25 nhà bạn có nghe ăng cessette tiếng Anh không?
3.3.2. Biện pháp 2: Tổ chức bồi dƣỡng phƣơng pháp, kỹ năng học ngoại ngữ theo học chế tín chỉ cho SV.
ngoại ngữ theo học chế tín chỉ cho SV.
3.3.2.1. Mục đ ch của biện pháp
Ở các tỉnh miền núi như tỉnh Sơn La, trình độ ngoại ngữ của SV rất thấp, phần lớn là do vốn kiến thức học ở phổ thông không được chú trọng; chất lượng thi tuyển sinh đầu vào rất thấp; SV không xác định rõ ràng động cơ, thái độ học tập NN. Chính vì vậy kết quả học tập chưa cao và chưa đồng đều giữa các SV trong một lớp học. Với PPGD ở ĐH như hiện nay là dạy SV cách học, cách tư duy thì việc tổ chức bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng học ngoại ngữ trở nên rất quan trọng đối với SV.
Bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng học NN để khắc phục tình trạng nhiều SV chưa có hoặc rất yếu về kỹ năng học NN đáp ứng với yêu cầu học ngoại ngữ ở bậc học CĐ, ĐH hiện nay. Làm thay đổi một cách tích cực công tác quản lý hoạt động học tập NN của SV các trường CĐ, ĐH trên địa bàn tỉnh Sơn La. Giúp SV có được sự hướng dẫn, định hướng, hỗ trợ kịp thời, đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao kiến thức, kỹ năng của bản thân, góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học NN trong các nhà trường.
Việc chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ có rất nhiều thay đổi, chẳng hạn số giờ dạy và học trên lớp theo học chế tín chỉ giảm khá nhiều so với đào tạo theo niên chế. Vì vậy để chất lượng học của SV không bị sụt giảm, đặc biệt với bộ môn ngoại ngữ cần ý thức tự học, tự tìm tòi, tự rèn luyện rất cao, bản thân mỗi SV cần phải trang bị cho mình những kỹ năng, phương pháp học chủ động, tích cực nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và sự thành công trong việc học NN.
3.3.2.2. Nội dung và cách thức tiến hành
- Tăng cường công tác quản lý giáo dục, tuyên truyền để SV có nhận thức tốt vai trò học NN, thực hiện tốt nề nếp học tập thông qua các buổi tổ chức sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn, sơ kết cuối tuần, cuối tháng, cuối học kỳ và cuối năm học.
- Lập kế hoạch cụ thể, chi tiết, và thực hiện đúng thời điểm cần thiết để tổ chức các buổi giao lưu, trao đổi giữa SV về tầm quan trọng của NN, kinh nghiệm học NN với các cán bộ, chuyên gia, GV và các thế hệ SV.
- Ngoài tuần đầu tiên học chính trị của nhà trường. Trong kế hoạch tổ bộ môn đầu năm, tổ bộ môn phổ biến tới từng SV quy chế đào tạo, chương trình đào tạo, hướng dẫn phương pháp học ĐH, phương pháp học môn NN cho SV, giúp họ chuẩn bị tốt về động cơ, thái độ học tập, tinh thần trách nhiệm trong học tập.
- Kết hợp với các đơn vị chức năng, xây dựng quy trình phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục tổ chức, các đoàn thể giám sát chặt chẽ việc học tập trên lớp và tự học NN, tự rèn luyện, xây dựng môi trường thuận lợi cho hoạt động học NN của SV.
- Đưa ứng dụng CNTT vào trong dạy học bộ môn, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của SV tạo phong trào tự học, tự nghiên cứu và rèn luyện.
- Đổi mới và bổ sung các hình thức hỗ trợ rèn luyện, thi đua khuyến khích SV học tập và nghiên cứu.
- Hình thành các nhóm học tập NN góp phần giúp SV giảm những lỗ hổng kiến thức và mang lại cơ hội thảo luận, trao đổi một cách tích cực với các thành viên trong nhóm về nội dung, kiến thức và khả năng thực hành ngôn ngữ.
- Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức học tập bộ môn. Giảng viên cố gắng tổ chức và giúp học sinh sử dụng dễ dàng các tài liệu càng nhiều càng tốt để học tập. Trong quá trình học tập thì tài liệu học tập đóng một vai trò vô cùng quan trọng bởi vì dựa vào đó sinh viên mới có thể học tập được. Giảng viên cần phải hướng dẫn để giúp sinh viên có thể sử dụng tốt các tài liệu học tập mà trước hết là giáo trình tiếng Anh mà sinh viên đang theo học. Chẳng hạn sau sách đều có tóm tắt đầy đủ những nội dung mà chúng ta sẽ học trong chương trình để giúp sinh viên tìm và tra cứu như bảng động từ hay những quy tắc biến đổi giống và số. Giảng viên có thể tự coi mình như một nguồn tài liệu linh động cho lớp học sử dụng (coi mình như một thuyết trình viên trong quá trình giảng bài, một người cố vấn về phương pháp và cách thức học tập sao cho phù hợp nhất với sinh viên). Mặc dù sách giáo khoa hay giáo trình là rất cần thiết cho sinh viên nhưng dù sao sách cũng vẫn là sách. Có những vấn đề sinh viên thắc mắc mà sách không thể giải đáp được, trong trường hợp này giáo viên cần phải cung cấp cho sinh viên những tư liệu cần thiết cho việc học tập. Khi đã tạo được không khí sinh động trong lớp học, giảng viên cũng có thể trở thành một sinh viên tham dự vào lớp học, một thành viên của lớp học trình bày các quan điểm của mình đối với các vấn đề mà mình đưa ra cho lớp giải quyết.
- Quan tâm giúp đỡ những SV có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Giảng viên cần phải có biện pháp hiệu quả đối với những sinh viên tương đối đặc biệt trong lớp. Một trong những trường hợp sinh viên đặc biệt này là sinh viên nhút nhát, ít khi dám phát biểu. Theo sự phân tích phiếu điều tra như trên, phần đông sinh viên chưa tích cực tham gia đóng góp xây dựng bài lắm mà trong khi học ngoại ngữ việc tự tin phát biểu nói nhiều tiếng Anh là việc rất cần thiết để có thể tiến bộ, việc sinh viên nhút nhát ít phát biểu làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập của sinh viên vì thụ động không phát biểu sẽ dễ dẫn đến nhàm
chán, mất hứng thú, hơn nữa nếu sinh viên cứ giữ im lặng, biết hay không biết đều không phát biểu thì giảng viên sẽ rất khó nắm bắt được tình trạng tiếp thu để có thể có những điều chỉnh cho thích hợp trong công tác giảng dạy. Điều không may là đa số sinh viên đã quen với cách tiếp thu một cách thụ động ở lớp học. Một người sợ mình nói sai, sợ nói lắp hoặc quên mất điểm quan trọng cần nhấn mạnh khi nói thì cách tốt nhất đối với họ là giữ im lặng.
Do đó, người giảng viên cần phải hết sức khéo léo trong vấn đề cư xử đối với sinh viên như thế nào để giúp họ có thể tự tin trong học tập. Cần cố gắng tạo mọi điều kiện để giúp sinh viên tự tin hơn. Trong quá trình giảng dạy công tác động viên, khuyến khích tạo mọi điều kiện để những sinh viên nhút nhát phát biểu là điều hết sức cần thiết. Đặc biệt đối với loại sinh viên này trước khi yêu cầu trả lời giảng viên cần phải cho các bạn một vài phút chuẩn bị, nếu như vậy các bạn sẽ bình tĩnh hơn và trả lời một cách tự tin hơn. Ngoài ra còn có một số trường hợp sinh viên không thích phát biểu không phải do nhút nhát mà do lười biếng không thích tham gia đóng góp xây dựng bài dù có biết hay không. Đối với những sinh viên này, giảng viên cần phải gọi thật thường xuyên, điều này bắt buộc sinh viên dù không muốn cũng phải phát biểu, dần dần sinh viên hình thành thói quen phát biểu, sinh viên biết mình phải tự làm gì nhờ đó mà trở nên tích cực hơn. Tuy nhiên, cũng có trường hợp sinh viên không giơ tay phát biểu là do thực sự không biết câu trả lời, chứ không phải do thụ động hay nhút nhát, vì vậy giảng viên phải lưu tâm đến khả năng của sinh viên mà mình gọi có trả lời của mình có thể trả lời được câu hỏi mà mình đặt ra không? Nếu câu hỏi quá khó, sinh viên không trả lời được trước mặt bao nhiêu bạn cùng lớp sẽ làm cho sinh viên ấy lúng túng hơn và về sau sẽ lại càng thiếu tự tin và thụ động hơn nữa.
