8. Bố cục của khoá luận
2.2.1.2.2. Vườn quốc gia Tam Đảo
Là một vườn quốc gia nằm trọn trên dãy núi Tam Đảo, một dãy núi lớn dài trên 80km, rộng 10 đến 15km, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Vườn trải rộng trên ba tỉnh huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc, huyện Đại Từ, Thái Nguyên, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang, vườn quốc gia Tam Đảo được
thành lập năm 1996 trực thuộc bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn nay thuộc cục Kiểm Lâm quản lý.
Vườn quốc gia Tam Đảo có 1.282 loài thực vật trong đó có nhiều loài điển hình của vùng cận nhiệt đới, có 42 loài đặc hữu và 64 loài quý hiếm cần được bảo tồn và bảo vệ. Ngoài ra vườn cũng có 163 loài động vật thuộc 158 họ và 39 bộ trong 5 lớp là : thú, chim, côn trùng, bò sát, ếch nhái.
Vườn quốc gia Tam Đảo là nơi tham quan, ngắm cảnh, vừa là nơi nghiên cứu khoa học với hệ sinh thái nhiệt đới và á nhiệt đới. Vườn quốc gia Tam Đảo tạo ra một không gian hài hoà, phong phú cảnh sắc, môi trường trong lành rất phù hợp cho loại hình du lịch sinh thái tự nhiên.
Trong vườn quốc gia có nhiều địa danh thích hợp cho nghỉ mát, du lịch như Thác Bạc, đền Mẫu Bà Chúa Thượng Ngàn, cầu Đái Tuyết, Am Gió Thang Mây, cột phát sóng truyền hình ở độ cao trên 1.200m.
* Bướm và chim rừng Tam Đảo – nếu chưa một lần được thấy
Đã bao giờ bạn trông thấy hàng vạn con bướm chập chờn bay như một đám mây lớn, tràn lan bên sườn núi hay chưa? Ngay trước mắt, trên đỉnh đầu, hai bờ vai, hai cách tay và sau lưng mình toàn bướm là bướm. Đó là những giây phút không phải là hiếm thấy trên núi Tam Đảo. Có thể đó là từ trong một hẻm suối ngay bên đường chập chờn bay ra một, hai, ba rồi ào ạt cả hàng trăm cánh bướm nối nhau tràn ra. Những chiếc cánh sặc sỡ, bồng bềnh nối đuôi nhau xếp thành một sợi dây mỏng manh trôi mãi, trôi mãi sang cánh rừng trước mặt. Cũng có thể từ tít xa ở sườn núi bên kia, một đám mây nhỏ các cánh bướm nhấp nhô vờn bay giữa không trung trông như một vũ điệu hồn nhiên, quấn quýt của những linh hồn tiên nữ mộng du, bất định, vô thường đến hoang mang. Có thể đấy chỉ là một cánh bướm đơn độc rung rinh đậu trên nụ hoa rừng, khoe ra các đốm màu tươi thắm như nhung, vẽ theo những đường nét vừa cân đối vừa ngẫu nhiên lại vừa hài hoà đến mức chẳng hoạ sỹ nào có thể nghĩ ra được, và lạ thay hình như ai cũng đều bảo rằng đã bỗng
Nếu đã một lần được ngắm các đám mây bướm chập chờn giữa tinh không, có lẽ các bạn cũng mơ hồ cảm thấy một cái gì đó vẩn vơ như hồn bướm mơ tiên, khác hẳn cánh bay đầy chủ định của các đám chim trời. Phải chăng mỗi kiếp bướm có vương vấn mang theo một chút linh hồn ai đó lang thang? Còn trong con mắt của các chuyên gia sinh thái thì ở đâu có nhiều bướm bay thì ở đó cỏ cây và không khí còn đủ trong lành, đó là dấu hiệu của thiên nhiên còn ít bị ô nhiễm, tạp khuẩn.
Không chỉ nổi tiếng về nhiều loài bướm ở Tam Đảo còn có rất nhiều loài chim. Theo các nhà nghiên cứu thì riêng trong rừng Tam Đảo có tới hơn 230 giống chim thuộc về 15 bộ khác nhau, riêng trong bộ sẻ ở Tam Đảo đã có hơn 140 giống chim thuộc về 19 họ khác nhau. Vào các ngày tháng tám, tháng chín khắp trong các cánh rừng, ríu rít chim đậu kín các ngọn cây cao. Đây là mùa cây rừng kết trái, ven rừng nhao nhác những đàn chào mào, vào sâu chút nữa ngẩng lên cao là thấy cu rúc mỏ xanh, tít trên cao là những đàn giẻ cùi đỏ như ớt, cái đuôi dài cong vút đong đưa trong nắng, còn có nhiều loại chim vừa lạ, vừa đẹp mà ngay cả những người quen đi rừng cũng chẳng biết tên. Có loại thì ăn quả chín, có loài lại tìm sâu bọ nhung nhúc trong các chùm hoa trên cành và trong các chùm quả chín rữa nát trên nền cỏ dại.
