Kết quả phát triển kinh tế tỉnh Long An giai đoạn 2011-2015.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong giai đo ạn 2011-2015 đạt 11.5% (năm 2011 tăng trưởng 12.2%; năm 2012 tăng trưởng 10.5%; năm 2013 tăng trưởng 11%; năm 2014 tăng trưởng 11%; năm 2015 dự kiến tăng trưởng 12- 12.5%). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng khu
vực nông, lâm, thủy sản giảm từ 37.1% năm 2010 xuống còn 26.5% năm 2015; công nghiệp-xây dựng tăng từ 33.2% năm 2010 lên 42.5% năm 2015; thương mại-dịch vụ giảm từ 29.7% năm 2010 còn 31 % năm 2015. GDP bình quân đ ầu người năm 2015 ước đạt 50 triệu đồng .
Với mục tiêu đưa Long An trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020, trong thời gian tới tỉnh sẽ chú trọng thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, mang tính đột phá nhằm tái cơ cấu các ngành kinh tế trong phạm vi vùng và hội nhập quốc tế. Cụ thể, tốc độ tăng GDP vào năm 2020 phấn đấu đạt khoảng 14.5-15%; Tỷ trọng giá trị gia tăng công nghiệp trong GDP đạt 54-55%; thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lũy kế đạt khoảng 9-10 tỷ USD; giá trị xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ vào năm 2020 phấn đấu đạt khoảng 10-11 tỷ USD…
Về thu hút đầu tư và phát triển khu, cụm công nghiệp
Theo UBND tỉnh Long An (2014), lũy kế đến cuối năm 2014 tình hình đầu tư trong nước trên địa bàn tỉnh có 6.000 doanh nghiệp hoạt động với tổng vốn đăng ký 109.300 tỷđồng; đầu tư nước ngoài: tổng số dự án FDI đăng ký trên địa bàn tỉnh là 581 dự án với tổng vốn 3.788 triệu USD; trong đó 365 dự án đi vào hoạt động, chiếm 63% tổng số dự án đăng ký, với tổng vốn thực hiện 2.240 triệu USD, đạt 59% tổng vốn đăng ký. Toàn tỉnh hiện có 28 Khu công nghiệp và 32 Cụm công nghiệp, với diện tích 13.584,2 ha.
4.2.Tình hình đình công trên đ ịa bàn tỉnh Long An giai đoạn từ năm 2009-2014
Theo Liên đoàn Lao động tỉnh Long An, từ năm 2009-2014 trên địa bàn tỉnh Long An xảy ra 220 cuộc đình công. Số vụ đình công bình quân là 37 vụ/năm và năm 2011 có số vụ đình công cao nhất là 103 vụ do ảnh hưởng bởi
tình hình lạm phát nước ta ở mức cao trên 18% và công nhân đình công chủ yếu là đòi doanh nghiệp tăng lương, chủ yếu là tăng tiền lương tối thiểu vùng theo nghị định số 108/2010/NĐ-CP và đình công có tính chất lây lan, điển hình trên địa bàn huyện Đức Hòa xảy ra 53 cuộc đình công trong tháng 7 năm 2011.
Đình công theo loại hình DN: DN NNN là 59/220, chiếm 26.8%; DN có vốn đầu tư nước ngoài 161/220, chiếm 73.2%. Các doanh nghiệp của Hàn Quốc và Đài Loan chiếm phần lớn số vụ đình công (107/220) chiếm 48 .7% do các doanh nghiệp này thường là các doanh nghiệp thuộc ngành da giày, may mặc, chế biến gỗ,…
Biểu đồ 4.1: Tình hình đình công tỉnh Long An từ năm 2009-2014 theo loại hình doanh nghiệp.
Nguồn: Liên đoàn Lao động tỉnh Long An
Biểu đồ 4.2: Thống kê tổng số công nhân lao động tham gia đình công trên địa bàn tỉnh Long An từ năm 2009-2014.
1 2 39 7 9 1 14 16 64 17 29 21 0 20 40 60 80 100 120 2009 2010 2011 2012 2013 2014
DN Vốn đầu tư nước
ngoài
Nguồn: Liên đoàn Lao động tỉnh Long An
Khi xảy ra đình công tất cả công nhân trong công ty đều tham gia đình công, trừ một số ít bộ phận văn phòng không tham gia đình công. Số lượng công nhân lao động tham gia đình công ít nhất là 10 người/vụ, nhiều nhất 21.000 người/ vụ. Có những doanh nghiệp đình công xảy ra nhiều lần. Thời gian một vụ đình công thường kéo dài từ 1 đến 3 ngày, thậm chí có cuộc kéo dài tới 13 ngày.
Hầu hết, đình công xảy ra tập trung ở các huyện được tỉnh Long An tập trung phát triển công nghiệp như huyện Đức Hòa 148/220 vụ, chiếm 67%, Bến Lức 36/220 vụ, chiếm 16%, Cần Giuộc 15/220 vụ, chiếm 7%, Cần Đước 7/220 vụ, chiếm 3%, Thành Phố Tân An 10/220 vụ, chiếm 10%,… trong giai đoạn 2009-2014.
