Nguyên nhân của những khó khăn

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá ở huyện tam đảo vĩnh phúc (Trang 57)

8. Bố cục của khoá luận

2.3.3.Nguyên nhân của những khó khăn

Mội số nguyên nhân do cơ sở hạ tầng còn thấp, mạng lưới giao thông còn khó khăn, thiếu vốn đầu tư, chính sách ưu đãi đối với các thương nhân chưa thực sự hấp dẫn nên việc kiểm tra, giám sát nhiều khi chưa được cặn kẽ.

Quản lý nhà nước trong lĩnh vực này chưa thường xuyên và đồng bộ giữa các cấp, các ngành. Bộ máy quản lý nhà nước chưa được điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch hiện nay.

Hoạt động tiếp thị, quảng cáo cho du lịch chưa được quan tâm đúng mức, chưa phát huy hết tiềm năng trong việc phát triển hệ thống dịch vụ và chất lượng của hệ thống dịch vụ.

Một nguyên nhân nữa là chất lượng nguồn nhân lực ngành dịch vụ còn yếu kém, quá ít người có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực du lịch, số nhân viên biêt ngoại ngữ không nhiều. Đội ngũ cán bộ còn yếu về năng lực, tinh thần trách nhiệm chưa cao, nhiều khi công việc còn không đủ để phục vụ cho cán bộ .

Các cơ sở lưu trú có chất lượng chưa cao, cơ sở hạ tầng còn chưa đáp ứng được nhu cầu của các du khách đặc biệt là các du khách nước ngoài. Các

phòng nghỉ được bố trí chưa hợp lý, có rất ít nhà nghỉ, khách sạn có phòng đủ tiêu chuẩn quốc tế.

Cơ sở vật chất phục vụ du lịch còn thiếu và chưa đồng bộ. Trên địa bàn chưa có khu vui chơi, giải trí, chưa tạo ra các tuyến, điểm tham quan hấp dẫn để có thể kéo dài thời gian lưu trú của khách. Một số sản phẩm và lợi thế du lịch như thắng cảnh, hệ sinh thái, các di tích văn hoá, di tích lịch sử, hệ thống đền miếu... chưa phát huy hết tiềm năng, khai thác, sử dụng chưa hiệu quả, nhiều đoàn khách khi đến đã thay đổi lịch trình, rút ngắn thời gian tham quan.

Nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh không có trình độ cao, không chịu nghe theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan mà chỉ lo trục lợi cho bản thân nên nhiều khi hoạt động thương mại, du lịch không thực sự đi được đúng theo hướng đã định.

Huyện mới thành lập, kinh phí thấp nên việc quản lý du lịch gặp rất nhiều khó khăn.

Như vậy, với việc phân tích đúng thực trạng phát triển du lịch ở huyện Tam Đảo cũng như chỉ ra được các tiềm năng và các điểm du lịch nổi tiếng nơi đây, khoá luận góp phần nhỏ bé vào việc quảng bá tiềm năng du lịch nơi đây đến với mọi khách du lịch.

Ngoài ra, khoá luận đã chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế, những nguyên nhân của hạn chế làm cơ sở để có những giải pháp đúng đắn, hữu hiệu phát triển du lịch văn hoá ở huyện Tam Đảo.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ Ở HUYỆN TAM ĐẢO – VĨNH PHÚC

3.1. Quan điểm phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc.

Việc xác định quan điểm phát triển ngành du lịch của huyện Tam Đảo có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Đó là cơ sở cho sự thống nhất tư tưởng và hành động không chỉ đối với bản thân ngành du lịch mà còn đối với các ban ngành, đoàn thể và các huyện, thị trong tỉnh, từ đó tạo ra quyết tâm và có phương hướng, giải pháp đúng trong quá trình chỉ đạo và thực hiện để đưa ngành du lịch huyện Tam Đảo phát triển mạnh mẽ, đúng hướng.

Quan điểm thứ nhất: Phát triển ngành du lịch huyện Tam Đảo phải đặt

trong mối quan hệ hữu cơ với các ngành kinh tế, văn hoá, xã hội trên địa bàn và lấy hiệu quả kinh tế, xã hội làm thước đo.