Vào những lúc nắng lên và khi chiều xuống, các đàn chim lớn nhỏ dào dạt bay đi bay về kêu hót vang vang, còn chim sẻ thì bu đầy trên các mái nhà, chim sâu nhảy cả vào các chậu hoa đặt trên cửa sổ để mà chổng đuôi lên tìm mồi. Còn vào lúc đầu đông, ngang trời Tam Đảo chấp chới những đàn chim lớn từ phương Bắc mải miết bay. Đó là các loài chim di trú tìm về tránh rét, có đàn chỉ bay qua, có đàn sà xuống nghỉ chân, chỉ có một vài loài lấy rừng Tam Đảo làm chỗ tạm trú.
Đất lành chim đậu, mấy năm gần đây chim rừng Tam Đảo lại đông đúc như xưa, hàng đàn vẹt ríu ran, rồi khứu, tu hú tranh ăn râm ran trên các tán cây. Quanh vườn, đâu đâu cũng thấy sáo sậu, mỏ cầy, vòi voi nhấp nhỉnh nhảy qua nhảy lại từ cành này sang cành khác. Còn ven các hồ nước, nơi chân núi
hay ven rừng thì cò, vạc, sâm cầm bay về thường xuyên, còn lúc vào trời trong ngẩng đầu lên là thấy từng đàn diều hâu lặng lẽ lượn vòng trên không trung.
Mọi người thường được dẫn đi để chiêm ngưỡng các loài chim trong rừng nguyên sinh và các tràm chim ở Tam Đảo - Vĩnh Phúc, Cúc Phương - Ninh Bình, Xuân Thuỷ - Nam Định, Bạch Mã - Huế... theo lịch trình vạch sẵn thì tại mỗi địa điểm, du khách thường chỉ dừng lại một ngày một đêm, tại Cúc Phương cũng chỉ có hai ngày hai đêm nhưng riêng ở Tam Đảo người ta dừng hẳn cả ba ngày hai đêm để mà vào rừng nhìn ngắm đủ các loài chim.
* Những con suối dọc, ngang núi rừng
Trong lớp lớp rừng già, trập trùng núi vực thì các con suối dọc ngang được coi như mạch sống, là huyết quản, là đường ngõ phố phường. Mỗi khúc suối có một hình hài, một đặc điểm không thể nào lẫn lộn, vì thế người đi rừng dựa vào đó mà tự đặt với nhau thành những cái tên lạ lùng nhưng cũng dễ nhận biết. Chẳng hạn như cùng là một con suối, khúc gần chân núi gọi là cửa suối, lên trên một chút gọi là khúc Ria Ranh, còn khúc trên nữa lại được gọi là Các Giăng, có một khúc suối nhỏ được gọi là Máng Con, chảy đến dưới mỏm toàn đồi Toàn Quyền thì có tên là suối Toàn Quyền. Bên trên một đoạn có khúc suối lặng thì gọi đó là suối Gốc Vả vì trên bờ suối trước kia có một gốc cây vả rất to nhưng đến nay đã mất. Cũng có những con suối đến nay không có nguồn gốc như suối Bùa, suối Trù Đạo, suối Mặt Trâu... có khi mấy nhánh suối hợp lại thành một con suối to đang tràn trề đổ xuống theo thân núi thì lại bỗng nhiên tách ra thành hai, ba nhánh. Mỗi khúc suối lại thường có những khoảng nước sâu tạo thành các vũng phẳng, rộng như mặt ao có rất nhiều cá càng xuống thấp độ dốc càng ít đi và vì thế càng có nhiều vũng hơn.
Vào những ngày mùa hè, nước suối lạnh mát, thế nhưng ít ai biết rằng vào những ngày giá rét nước suối lại ấm áp lạ thường, thì ra tất cả là nhờ những mạch nước nóng chảy sâu bên trong lòng núi tạo thành một mạng lưới
suối mà đi, chỉ cần nhìn vào cây rừng là biết đang ở độ cao nào, nếu thấy các cành chuối rừng nằm lại phía sau nhường chỗ cho rừng sặt là có thể biết chỗ mình đang lên có độ cao 700-800m, ở đâu có đám đỗ quyên dày đặc kết thành những tán rộng bằng cái chiếu thì ở đó độ cao ít nhất cũng là 900m trở lên.
Hai bên bờ suối có rất nhiều loại cây nổi tiếng như cây chè tuyết nổi tiếng rất ngon, có rừng trám già nhưng đặc biệt nhất các dòng suối ở Tam Đảo có nhiều loài cá rất lạ như: Cá chép mồm loe, các chiêm, trạch suối, cá bống, các nheo trơn, cá bò...