Biểu đồ 4.3: Tình hình đình công tỉnh Long An từ năm 2009-2014 phân theo địa bàn huyện, thành phố.
5,418 12,459 12,459 64,376 9,191 14,376 9,801 - 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Số công nhân
Nguồn: Liên đoàn Lao động tỉnh Long An
Nguyên nhân đình công của công nhân
Từ năm 2009-2014 trên địa bàn tỉnh Long An các công ty xảy ra đình công do các nguyên nhân sau:
Một số chủ doanh nghiệp và chuyên gia nước ngoài có thái độ, hành vi coi thường, xúc phạm danh dự và nhân phẩm người lao động, tạo nên mối quan hệ lao động giữa NSDLĐ và NLĐ ở một số DN chưa hòa đ ồng, làm cho NLĐ bức xúc nên đấu tranh để bảo vệ danh dự.
Lương, thưởng: công ty chậm trả lương cho NLĐ, chậm điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng theo quy định Chính Phủ, chế độ nâng bậc lương, xây dựng thang bảng lương, tiền thưởng các ngày lễ, Tết, tiền thưởng năng suất, tiền làm thêm giờ, tiền phụ cấp ca đêm, phụ cấp độc hại đối với người lao động,..
Một số chủ doanh nghiệp định mức lao động quá cao dẫn đến người lao động thường xuyên làm thêm giờ so với quy định, tăng ca liên tục trong thời gian
67.3% 16.4% 16.4% 6.8% 3.2% 0.5% 4.5% 0.9% 0.5% Đức Hòa Bến Lức Cần Giuộc Cần Đước Thạnh Hoá Tân An Thủ Thừa Châu Thành
dài, dẫn đến người lao động không có thời gian nghỉngơi để tái tạo sức lao động, người lao động không có điều kiện để học tập, sinh hoạt và quan hệ xã hội khác.
Điều kiện làm việc của NLĐ ở một số DN chưa đảm bảo tốt, chế độ trang bịphương tiện bảo hộlao động không đầy đủ.
Kỷ luật, sa thải người lao động trái quy định pháp luật: chưa chứng minh được lỗi của người lao động, chấm dứt hợp đồng chưa đúng trình tự pháp luật; quy định nội quy công ty trái pháp luật như quy định thời gian, số lượng đi vệ sinh cá nhân.
Một số doanh nghiệp vi phạm thời gian thử việc, không ký hợp đồng lao động, thời gian nghỉngơi,...
Công ty không tổ chức tham quan du lịch, chất lượng bửa ăn giữa ca kém chất lượng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phụ cấp đi lại, phụ cấp nhà trọ, tiền chuyên cần, vi phạm quy định chế độ nghỉ phép năm ( theo ngành nghề nặng nhọc, độc hại), không đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động,…
Kết quả giải quyết các vụ đình công tại tỉnh Long An thời gian qua
Các vụđình công trên địa bàn tỉnh Long An trong những năm qua đều bất hợp pháp không theo đúng trình tự quy định của pháp luật, nên việc giải quyết đình công theo đúng quy định pháp luật trên thực tế là không thực hiện được. Nhằm hạn chế và giải quyết đình công. UBND tỉnh Long An đã ban hành quyết định số21/QĐ-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2009 về việc thành lập Ban chỉđạo và Tổ công tác liên ngành giải quyết đình công ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và quyết định ban hành Quy chế làm việc Ban chỉđạo giải quyết các vụđình công không theo trình tự quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh Long An.
Khi xảy ra đình công không theo trình tự quy định của pháp luật lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thì huyện, thành phố tổ chức ngay Đoàn công tác gồm Phòng LĐTB&XH, Liên đoàn Lao động, Công an, các đoàn thể,..chính quyền địa phương và Công an xã, phường, thị trấn đến nơi đang xảy ra đình công để tuyên truyền vận động NLĐ ổn định tình hình an ninh trật tự, hướng dẫn và yêu cầu các bên tranh chấp thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ theo quy định của Pháp luật Lao động; đề nghịphương án giải quyết để giúp các bên thương lượng, thỏa thuận nhằm nhanh chóng ổn định sản xuất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ. Trường hợp nảy sinh tình huống quá phức tạp thì Đoàn công tác báo cáo ngay với Ban Chỉ đạo giải quyết đình công cấp tỉnh để chỉđạo trực tiếp và kịp thời.
Kết quả giải quyết các vụ đình công: 100% các vụ đình công những năm qua được hòa giải thành. Trong đó, hầu hết các vụ phần thắng thuộc về NLĐ, phía NSDLĐ phải thực hiện 100% hoặc phần lớn yêu sách của cuộc đình công.
Tóm tắt chương 4:
Trong chương 4 đã trình bày điều kiện tự nhiên của tỉnh Long An gồm: vị trí địa lý, thực trạng lao động, kết quả phát triển kinh tế tỉnh Long An giai đoạn 2011-2015, thu hút đầu tư và phát triển khu, cụm công nghiệp; tình hình đình công, kết quả giải quyết đình công trên đ ịa bàn tỉnh Long An giai đoạn từ năm 2009-2014.
CHƯƠNG 5