Ngành du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính đặc thù cao. Nó không phải là ngành kinh tế đơn thuần mà hàm chứa trong đó một hàm lượng văn hoá khá đậm nét. Hiệu quả hoạt động du lịch đưa lại không chỉ là hiệu quả kinh tế mà còn là hiệu quả xã hội. Việc tối ưu hoá hiệu quả hoạt động du lịch trong mối quan hệ với các ngành khác trên địa bàn trong môi trường kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là một quan điểm cơ bản trong quá trình xã hội và phát triển ngành du lịch ở Tam Đảo.

Phát triển du lịch đồng thời là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng ngày càng tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu của tỉnh. Ngành du lịch phát triển thuận lợi trong điều kiện các ngành kinh tế khác trên địa bàn phát triển. Hiệu quả kinh tế, xã hội chính là thước đo sự phát triển, đúng hướng của ngành du lịch.

Quan điểm thứ hai: Phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế phù

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cần coi du lịch là một lĩnh vực cần được quan tâm đầu tư bằng nhiều nguồn lực vì vậy trong quy hoạch tổng thể các đề án, các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh phải tính đến một cách đầy đủ về mục tiêu phát triển du lịch.

Quan điểm thứ ba: Phát triển ngành du lịch phải được dựa trên điều

kiện chung, điều kiện riêng và dựa trên nguồn tài nguyên, lợi thế vốn có của huyện Tam Đảo.

Phát triển du lịch cũng như các ngành khác phải nắm được các đặc điểm, nguồn lực vốn có để phát triển kinh tế, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất các khó khăn, bất lợi nhằm mục tiêu tối ưu hoá hiệu quả của nó.

Quan điểm thứ bốn: Phát triển ngành du lịch ở huyện Tam Đảo vừa

phải đi tuần tự, vừa phải đi tắt, đón đầu một cách hợp lý và có hiệu quả.

Ngành du lịch của huyện Tam Đảo hiện nay đang ở trình độ thấp so với các trung tâm du lịch của nước ta về nhiều phương diện. Vì vậy trong khi vừa phát triển tuần tự thì phải tìm ra những khâu, những lĩnh vực cho phép “bứt phá” đi tắt, đón đầu. Có như vậy, ngành du lịch ở huyện Tam Đảo mới có hy vọng tiến kịp và hoà nhập vào tiến trình chung của sự nghiệp phát triển du lịch sôi động của nước ta, tránh khỏi nguy cơ tụt hậu.

Quan điểm thứ năm: Phát triển du lịch phải kết hợp chặt chẽ và đồng bộ

giữa các yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội, môi sinh, môi trường, an ninh, trật tự. Hoạt động du lịch liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì thế phát triển du lịch phải kết hợp chặt chẽ, đồng bộ các lĩnh vực khác có liên quan. Phát triển du lịch phải tính đến việc bảo vệ môi trường, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ nền văn hoá truyền thống giàu bản sắc dân tộc của địa phương. 3.2. Chiến lược phát triển du lịch văn hoá của tỉnh Vĩnh Phúc.

3..2.1. Vĩnh Phúc đặt trọng tâm phát triển du lịch vào Tam Đảo- Tây Thiên

Nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ 14 đã xác định: “Tập trung phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn để khai thác các tiềm năng du lịch của tỉnh nhằm tạo ra giá trị dịch vụ cao, giải quyết nhiều việc làm tăng thu ngân sách và môi trường thu hút đầu tư, phấn đấu tốc độ tăng ngành dịch vụ bình quân 13%-14% năm. Xây dựng các khu du lịch tầm cỡ quốc gia tại Tam Đảo, Tây Thiên, Đại Lải, ĐầmVạc đồng thời quan tâm đầu tư khai thác tiềm năng du lịch ở các địa bàn khác trong tỉnh. Phát triển kinh tế du lịch đi đôi với tăng cường quản lý nhà nước về du lịch”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhằm sớm thực hiện mục tiêu trên, ngành du lịch đã tích cực tham mưu với UBND tỉnh xây dựng đồ án phát triển du lịch Vĩnh Phúc giai đoạn 2006- 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Theo kế hoạch phát triển du lịch đến năm 2010 của tỉnh Vĩnh Phúc, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với trọng tâm là xây dựng cụm Tam Đảo - Tây Thiên. Theo đó, nhiều giải pháp đã được đề ra như: Công tác quy hoạch, thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại, hợp tác quốc tế và các cơ chế huy động vốn, nguồn lực tài chính...

