5 Thực hiện, áp dụng các hình thức
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu, có thể thấy được luận văn đã hoàn thành mục đích và nhiệm vụ đặt ra. Tác giả luận văn xin rút ra một số kết luận và kiến nghị sau:
Giáo dục tiểu học được coi là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững giúp cho học sinh học lên các cấp học trên. Việc phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học có vai trò, ý nghĩa to lớn, quyết định tới chất lượng giáo dục tiểu học.
Từ thực tiễn giáo dục tiểu học ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh cho thấy thực trạng đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học trong những năm qua đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản công tác quản lý giáo dục. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt trong giai đoạn 2011-2020 thì vấn đề quản lý nhà trường nói chung, quản lý trường tiểu học nói riêng còn nhiều vấn đề cần phải điều chỉnh, thay đổi, phát triển về năng lực quản lý, phẩm chất đạo đức, trình độ, kiến thức xã hội...
Để khắc phục những tồn tại đã nêu trong luận văn, cần thiết phải có những giải pháp cụ thể nhằm phát triển đội ngũ cán bộ quản lý huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh hoàn thiện hơn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của huyện nhà.
Với cách đặt vấn đề như trên, luận văn đã đề xuất 6 giải pháp phát triển đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Các giải pháp đưa ra bước đầu lấy ý kiến đánh giá của những người liên quan, với đa số ý kiến cho rằng cần thiết và khả thi trong điền kiện cụ thể của huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Mỗi giải pháp đã nêu trong luận văn có một vị trí, chức năng khác nhau, song có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ nhau. Để các giải pháp đó được thực thi và có hiệu quả, cần có sự chỉ đạo
của cấp trên, sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của bản thân các đồng chí CBQL ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện.
2. Kiến nghị