Chú trọng xây dựng đội ngũ cán sự lớp là những SV học khá, có năng lực tổ chức điều hành để xây dựng nền nếp học.
- Tổ chức có hiệu quả các hoạt động tập thể, các hoạt động ngoại khóa, tạo môi trường NN, nâng cao đời sống tinh thần cho SV sẽ tạo SV có trạng thái tâm lý thoải mái, từ đó chủ động và tích cực trong học tập.
- Họp tổ bộ môn tổ chức thảo luận đưa ra các phương án bồi dưỡng kỹ năng học NN, phân công các GV hướng dẫn SV những phương pháp, hình thức học tập bộ môn trong và ngoài giờ lên lớp theo hướng tích cực, chủ động và sáng tạo. GV hướng dẫn cho SV xây dựng kế hoạch học tập, hướng dẫn phương pháp tự học, tự NCKH cho SV
+ Sinh viên cần phải biết cách học và khai thác triệt để lợi ích của giáo trình mà mình đang sử dụng: Việc làm này rất bổ ích vì định hướng được sự chú ý nghe giảng, gây thêm hứng thú cho sinh viên vì các em đã cơ bản nắm được
nội dung vấn đề, vào lớp khi giảng viên tiến hành giảng thì sinh viên sẽ tiếp thu rất dễ dàng. Điều này rất có lợi cho việc tiếp thu tri thức.
+ Trong khi học tập ngoại ngữ cần đảm bảo tính liên tục, cố gắng tiếp xúc hàng ngày với nó. Đây là điều rất quan trọng vì thực tế cho thấy nếu chỉ một thời gian ngắn không sử dụng đến nó thì sẽ rất dễ quên. Và nếu thường xuyên bị gián đoạn thì việc học tập sẽ không mang lại hiệu quả cao. Như đã nêu ở phần thực trạng, số lượng sinh viên dành thời gian học tập hàng ngày, liên tục cho môn ngoại ngữ không nhiều mà chủ yếu sinh viên lại thích theo cách khi nào có tiết mới xem lại bài thậm chí có trường hợp khi đến kì thi học phần mới ráo riết ôn luyện. Cách học này thực sự không đem lại hiệu quả cao cho người học. Do vậy trong quá trình học tập ngoại ngữ sinh viên cần phải ghi nhớ là dù không có tiết học ở lớp nhưng sinh viên cũng nên dành một ít thời gian để tiếp xúc với NN nhằm đảm bảo tính liên tục. Điều này không có nghĩa là bạn phải dùng thật nhiều thời gian cho NN, hàng ngày chỉ cần cố gắng dành một ít thời gian rảnh để xem lại một nội dung nào bất kì như động từ, bài đọc nào đó chủ yếu là để đảm bảo sự tiếp xúc thường xuyên đối với môn học này.
+ Sự kiên trì cũng rất cần thiết cho việc học NN. Sự kiên trì thể hiện ở việc sinh viên phải dành nhiều thời gian hơn cho việc tự học NN ở nhà vì theo như kết quả phiếu điều tra thì sự tự học và thời gian sinh viên dành cho việc học NN ở nhà vẫn chưa đủ và chưa đạt yêu cầu. Với thời gian học trên lớp thì sinh viên chỉ tiếp thu được những tri thức cơ bản, thời gian học tập ở nhà là thời gian sinh viên phải dùng cho việc nghiên cứu mở rộng những phần có liên quan đến nội dung bài học.
+ Đặc biệt khi học cần phải tập trung tư tưởng cao độ. Hơn nữa lúc học NN nên cố gắng nghĩ và nói bằng NN để ức chế trung khu tiếng mẹ đẻ. Khi đã có được một vùng ngoại ngữ ổn định thì sinh viên cần phải cố gắng duy trì nó bởi vì không chỉ là ngoại ngữ, một môn học rất dễ quên.
+ Chú trọng vấn đề về ghi nhớ. Sinh viên cần phải có biện pháp học sao cho có thể nhớ lâu, nhớ chính xác được những điều đã học. Để làm được điều này sinh viên có thể nhớ và vận dụng một số nguyên lý như sau:
+ Vận dụng ngũ quan để nhớ đặc biệt là nghe, đọc, nói, viết trong việc học NN. Bốn kỹ năng trên là các hoạt động chủ đạo nhất, hỗ trợ cho nhau trong việc học tập ngoại ngữ.