* Các mục tiêu, chiến lược khác của tỉnh:

- Phát triển du lịch phải gắn với an ninh quốc gia và an toàn xã hội. - Phát triển du lịch phải đảm bảo tính bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, tôn tạo các tài nguyên tự nhiên và nhân văn.

- Phát triển du lịch phải đảm bảo sự gắn kết giữa phát triển du lịch của tỉnh với các địa phương trong nước và quốc tế.

- Phải có sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành phải coi đây là nhiệm vụ chung của các cấp uỷ đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

3.2.2. Khai thác tiềm năng du lịch Tam Đảo

Khu du lịch Tam Đảo cùng với vườn quốc gia Tam Đảo, khu di tích Tây Thiên và Thiền viện Trúc Lâm đã có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Để tăng khả năng thu hút khách, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch và phát triển bền vững cần nâng cao chất lượng phục vụ, kết hợp các giải pháp đồng bộ. Trong đó việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất để phát huy

các lợi thế và tiềm năng du lịch là rất quan trọng và rất cần thiết nhất là các công trình phục vụ, vui chơi, giải trí, công trình phục vụ khách tham quan và mua sắm. Thực tế tình hình hiện nay, các công trình, trung tâm thượng mại, thị trấn, mở đường dạo trong rừng, tôn tạo phục hồi các di tích lịch sử trên địa bàn thị trấn là những công trình phục vụ khách du lịch rất thiết thực, có tác dụng làm phong phú, đa dạng các loại hình dịch vụ, tăng sức hấp dẫn, có khả năng “giữ chân khách” lâu hơn.

Theo quy hoạch chi tiết đã được UBND tỉnh phê duyệt, trên địa bàn đã có địa điểm và đề án xây dựng trung tâm thương mại tại khu trung tâm. Khi chợ được xây dựng và đưa vào sử dụng sẽ đáp ứng tốt nhu cầu tham quan, mua sắm của khách đồng thời tác động kích thích phát triển kinh doanh, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm địa phương. Trung tâm thương mại được thiết kế, xây dựng cũng sẽ tạo điểm nhấn tham quan ở khu du lịch.

Hệ thống đường dạo trong rừng đã có từ trước do người Pháp mở hiện nay còn có các dấu tích trên cơ sở công trình cũ có thể khôi phục và xây dựng lại. Đây là loại hình du lịch sinh thái, được du khách rất ưa chuộng và có nhu cầu cao vì đi dạo vừa hưởng được không gian yên tĩnh, trong sạch của núi rừng, vừa được thưởng thức cảnh quan tươi đẹp và thơ mộng của không gian rộng lớn dưới chân núi, vừa gắn với luyện tập thể thao. Do đó, hệ thống đường dạo được khôi phục sẽ là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao số ngày lưu trú của khách.

Trên địa bàn có các điểm di tích lịch sử gồm: Khu nhà Rông, nơi đây Bác Hồ đã đến làm việc, điểm di tích này cũng gắn liền với một trong những lần Bác về thăm và làm việc tại tỉnh Vĩnh Phúc, hầm “Tác chiến thất” đặt sở chỉ huy của đại tướng tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp và các tướng lĩnh trong chiến lĩnh Trần Hưng Đạo năm 1950-1951, khu đồn binh Nhật ghi đậm dấu ấn chiến công của các chiến sỹ cách mạng và nhân dân chiến công của các chiến sỹ cách mạng và nhân dân Tam Đảo trong cuộc khánh chiến chống phát xít

hồi, đưa vào sử dụng sẽ trở thành tour du lịch lịch sử, góp phần làm đa dạng các loại hình du lịch trên địa bàn. Các công trình kết hợp với công trình vui chơi, giải trí ở khu công viên trung tâm với hệ thống vỉa hè và trồng cây xanh đường nội thị thị trấn và các công trình khác sẽ tạo thành hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, góp phần rất quan trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng sức hấp dẫn để kéo dài thời gian lưu trú của khách.