Tất cả những con suối, những loại tiêu biểu rất riêng của núi rừng Tam Đảo sẽ tạo vẻ đẹp tô điểm núi rừng và cảnh quan nơi đây làm cho du khách được chiêm ngưỡng, được tận hưởng và thoả thuê, no đầy để rồi khi ra về trong lòng vẫn thấy hân hoan hạnh phúc.
2.2.2. Du lịch nhân văn ở huyện Tam Đảo
2.2.2.1. Tiềm năng
Bên cạnh tiềm năng du lịch tự nhiên, du lịch nghỉ dưỡng Tam Đảo còn có tiềm năng du lịch nhân văn rất lớn. Đây là huyện có hệ thống di tích tương đối dày đặc và phong phú, khá tiêu biểu đậm đà bản sắc dân tộc bao gồm cả một hệ thống di sản văn hoá vật thể với 110 di tích các loại gồm: 27 đình, 34 đền, 35 chùa, 8 lăng miếu, 5 di tích cách mạng, 1 di tích lưu niệm Bác Hồ,1 thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên bao gồm Thiền Viện tăng được hoàn thiện và Thiền Viện ni đang được xây dựng với kiến trúc tuyệt đẹp. Trong đó có khu di tích, danh thắng Tây Thiên được xếp hạng cấp quốc gia với 5 di tích lớn nhỏ, có 10 di tích được xếp hạng cấp tỉnh.
Xét về quy mô đa phần các di tích ở Tam Đảo có quy mô nhỏ, kiến trúc không quá phức tạp cầu kỳ như các kiến trúc gỗ vùng đồng bằng nhưng giá trị của di tích cao, có ý nghĩa sâu sắc, có tính mở rộng, phổ biến chứa đựng tiềm năng du lịch văn hoá, tâm linh, du lịch hoài niệm, lịch sử rất lớn.
Các di tích lịch sử cũng là thế mạnh về tài nguyên du lịch ở Tam Đảo, trên địa bàn có các điểm di tích, lịch sử như: Khu nhà Rông, nơi đây Bác đã
đến thăm và làm việc tại tỉnh Vĩnh Phúc, hầm “tác chiến thất” của đại tướng Võ Nguyên Giáp, khu đồn binh Nhật ghi đậm dấu ấn chiến công các chiến sỹ có ý nghĩa giáo dục truyền thống cách mạng rất sâu sắc. Đây cũng là một thế mạnh về tài nguyên du lịch của Tam Đảo.
Ngoài ra Tam Đảo còn có nhiều nét đặc sắc của các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn huyện như: Văn hoá của đồng bào dân tộc Sán Dìu với hát giao duyên, hát soọng cô, văn hoá ẩm thực đặc trưng của người dân địa phương, các làng nghề thủ công truyền thống có khả năng tạo ra những sản phẩm hàng hoá vật chất và tinh thần phong phú phục vụ cho du lịch, đặc biệt hàng năm huyện có lễ hội Tây Thiên được tổ chức vào ngày 15/ 2 âm lịch thu hút hàng vạn du khách đến với vùng đất này. Đó là những lợi thế, tiềm năng về nguồn tài nguyên quý giá, là cơ sở vững chắc để Tam Đảo xây dựng, phát triển kinh tế du lịch bền vững.
2.2.2.2. Các điểm du lịch tiêu biểu
2.2.2.2.1. Các di tích lịch sử, văn hoá cách mạng *Di tích trận đánh đồn binh Nhật (7-1945)
Ngày 16/7/1945, đơn vị Việt Nam giải phóng quân mang tên Phạm Hồng Thái đã phối hợp cùng cơ sở lực lượng bảo an binh với sự tham gia, ủng hộ của quần chúng nhân dân đã tiến hành một cuộc tập kích táo bạo, bất ngờ căn cứ của quân Nhật trên khu nghỉ mát Tam Đảo, tiêu diệt toàn đồn binh Nhật và giải phóng hàng trăm tù nhân người Việt và người Pháp đang bị giam cầm, quản thúc. Trận đánh tạo được tiếng vang lớn mang nhiều ý nghĩa và bài học quan trọng... Hiện di tích của trận đánh này còn lại là một lô cốt nổi hình trụ lục giác, nằm phía sau khách sạn Ngôi Sao.
*Di tích sở chỉ huy chiến dịch Trần Hưng Đạo của đại tướng Võ Nguyên Giáp (1950-1951)
Từ ngày 15/12/1950 đến 16/1/1951, Tam Đảo được chọn là nơi tổng hành dinh sở chỉ huy của đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Trần
đã trực tiếp ra những mệnh lệnh chỉ huy, góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến dịch này. Hiện nay di tích sở chỉ huy chiến dịch chỉ còn căn hầm đã bị vùi lấp trong khu biệt thự của toàn quyền Đông Dương cũ.
