Biện pháp 1: Tăng cƣờng chỉ đạo đổi mới PPDH ngoại ngữ theo học chế tín chỉ ph hợp với đối tƣợng ngƣời học trƣờng cao đẳng Sơn La

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao sự hứng thú học ngoại ngữ theo học chế tín chỉ cho học sinh, sinh viên trường cao đẳng sơn la (Trang 41 - 46)

25 nhà bạn có nghe ăng cessette tiếng Anh không?

3.3.1. Biện pháp 1: Tăng cƣờng chỉ đạo đổi mới PPDH ngoại ngữ theo học chế tín chỉ ph hợp với đối tƣợng ngƣời học trƣờng cao đẳng Sơn La

học chế tín chỉ ph hợp với đối tƣợng ngƣời học trƣờng cao đẳng Sơn La

PPGD là một hệ thống những hành động có mục đích của GV nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của SV, làm cho SV tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội nội dung bài học và nghiên cứu tìm tòi phát hiện ra nội dung mới.

3.3.1.1. Mục đ ch của biện pháp

Đổi mới cơ bản PPGD ngoại ngữ ở trường cao đẳng Sơn La. Đổi mới PPGD nhằm khơi dậy, kích thích động cơ thái độ học tập đúng đắn và ý chí quyết tâm vươn lên trong học tập của SV, đồng thời tạo động lực cho đội ngũ GV tự bồi dưỡng kiến thức về bộ môn, PPGD và kỹ năng sư phạm trên lớp. Đổi mới PPGD ngoại ngữ để tạo ra bầu không khí học tập sôi nổi, phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong học tập, mang lại trạng thái hoạt động sinh động,

việc học tập trở nên nhẹ nhàng mà kết quả học tập lại cao phù hợp đặc thù dạy học ngoại ngữ.

Lựa chọn, cải tiến PPGD là phát huy vai trò chủ đạo của thầy giáo; phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc tiếp nhận, vận dụng tri thức; giúp SV nhận thức các vấn đề đa dạng, phức tạp của cuộc sống và tự học suốt đời: Học để biết, học để làm, học để làm người, học để chung sống.

PPGD ngoại ngữ xuất phát từ bản chất của ngôn ngữ là công cụ giao tiếp và từ mục đích dạy học là nắm vững ngoại ngữ như một công cụ giao tiếp, sự thống nhất hữu cơ về mục đích, nội dung và phương pháp trên cơ sở chức năng giao tiếp là điều kiện tiên quyết cho việc dạy học NN đạt kết quả cao. Vì vậy, PPGD ngoại ngữ ở các trường CĐ và ĐH đều theo đường hướng giao tiếp và lấy người học làm trung tâm. Đường hướng này luôn căn cứ vào nội dung dạy học và có định hướng là mục tiêu. Nó đáp ứng được những nhu cầu giao tiếp qua hai kênh khẩu ngữ (nghe và nói) và bút ngữ (đọc và viết).

Những đổi mới PPGD ở bộ môn NN trường cao đẳng Sơn La chưa vượt hẳn ra ngoài quỹ đạo của các PPGD truyền thống. Đặc biệt cách sử dụng các PPGD của số đông GV chủ yếu vẫn là dùng lời nói (giảng giải, thuyết trình, đọc, hỏi…) điều đáng lưu ý hơn là GV hầu như giảng dạy theo các tài liệu có sẵn (sách giáo khoa, sách hướng dẫn…). Vì vậy để SV có thể nâng cao ý thức tự giác trong học tập NN, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện và sử dụng nhuần nhuyễn bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết từ đó nâng cao kỹ năng giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ cho SV, GV cần tích cực hơn nữa trong việc đổi mới PPDH ngoại ngữ theo học chế tín chỉ.

3.3.1.2. Nội dung và cách tiến hành

- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBGD về nhu cầu cấp thiết của việc đổi mới PPDH.

- Thành lập ban chỉ đạo đổi mới PPDH do lãnh đạo khoa phụ trách. - Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động.

- Nghiên cứu phân tích thực trạng đội ngũ GV, đặc điểm đối tượng SV. - Nghiên cứu một cách có hệ thống các kinh nghiệm thực tiễn, tổng kết và phổ biến rộng rãi đến GV.

- Phổ biến và biên soạn các tài liệu hướng dẫn giảng dạy, lập đề cương chi tiết thể hiện được PPGD mới.