3.3. Phát triển du lịch bền vững khu vực Tam Đảo

Khái niệm về Phát triển du lịch bền vững không tách rời với khái niệm về phát triển bền vững. Theo tổ chức Du lịch Thế giới WTO: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện đại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai”[18;14].

Đối với quy hoạch phát triển du lịch bền vững ở khu vực Tam Đảo cần lưư ý 3 vấn đề rất quan trọng sau:

Thứ nhất: Xác định được những không gian du lịch với những sản

phẩm du lịch đặc thù trên cơ sở phân tích có khoa học đặc điểm và sự phân bố tài nguyên du lịch. Có thể xem xét phát triển không gian du lịch động, nơi cho phép tổ chức các loại hình du lịch như vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, thể thao... bổ sung cho những không gian du lịch tĩnh, nơi chỉ tổ chức các loại hình, sản phẩm du lịch ít có tác động đến môi trường sinh thái như du lịch sinh thái, du lịch tâm linh... Những không gian du lịch này sẽ bổ sung cho nhau, tạo ra sự đa dạng và hấp dẫn du lịch chung của Tam Đảo.

Thứ hai: Với mô hình quản lý phát triển du lịch như hiện nay, theo đó

Ban quản lý khu du lịch Tam Đảo được giao chức năng quản lý và tổ chức hoạt động du lịch khu vực Tam Đảo trong khi Ban Quản Lý Vườn Quốc Gia Tam Đảo cũng có chức năng quản lý hoạt động du lịch trong phạm vi Vườn quốc gia. Sự chồng chéo trong chức năng sẽ hạn chế hiệu quả quản lý hoạt động du lịch. Hơn thế nữa, với phương thức quản lý như hiện nay, hoạt động

quản lý của các ban quản lý đối vói tác động của du lịch, đến các giá trị tự nhiên, văn hoá sẽ kém hiệu quả và điều này sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững của chính hoạt động du lịch ở khu vực này.

Thứ ba: Cần tạo môi trường thuận lợi hơn để cộng đồng địa phương

sống trong khu vực được tham gia tích cực hơn vào hoạt động phát triển du lịch. Việc chia sẻ lợi ích cho phát triển du lịch ở khu vực Tam Đảo sẽ làm giảm đáng kể sức ép của hoạt động mưu sinh của cộng đồng với các giá trị cảnh quan, sinh thái và môi trường khu vực, đặc biệt là vườn quốc gia, góp phần tích cực đảm bảo phát triển bền vững nói chung và phát triển du lịch bền vững nói riêng ở khu vực này.

Như vậy, việc nhận diện những vấn đề cơ bản đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững nói chung, quy hoạch phát triển du lịch bền vững khu Tam Đảo nói riêng trên đây sẽ là cơ sở cho những nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phù hợp góp phần hạn chế những tác động tiêu cực trong quá trình phát triển du lịch trong mối quan hệ với các ngành kinh tế khác, cũng như đối với các vấn đề môi trường và phát triển cộng đồng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững ở khu vực này.

3.4. Những giải pháp gắn phát triển văn hoá, lễ hội với du lịch.

Để xây dựng Tam Đảo là huyện du lịch, Đảng bộ và nhân dân huyện Tam Đảo đang đề ra các giải pháp gắn phát triển văn hoá, lễ hội với du lịch như sau:

Một là, tập trung khai thác và phát huy có hiệu quả các sản phẩm văn

hoá, lễ hội phục vụ du lịch, bên cạnh đó xây dựng và phát triển nhiều sản phẩm du lịch mới mang tính đặc trưng của huyện Tam Đảo, kế thừa và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá, lễ hội. Không ngừng hoàn thiện chất

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá ở huyện tam đảo vĩnh phúc (Trang 57)