Phát triển du lịch bền vững khu vực Tam Đảo

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá ở huyện tam đảo vĩnh phúc (Trang 63)

8. Bố cục của khoá luận

3.3.Phát triển du lịch bền vững khu vực Tam Đảo

Khái niệm về Phát triển du lịch bền vững không tách rời với khái niệm về phát triển bền vững. Theo tổ chức Du lịch Thế giới WTO: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện đại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai”[18;14].

Đối với quy hoạch phát triển du lịch bền vững ở khu vực Tam Đảo cần lưư ý 3 vấn đề rất quan trọng sau:

Thứ nhất: Xác định được những không gian du lịch với những sản

phẩm du lịch đặc thù trên cơ sở phân tích có khoa học đặc điểm và sự phân bố tài nguyên du lịch. Có thể xem xét phát triển không gian du lịch động, nơi cho phép tổ chức các loại hình du lịch như vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, thể thao... bổ sung cho những không gian du lịch tĩnh, nơi chỉ tổ chức các loại hình, sản phẩm du lịch ít có tác động đến môi trường sinh thái như du lịch sinh thái, du lịch tâm linh... Những không gian du lịch này sẽ bổ sung cho nhau, tạo ra sự đa dạng và hấp dẫn du lịch chung của Tam Đảo.

Thứ hai: Với mô hình quản lý phát triển du lịch như hiện nay, theo đó

Ban quản lý khu du lịch Tam Đảo được giao chức năng quản lý và tổ chức hoạt động du lịch khu vực Tam Đảo trong khi Ban Quản Lý Vườn Quốc Gia Tam Đảo cũng có chức năng quản lý hoạt động du lịch trong phạm vi Vườn quốc gia. Sự chồng chéo trong chức năng sẽ hạn chế hiệu quả quản lý hoạt động du lịch. Hơn thế nữa, với phương thức quản lý như hiện nay, hoạt động

quản lý của các ban quản lý đối vói tác động của du lịch, đến các giá trị tự nhiên, văn hoá sẽ kém hiệu quả và điều này sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững của chính hoạt động du lịch ở khu vực này.

Thứ ba: Cần tạo môi trường thuận lợi hơn để cộng đồng địa phương

sống trong khu vực được tham gia tích cực hơn vào hoạt động phát triển du lịch. Việc chia sẻ lợi ích cho phát triển du lịch ở khu vực Tam Đảo sẽ làm giảm đáng kể sức ép của hoạt động mưu sinh của cộng đồng với các giá trị cảnh quan, sinh thái và môi trường khu vực, đặc biệt là vườn quốc gia, góp phần tích cực đảm bảo phát triển bền vững nói chung và phát triển du lịch bền vững nói riêng ở khu vực này.

Như vậy, việc nhận diện những vấn đề cơ bản đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững nói chung, quy hoạch phát triển du lịch bền vững khu Tam Đảo nói riêng trên đây sẽ là cơ sở cho những nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phù hợp góp phần hạn chế những tác động tiêu cực trong quá trình phát triển du lịch trong mối quan hệ với các ngành kinh tế khác, cũng như đối với các vấn đề môi trường và phát triển cộng đồng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững ở khu vực này.

3.4. Những giải pháp gắn phát triển văn hoá, lễ hội với du lịch.

Để xây dựng Tam Đảo là huyện du lịch, Đảng bộ và nhân dân huyện Tam Đảo đang đề ra các giải pháp gắn phát triển văn hoá, lễ hội với du lịch như sau:

Một là, tập trung khai thác và phát huy có hiệu quả các sản phẩm văn

hoá, lễ hội phục vụ du lịch, bên cạnh đó xây dựng và phát triển nhiều sản phẩm du lịch mới mang tính đặc trưng của huyện Tam Đảo, kế thừa và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá, lễ hội. Không ngừng hoàn thiện chất lượng sản phẩm du lịch, dịch vụ bổ trợ, liên kết để tổ chức thành công các hội nghị, hội thảo, các sự kiện văn hoá, du lịch. Đây chính là nguồn, là chìa khoá để thu hút các nguồn khách đến, các nguồn lực đầu tư và phát triển du lịch

Hai là, đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá, công tác tu bổ hệ thống di

tích văn hoá, lịch sử ở Tam Đảo, chú trọng công tác nghiên cứu khoa học, tạo cơ sở và tiền đề để sớm phục hồi diện mạo các di sản văn hoá Tam Đảo, tranh thủ sự hỗ trợ rộng rãi của nhân dân và các tổ chức xã hội trong việc đóng góp vật chất và tham gia bảo vệ di tích. Triển khai các biện pháp cụ thể để quản lý, khai thác và sử dụng tốt nguồn tài nguyên sinh thái, tăng cường bảo vệ tài nguyên môi trường, gắn việc bảo vệ cảnh quan môi trường, không gian văn hoá truyền thống với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Ba là, nghiên cứu phục hồi và tạo dựng lại một số hoạt động văn hoá cổ

truyền như chợ Tình ở Đạo Trù, lễ hội dân gian, truyền thống, lễ hội tôn giáo mang tính đặc trưng của vùng đất Tam Đảo, chọn lựa để mỗi xã của huyện Tam Đảo đều có một sản phẩm đặc trưng về du lịch. Liên kết với các huyện, tỉnh, thành phố khác tổ chức các hoạt động giao lưu các loại hình nghệ thuật mới, ấn tượng nhằm tạo cho Tam Đảo trở thành nơi hội tụ các giá trị văn hoá.

