a. Estimation terminated at iteration number 5 because parameter estimates changed by less than 001.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Chương này trình bày sẽ trình bày kết luận nghiên cứu, trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị chính sách, một số hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.
6.1. Kết luận:
Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đình công của công nhân trong DN NNN và DN có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Long An”, được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đình công của công nhân. Nghiên cứu thực hiện thông qua hai giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia. Kết quả nghiên cứu định tính kết hợp với những mô hình khác nhằm đưa ra mô hình nghiên cứu ban đầu, nghiên cứu này tham khảo các nghiên cứu trước của tác giả Jan Jung-Min Sunoo (2007), Lê Thanh Hà (2008), Đỗ Thị Vân Anh (2010), Vũ H ữu Tuyên (2012), Nguyễn Thị Hiếu (2012), Ke (2013), Odhong &Omolo (2014), Vương Vĩnh Hiệp (2014).
Nghiên cứu định lượng được thực hiện gồm 6 yếu tố, có 26 biến quan sát sử dụng thang đo Likert 5 điểm. Số lượng bảng câu hỏi hợp lệ cho nghiên cứu định lượng là 200 bảng được khảo sát 100 doanh nghiệp đã xảy ra đình công và 100 doanh nghiệp chưa xảy ra đình công.
Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 21.0 với một số công cụ chủ yếu như thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo thông
qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy Binary Logistic.
Kết quả phân tích cho thấy, mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất ban đầu có 6 nhân tố gồm 26 biến sau khi đánh giá độ tin cậy thang đo, 4 lần phân tích nhân tố khám phá (EFA) loại 4 biến không đạt yêu cầu thì còn lại có 5 nhân tố gồm 22 biến. Tổng phương sai trích = 71.743%, cho biết 5 nhân tố này giải thích được 71.743% biến thiên của dữ liệu và tỷ lệ dự đoán đúng của toàn mô hình là 75.5%. Mức độ quan trọng được sắp xếp theo thứ tự giảm dần lần lượt: X1: Tiền lương, thưởng, phúc lợi; X2: Lãnh đ ạo; X3: Hiểu biết pháp luật của NLĐ; X4: Hoạt động của tổ chức công đoàn; X5: Điều kiện làm việc;
Bằng phương pháp phân tích hồi quy Binary logistic cho thấy trong 5 nhân tố gồm 22 biến độc lập đưa vào mô hình, thì có 3 nhân t ố: X1:Tiền lương, thưởng, phúc lợi; X2: Lãnh đạo; X3: hiểu biết pháp luật của người lao động, có 17 biến độc lập có ý nghĩa tác đ ộng đến xác suất xảy ra đình công c ủa công nhân.
Qua kết quả phân tích của nghiên cứu này hy vọng sẽ góp một phần nhỏ tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đình công. Đ ồng thời đề xuất các giải pháp để hạn chế các cuộc đình công của công nhân, nhằm xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong DN NNN và DN có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Long An thời gian tới.