Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao sự hứng thú học ngoại ngữ theo học chế tín chỉ cho học sinh, sinh viên trường cao đẳng sơn la (Trang 55 - 56)

25 nhà bạn có nghe ăng cessette tiếng Anh không?

3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Mỗi biện pháp nêu trên đều có vị trí, tầm quan trọng và vai trò nhất định đến việc nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học NN, phát huy tinh thần học tập, sự hứng thú trong học tập của sinh viên.

Hiệu quả của các hoạt động này chỉ đạt được ở mức độ cao khi được tiến hành đồng bộ các biện pháp.

Biện pháp 1: Đây là biện pháp có vai trò quyết định, mang tính cấp thiết trong việc nâng cao chất lượng dạy học vì chỉ có đổi mới PPGD mới mang lại thành công trong HĐDH nói chung và dạy học NN nói riêng. Sử dụng biện pháp này sẽ khơi dậy và phát huy hứng thú học tập, năng lực sáng tạo, tính chủ động tích cực trong hoạt động lĩnh hội tri thức của SV và từng bước hướng dẫn SV khả năng tự học, tập dượt nghiên cứu khoa học.

Biện pháp 2: Biện pháp này thể hiện quan điểm xác định lấy người học

làm trung tâm. Giáo viên có thực hiện đổi mới PPDH tốt đến đâu mà không có học sinh phối hợp với những phương pháp, kỹ năng học phù hợp thì mục tiêu dạy học ngoại ngữ sẽ không đạt như mong muốn.

Biện pháp 3: Là bước tiếp theo của quá trình dạy học thể hiện ở biện pháp 1

và biện pháp 2. Bất cứ một công việc, một dự án, một công trình... khi được thực hiện, cuối cùng cũng phải có thẩm định, kiểm tra, đánh giá để đo lường kết quả. Thực hiện đổi mới công tác QL kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV nhằm góp phần bảo đảm và nâng cao chất lượng GD của nhà trường trong thời gian tới, thực hiện dạy thật, học thật, đánh giá thật theo đúng chất lượng thực tế.

Biện pháp 4: Đây là biện pháp cần thiết trong quá trình tổ chức dạy học,

đặc biệt là đối với bộ môn ngoại ngữ. TBDH cần phải được sử dụng hợp lý, chính xác, khoa học thì mới nâng cao được chất lượng dạy học. TBDH phục vụ cho đổi mới PPDH và nâng cao hiệu quả học tập của học sinh.

Mặc dù mỗi biện pháp nhằm một mục tiêu nhất định, song cả bốn biện pháp đều có mối liên hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau, bổ sung cho nhau, là cơ sở tiền đề cho nhau và đều cùng chung một mục tiêu cuối cùng là góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học ngoại ngữ, nâng cao sự hứng thú học ngoại ngữ cho sinh viên trường cao đẳng Sơn La.

3.5. Khảo nghiệ nhận thức về tính cần thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất

Bốn biện pháp trên với từng mục tiêu xác định, nội dung chi tiết và cách tổ chức thực hiện đã được đề xuất trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động dạy học ngoại ngữ và những đòi hỏi đổi mới nhằm nâng cao sự hứng thú học tập cho

sinh viên. Mỗi biện pháp vừa có giá trị tồn tại tương đối độc lập, vừa có quan hệ mật thiết qua lại với các biện pháp khác.

Để tiến hành khảo nghiệm chúng tôi tiến hành theo các bước: * Bước 1: Lập phiếu điều tra

- Điều tra về tính cần thiết của các biện pháp theo 3 mức: rất cần thiết, cần thiết và không cần thiết.

- Điều tra về tính khả thi của các biện pháp theo 3 mức: rất khả thi, khả thi, không khả thi.

* Bước 2: Chọn đối tượng điều tra. *Bước 3: Phát phiếu điều tra.

* Bước 4: Thu phiếu điều tra và xử lý dữ liệu.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao sự hứng thú học ngoại ngữ theo học chế tín chỉ cho học sinh, sinh viên trường cao đẳng sơn la (Trang 55 - 56)