĐH và của nhà trường.

- Kiểm tra, đánh giá phải nằm trong toàn bộ chương trình, kế hoạch đã định đảm bảo tính linh hoạt, đồng bộ, liên tục.

- Đảm bảo chính xác, khách quan, dân chủ, công khai, công bằng, kịp thời, hiệu quả. Được tiến hành theo nhiều hình thức đa dạng để hỗ trợ cho nhau như: Kiểm tra toàn diện, kiểm tra theo chủ đề, chủ điểm, chuyên đề, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, tổ chức nhận xét, rút kinh nghiệm, tạo mọi điều kiện để GV được dự giờ đồng nghiệp của mình để nhận xét, đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá chính mình. Thêm vào đó, đánh giá đi kèm nhận xét giúp SV nhận biết những sai sót của mình về kiến thức, kỹ năng, phương pháp để SV nghiên cứu, trao đổi và tự trau dồi thêm kiến thức cho bản thân mình.

- Đảm bảo hoạt động kiểm tra cần thực hiện nghiêm túc trình tự, thủ tục từ khâu chuẩn bị kiểm tra đến khâu kết thúc kiểm tra. Uốn nắn, điều chỉnh kịp thời sau kiểm tra, tạo ra sự chuyển biến tốt sau kiểm tra. Kết thúc kiểm tra phải chỉ ra được những việc làm tốt, chưa tốt, còn thiếu sót lệch lạc trong công tác giảng dạy và học tập của CBGV, SV được kiểm tra.

- Cần xác định rõ thẩm quyền của người tham gia kiểm tra. Mọi thành viên tham gia kiểm tra và GV được kiểm tra phải có chữ ký đầy đủ vào biên bản kiểm tra.

- Hồ sơ kiểm tra chuyên môn phải được lưu giữ cẩn thận, làm cơ sở đánh giá các lần kiểm tra sau. Sau mỗi đợt kiểm tra, kết quả đánh giá, xếp loại phải được công khai đầy đủ, là căn cứ để xét thi đua và đánh giá phân loại GV. Từ đó, TBM có phương thức sử dụng bồi dưỡng GV có hiệu quả cao nhất trong công tác QL nhà trường.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao sự hứng thú học ngoại ngữ theo học chế tín chỉ cho học sinh, sinh viên trường cao đẳng sơn la (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)