* Hệ thống di tích hầm chỉ huy của bộ chính trị trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
Vào đầu những năm 60 của thế kỷ 20, khi đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, trung ương đã chọn Tam Đảo để xây dựng hệ thống hầm trú ẩn gồm có 5 hầm:
Hầm số 1 nằm trong khuôn viên biệt thự 18A, hầm số 2 nằm trong khuôn viên biệt thự 18B, hầm số 3 nằm trong khu nhà gỗ nay là khu vực nhà Rông, hầm số 4 nằm phía sau khách sạn Ngôi Sao cách vị trí đồn Nhật khoảng 20m, hầm số 5 nằm cạnh nhà nghỉ Công Đoàn cũ.
* Di tích Hồ Chí Minh đặt chân tới làm việc và nghỉ
Bác đã có ba lần về khu nghỉ mát Tam Đảo, lần thứ 1 vào ngày 19/5 /1955 Bác lên thăm công trường xây dựng các nhà nghỉ phục vụ chuyên gia các nước anh em, lần thứ 2 vào ngày 14 và 15/7 /1963 Bác nghỉ tại nhà Giao Tế trung ương, Bác đến thăm và phát biểu tại đại hội đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, lần thứ 3 vào ngày 27/7 /1968, Bác lên dự cuộc họp của quân uỷ trung ương
Những lần Hồ Chí Minh đến Tam Đảo đếu ở ngôi nhà gỗ ở khu Giao Tế tại lưng chừng núi, phía sau nhà có một căn hầm bằng bê tông do công binh ta đào để trú ẩn tránh chiến tranh phá hoại của Mỹ, hầm khá dài, gấp khúc, có hệ thống điện chiếu sáng và cánh cửa sắt dày che chắn. Thời kỳ chưa có chiến tranh, Bác lên Tam Đảo ở ngôi nhà này, buổi sáng sớm và chiều tối Bác ngồi nghỉ dưới gốc cây ổi hoặc trên ghế đá đọc sách, báo hay trò chuyện với cán bộ sau khi giặc Mỹ đánh phá các đồng chí mời Bác xuống gần hầm trú ẩn hơn. Hiện nay ngôi nhà không còn nữa, chỉ còn căn hầm trú ẩn.
Có thể thấy hệ thống di tích ở Tam Đảo khá dày đặc nhưng chưa được đầu tư, quản lý khai thác vì vậy các di tích này cần phải quy hoạch, phục hồi và lập hồ sơ xếp hạng các di tích tiêu biểu nhằm tạo điều kiện pháp lý để bảo
tồn và gìn giữ di tích một cách có hiệu quả nhất, tạo nên sự đa dạng về các loại hình du lịch trên địa bàn huyện Tam Đảo, đáp ứng được nhu cầu tham quan, nghiên cứu của du khách và giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ mai sau.
2.2.2.2.2. Khu di tích danh thắng Tây Thiên * Vị trí địa lý và cảnh quan xung quanh
Khu di tích Tây Thiên nằm trong khu vực vườn quốc gia Tam Đảo, là một trong những dãy núi cao nhất, hùng vĩ nhất ( trong tâm thức dân gian) nay thuộc địa phận xã Đại Đình huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc.
Nhờ dựa vào núi non và được những bàn tay tài hoa của con người tạo dựng trong nhiều thế kỷ nên Tây Thiên trở thành một khu di tích, danh thắng có giá trị về nhiều mặt, nơi đây vừa được coi như một quần thể di tích kiến trúc, một trung tâm tín ngưỡng tôn giáo lâu đời, vừa có phong cảnh đẹp, sơn thuỷ hữu tình, cây cối xanh tươi, môi trường cảnh quan sông suối, thác nghềnh, chim thú giàu tiềm năng văn hoá và du lịch. Phát hiện ra những ưu thế đó của khu vực Tây Thiên nên từ rất sớm con người đã biết tận dụng biến nơi này thành một điểm hành hương nổi tiếng trong lịch sử ngày càng thu hút sự quan tâm, mếm mộ của du khách và tín đồ Phật tử.
Các kiến trúc ấy giống như những ngôi chùa núi ở miền Bắc nước ta luôn khiêm tốn nép mình trong phong cảnh thiên nhiên, lấy thiên nhiên tô đẹp cho kiến trúc đồng thời kiến trúc góp phần nâng thêm vẻ hoành tráng của cảnh vật vốn rất nên thơ của chốn này. Thư tịch cho biết quần thể kiến trúc Tây Thiên xưa có nhiều hạng mục mang những cái tên cổ kính như: Chùa Đồng