Điều kiện xã hội, văn hoá huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh (Trang 42 - 43)

Năm 2010 dân số của huyện có 170.000 người, với lực lượng lao động 79.000 người. Đây là nguồn lực rất quan trọng góp phần phát triển kinh tế xã hội nhưng đồng thời cũng là áp lực cho vấn đề xã hội đặc biệt là việc làm.

Vùng đất cổ được hình thành với tên gọi “Cẩm Xuyên’’ từ năm 1841. Gắn liền, xuyên suốt trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhân dân huyện Cẩm Xuyên với lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự lực tự cường trong lịch sử đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, nơi đây đã sản sinh và nuôi dưỡng nhiều người con ưu tú, viết nên trang sử quê hương rạng rỡ như cụ Nguyễn Biên (thế kỷ 14), đô đốc Dương Văn Tào (quê tổng Mỹ Duệ), Nguyễn Tiến Lâm; thời chống Pháp có Nguyễn Đình Bồng ở làng Vân Đồn (xã Cẩm Hưng) đã tổ chức đội ngũ, rèn đúc gươm giáo, tập luyện quân sự, đem quân tham gia vây thành và nhất quyết kháng chiến đến cùng; hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của cụ Phan Đình Phùng, Dương Xuân Dừ ở làng Lỗ Khê (xã Cẩm Nam) con một nhà nho nghèo đã lập nhiều chiến công, được phong đề đốc chỉ huy “quân thứ Cẩm Xuyên” một trong 15 quân thứ của Phan Đình Phùng. Đặc biệt, mảnh đất này cũng chính là nơi sinh ra và nuôi dưỡng nhà cách mạng tiền bối trong đó có cố Tổng bí thư Hà Huy Tập. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhân dân huyện Cẩm Xuyên lại một lòng một dạ theo cách mạng, hi sinh xương máu để giải phóng quê hương, giải phóng đất nước theo tiếng gọi của Đảng và Bác Hồ. Người dân Cẩm Xuyên không chỉ gan dạ, dũng cảm trong đấu tranh chống kẻ thù xâm lược mà còn có tiếng hiếu học và thông minh sâng tạo, đã có những người học giỏi đậu đạt cao, như ông Võ Phương Trứ quê ở làng Phương Phong (xã Cẩm Duệ) đậu giải Nguyên thời nhà Nguyễn; thời Pháp thuộc có nhiều người đậu Tú tài. Ngày nay, nhiều con em trong huyện đã tốt nghiệp đại học, trên đại học và giữ nhiều trọng trách quan trọng ở Trung ương, địa phương trong và ngoài huyện.

Với lịch sử văn hiến, truyền thống cách mạng, người dân Cẩm Xuyên hiếu học, cần cù sáng tạo, có ý chí tự lực tự cường, đoàn kết thương yêu đùm

bọc lẫn nhau khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành quả đạt được trong lao động sản xuất chính là giá trị văn hoá để Cẩm Xuyên có động lực phát triển mạnh nền kinh tế, văn hoá xã hội, giáo dục đào tạo trong thời kì Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh (Trang 42 - 43)