+ Khi nói NN sinh viên nên lưu ý là phải suy nghĩ bằng NN chứ không phải ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Việt Nam rồi dịch lại qua tiếng nước ngoài.
+ Trong một số trường hợp nhất thiết cần phải học thuộc lòng. Cần học thuộc lòng từ vựng, cấu trúc câu thì làm để sinh viên có thể vận dụng được thành thạo những từ vựng, cấu trúc câu đó.
- Sinh viên cần nhớ rõ 5 bí quyết thành công trong học tập :
1. Phải học từng bước, từ vĩ mô đến vi mô không được nóng vội, phải bắt đầu từ những cái đơn giản, những từ vựng dễ nhất đến những cấu trúc câu phức tạp.
2. Cần phải học cho chính xác. Điều này được thể hiện trước hết qua cách phát âm, khi học NN ta cần phải phát âm sao cho thật chuẩn NN đó, phải dựa vào phiên âm quốc tế, hay những băng chuẩn để lắng nghe, đọc, nói theo cho đúng.
3. Cần phải rèn luyện để đọc cho nhanh: đây là điều rất quan trọng để có thể nói lưu loát được NN, vì thực chất nói cũng là một dạng của đọc nhưng có kèm theo ngữ điệu.
4. Sinh viên cần phải học với nhiều kiểu khác nhau: một từ vựng có thể có nhiều nghĩa tùy theo tình huống, văn cảnh cụ thể. Với mỗi nghĩa chúng ta có thể tập đặt câu có sử dụng từ ngữ đó để có thể nắm vững.
5. Cần tối đa hóa khả năng học và thực hành ngoại ngữ, sử dụng ngoại ngữ ở mọi lúc mọi nơi. Tham gia vào một cuộc đàm thoại, nghe một bài hát hay xem một bộ phim bằng NN đó cũng góp phần không nhỏ giúp các bạn SV trở nên quen thuộc với môi trường tiếng từ đó hướng tới sử dụng thành thạo NN.
3.3.2.3. Điều kiện để thực hiện
- Cần phải có biện pháp quản lý chặt chẽ, cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều lực lượng giáo dục trong nhà trường và trong khoa, tổ. Kết hợp với thư viện nhà trường cung cấp đủ giáo trình và những tài liệu tham khảo của các bộ môn hỗ trợ cho SV tự học và tự nghiên cứu.
- GV chú ý bồi dưỡng cho SV về phương pháp học và tự học NN. Hàng năm tổ chức hội thảo ở các chi đoàn, Đoàn trường về phương pháp học và tự học NN. Qua hội thảo động viên khuyến khích các SV có phương pháp học tập tốt, có kinh nghiệm tự học và đạt kết quả cao trong học tập, trao đổi và phổ biến kinh nghiệm, từ đó giúp các SV tự tìm ra phương pháp học phù hợp với bản thân.
- Ban chấp hành liên chi đoàn kết hợp Đoàn TNCS và các đơn vị chức năng tổ chức tốt hoạt động văn nghệ, thể thao, tạo không khí vui tươi trong tập thể SV, từ đó các em thêm gắn bó, yêu trường, yêu nghề hơn và có ý thức học tập tốt hơn.
- Khoa, tổ chú ý tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa, tạo môi trường NN: tổ chức các câu lạc bộ NN, tin học, các cuộc thi Olympic NN song song các câu lạc bộ nghề nghiệp; chỉ dẫn SV tìm kiếm các tài liệu tham khảo NN; kết hợp trung tâm NN bồi dưỡng thêm thời lượng kiến thức để có thể thi lấy chứng chỉ quốc gia; Mở trang web học NN để tạo điều kiện cho SV trau dồi ngữ pháp, giao lưu học hỏi, phát triển trình độ, kỹ năng giao tiếp; tổ chức buổi sinh hoạt dã ngoại sử dụng NN hàng kỳ hoặc các dịp sinh hoạt đặc biệt.
- Nhà trường tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất cho việc học NN, bố trí phòng học, giờ học, trang thiết bị học tập đa dạng, phù hợp nhằm hỗ trợ SV học NN một cách hiệu quả nhất.