- Đổi mới nội dung dạy học: lựa chọn các nội dung dạy học, hiện tượng ngữ pháp cơ bản, hiện đại, thiết thực, tinh giản, kết hợp các kỹ năng trong từng bài, từng chủ đề, tăng các hoạt động thực hành, vận dụng theo điều kiện của địa

phương và của đối tượng SV. Giảng viên cần phải sử dụng ngoại ngữ (hiện tại nhà trường chuẩn bị dạy học tiếng Anh theo học chế tín chỉ) trong quá trình giảng bài học cho sinh viên trên lớp. Đây là điều rất cần thiết cho việc học ngoại ngữ. Có thể ban đầu sinh viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí không hiểu những gì giảng viên giảng trên lớp nhưng chỉ cần có thời gian sẽ giúp cho sinh viên có thể thích nghi được và thậm chí tỏ ra thích thú khi nghe giảng viên nói tiếng Anh. Ngoài ra với cách giảng này thời gian lâu dần sinh viên sẽ rèn luyện cho mình kĩ năng nghe do được nghe ngoại ngữ thường xuyên trong giờ học. Bên cạnh đó, trong quá trình giảng bài học cho sinh viên trên lớp, giảng viên có thể lồng vào đó là những câu chuyện kể về lịch sử hoặc văn hoá của ngoại ngữ đang dạy, các phong tục, tập quán của người bản xứ, những câu chuyện vui có liên quan đến bài học Như vậy sẽ làm cho sinh viên cảm thấy thích thú và tiếp thu bài học có hiệu quả hơn. Điều này còn có một tác dụng tích cực, bởi vì học ngoại ngữ là không chỉ học về ngôn ngữ nước ấy mà thôi mà sinh viên cần hiểu luôn về phong tục, tập quán của đất nước họ.

- Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học: phối hợp một cách hợp lý dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm nhỏ, dạy học cả lớp, dạy học ở môi trường bên ngoài, đặc biệt dạy học phải triệt để sử dụng đồ dùng dạy học và tổ chức trò chơi.

+ Tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác ở các lớp học ngoại ngữ + Ứng dụng bài giảng vào thực tế cuộc sống

+ Cách sử dụng bảng phát âm chuẩn

+ Kiểm tra và chỉnh sửa kỹ năng nói cho SV + Chơi mà học trong giờ ngoại ngữ

Giảng viên cần có sự quan tâm nhiều đến việc tạo ra một tinh thần hoặc một bầu không khí sơ khởi cho lớp học. Đây là điều hết sức quan trọng, tâm trạng của sinh viên có ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiếp thu tri thức mới. Với một tâm trạng thoải mái thì sinh viên sẽ có thể tiếp thu bài tốt và nhanh hơn. Đó chính là lý do tại sao hiện nay đối với việc giảng dạy ngoại ngữ theo phương pháp mới, các nhà giáo dục khuyến khích việc trả bài bằng hình thức lồng ghép vào chơi trò chơi để học sinh vừa học vừa chơi. Trong quá trình chơi, giáo viên có thể kết hợp cho điểm nếu các em làm đúng. Như vậy các em sẽ thi đua hào hứng hơn và học tập với tâm trạng thoải mái chứ không phải nơm nớp lo sợ vì phải trả bài. Đồng thời trong quá trình học tập, khi sinh viên có dấu hiệu mệt mỏi căng thẳng vì bài học thì một mẫu chuyện vui nhỏ hay một bài hát nào đó sẽ rất có tác dụng cho sinh viên giúp sinh viên giảm bớt căng thẳng hơn để có thể tiếp tục bài học.

Giảng viên cần áp dụng nhiều hình thức giảng dạy phong phú theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên, giúp cho sinh viên có thể chủ động, tích cực hơn các trò chơi trong quá trình giảng dạy và sử dụng phương pháp đóng vai. Các trò chơi hay phương pháp đóng vai làm cho sinh viên sẽ cố gắng thực hiện mục tiêu nào đó. Giáo viên có thể dựa vào các tình huống trong sách giáo khoa hoặc có thật trong cuộc sống để tạo điều kiện cho sinh viên thực tập các bài hội thoại, trong đó việc tự mình viết ra những bài đối thoại sinh viên có thể sử dụng nhuần nhuyễn các cấu trúc câu, từ vựng, cách chia động từ. Chẳng hạn với một cấu trúc ngữ pháp mới thay vì bắt buộc sinh viên phải ghi nhớ một các máy móc giảng viên có thể cho sinh viên đàm thoại với nhau trong đó phải sử dụng mẫu câu vừa học, một sinh viên hỏi, một sinh viên trả lời. Làm như vậy vừa giúp sinh viên ghi nhớ bài dễ dàng lại vừa rèn luyện thêm kỹ năng nói ngoại ngữ cho sinh viên. Nhờ vậy dần dần SV sẽ tự tin hơn, tham gia nói nhiều hơn. Lợi ích chủ yếu của các trò chơi và phương pháp đóng vai là sinh viên đều trở thành người tham gia tích cực chứ không phải quan sát bị động. Các sinh viên có thể tự mình viết, tự mình nói, tự giải quyết vấn đề. Trò chơi là một công cụ có ích, có nhiều chức năng quan trọng phục vụ cho việc giảng dạy có hiệu quả.

Hiện nay trường cao đẳng Sơn La đã được trang bị phòng máy, phòng đa năng, nối mạng Internet, đĩa CD, VCD, DVD, tivi, đài và một số thiết bị ghi âm, quay phim, máy chiếu; đó chính là điều kiện mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học ngoại ngữ theo học chế tín chỉ của thầy và trò trường CĐSL. Công nghệ thông tin góp phần tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là truyền thụ kiến thức một chiều như kiểu truyền thống, SV được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, hợp lý hóa quá trình tự học, tự rèn luyện ngôn ngữ, phát triển các kỹ năng tiếng nghe, nói, đọc, viết và giao tiếp của bản thân mình. Đặc biệt, khi giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành, việc sử dụng các phần mềm, ngân hàng video, tranh ảnh, âm thanh... giúp cho GV có thể truyền đạt được các thuật ngữ chuyên ngành khó hiểu và khô cứng tới sinh viên một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, các phương tiện công nghệ thông tin còn có thể giúp GV và SV giải quyết những khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu, tra cứu thêm thông tin để tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tích lũy kiến thức. Điều này rất quan trọng trong cách dạy mới với tiêu chí lấy SV làm trung tâm của quá trình dạy học.

- Tạo điều kiện cho SV được tham gia đánh giá, tự đánh giá và khả năng tự quản dưới sự điều khiển của GV.

- Tổ chức hội thi GV giỏi cấp khoa, xây dựng bầu không khí phấn khởi, tích cực, nghiêm túc, tự giác sôi nổi trong tập thể GV và SV. Tích cực tổ chức hoạt động ngoại khoá mang tính đặc trưng bộ môn.

- Tiến hành chỉ đạo đổi mới PPDH theo từng bước, vững chắc liên tục từ năm này qua năm khác, giúp GV có ý thức và cách thức đổi mới PPGD sao cho đạt được hiệu quả cao nhất ở mỗi lớp, mỗi tiết dạy.

- Tổng kết, rút ra bài học quản lý, điều chỉnh các biện pháp chỉ đạo đổi mới PPDH.

3.3.1.3. Điều kiện để thực hiện

- Đổi mới PPDH phải được thực hiện trên cơ sở kế thừa và phát huy những mặt mạnh của các PPDH truyền thống, phải sử dụng phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.

- Đổi mới PPGD ngoại ngữ cần phải được tổ chức và chỉ đạo một cách có hệ thống, khoa học, đồng bộ, khả thi vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Khẳng định được quyết tâm và trách nhiệm của các cấp QLGD trong đổi mới cách dạy, cách học NN.

- Đổi mới PPGD cần quán triệt một cách sâu sắc quan điểm dạy học “lấy người học làm trung tâm”. Đổi mới phải được làm đồng bộ với việc đổi mới mục

tiêu, nội dung, hình thức bồi dưỡng GV, cách thức tổ chức dạy học, đổi mới cung cách quản lý chỉ đạo, đổi mới kiểm tra, đánh giá SV, đổi mới CSVC, trang TBDH và nó phải được làm một cách thường xuyên, liên tục.

- Xác định đổi mới PPGD ngoại ngữ là một việc làm lâu dài, phải kiên trì, làm từng bước không được nóng vội, phải ủng hộ và khuyến khích sự chủ động, năng động, sáng tạo của GV và SV, tránh áp đặt, bảo thủ, cực đoan.

- Đa dạng hóa những hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướng phát huy tài năng của cả người dạy và người học.

- Bản thân GV và SV phải tạo dựng được môi trường tiếng trong suốt quá trình dạy và học sao cho cả người dạy và người học đều thấy có nhu cầu giao tiếp bằng ngoại ngữ, biến ngoại ngữ thành công cụ làm việc hàng ngày.

- Đề xuất tăng cường CSVC phục vụ cho việc đổi mới PPDH, đảm bảo đủ phương tiện dạy học để GV có điều kiện thực hiện tối đa khả năng chuyên môn và phối hợp tốt các PPGD bộ môn.

- Đề xuất lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện cao nhất (về thời gian, CSVC và nhất là kinh phí) để các tổ nhóm tổ chức các chuyên đề, sinh hoạt ngoại khoá, tham gia dã ngoại; mời các giáo sư, chuyên gia về giảng dạy, trao đổi trực tiếp về PPGD, cách đổi mới phương pháp.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao sự hứng thú học ngoại ngữ theo học chế tín chỉ cho học sinh, sinh viên trường cao đẳng sơn la (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)