Bốn là, quan tâm đầu tư, hình thành một số công trình, thiết chế văn

hoá, cơ sở dịch vụ lớn trên địa bàn huyện và các khu vực lân cận. Tập trung các nguồn lực, mở rộng các tuyến tham quan hiệu quả. Tăng cường quản lý chặt chẽ về cảnh quan, môi trường, hạn chế các công trình xây dựng đối nghịch, làm phá vỡ cảnh quan của môi trường.

Năm là, xây dựng quy chế và có các biện pháp, giải pháp hữu hiệu để

quản lý chặt chẽ việc phát triển các khu lưu trú, nghỉ dưỡng. Tăng cường các biện pháp, lập lại trật tự tại các điểm tham quan du lịch, khắc phục tình trạng chèn kéo, ăn xin. Quy hoạch các loại hình dịch vụ đảm bảo trật tự, mỹ quan, tăng cường các loại hình dịch vụ cung cấp các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo, cao cấp, mang đặc trưng của vùng đất Tam Đảo, nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu khách đến tham quan.

Sáu là, điều chỉnh, quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng, chú trọng nâng

lại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ giá trị cảnh quan, môi trường sinh thái, không gây ô nhiễm, tiếng ồn, khói bụi, nước thải.

Bảy là, chú trọng hoạt động hợp tác phát triển về văn hoá, giáo dục và

đào tạo, tăng cường hoạt động thông qua các hiệp hội và các tổ chức xã hội, hướng đến hợp tác phát triển toàn diện cả về kinh tế, văn hoá, xã hội. Tranh thủ sự hợp tác trong các dự án nghiên cứu và bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể.

3.5. Đầu tư xây dựng các khu du lịch, xác định các điểm, tuyến.

3.5.1. Đầu tư xây dựng các khu du lịch. * Đầu tư phát triển khu nghỉ mát Tam Đảo. * Đầu tư phát triển khu nghỉ mát Tam Đảo.

Đây là trọng điểm du lịch của huyện Tam Đảo. Với độ cao trên 900m, nằm cạnh vườn quốc gia Tam Đảo, với khí hậu mát mẻ điều hoà quanh năm, có nhiều công trình, địa danh hấp dẫn khách du lịch như: Khu nhà nghỉ, khách sạn và biệt thự có từ thời Pháp thuộc và khu nghỉ dưỡng dự kiến sẽ hoàn thành trong vài năm tới.

Các hạng mục đầu tư tại khu nghỉ mát Tam Đảo.

+ Bố trí lại mặt bằng và không gian của hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, các biệt thự độc lập, khu hội họp, khu công sở, công viên vui chơi, khu thể thao, khu chợ và thương mại, khu casino, bãi đỗ xe, bến xe khách, khu rừng sinh thái, bãi tập kết rác thải. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đầu tư xây dựng cải tạo hệ thống đường giao thông nội thị theo các cấp đường, trục chính, đường phân nhánh và đường ngang, hẻm. Hệ thống cống thoát nước qua đường giao thông.

+ Xây dựng điểm quan trắc trên đỉnh truyền hình, bãi tàu lượn, bãi đáp kinh khí cầu, tuyến cáp treo, tuyến đường leo núi, tuyến đường du lịch sinh thái, đường cưỡi ngựa trong vườn quốc gia Tam Đảo.

+ Đầu tư xây dựng các công trình phụ trợ : Vỉa hè, các bồn hoa, rặng cây xanh, hệ thống đèn đường, biển báo chỉ dẫn.

Các công trình đầu tư xây dựng trọng điểm ở khu du lịch này đó là:

+ Tuyến du lịch Tây Thiên từ khu đền Thõng ở chân núi lên đến đền Trung, đền Thượng và chùa Mẫu dài 5km. Vì vậy cần phải kẻ vách, xếp bậc các giai đoạn đường dốc ven suối, làm cầu vượt, cống tiêu nước qua đường, các điểm dừng quán nghỉ, hệ thống chỉ dẫn đường. Tại các điểm nghỉ và dọc đường gần chùa sẽ trồng các cây cảnh, lắp điện sáng, điện thoại. Xây dựng một số bãi tắm mùa hè ở các khúc suối rộng. Thiết kế hệ thống dẫn nước từ đầu suối về phục vụ sinh hoạt ở các điểm nghỉ, khu đền Thõng và Thiền viện Trúc Lâm cùng dân cư quanh vùng.

+ Xây dựng thị tứ Lan Thông:

Quy hoạch khu dân cư, khu trụ sở Ban quản lý di tích, khu dịch vụ thương mại với các cửa hàng tạp hoá, hàng lưu niệm, các hàng ăn, nhà trọ, khu vui chơi giải trí, bãi đỗ xe, nơi gửi giữ tài sản cá nhân.

+ Khu Thiền viện Trúc Lâm: Việc xây dựng Thiền viện Trúc Lâm do Hội Phật Giáo Việt Nam thực hiện. Nhà nước đã trích ngân sách cùng với địa phương hỗ trợ phối hợp với ban trị sự Thiền Viện để xây dựng tuyến đường bê tông nhựa từ đường 314 vào bãi đỗ xe trước cổng Thiền viện.

+ Quy hoạch khu du lịch thác Thậm Thình (xã Minh Quang).

Công trình xây dựng để phục vụ điểm du lịch này là tuyến đường ô tô trải nhựa từ đập tràn ra đến đường tỉnh lộ 310. Khi thảm rừng ở vườn quốc gia trên đầu nguồn kép tán thì có thể khôi phục được cảnh quan và âm thanh thiên nhiên kỳ thú nơi thác nước để phục vụ du khách đến tham quan du lịch.

3.5.2 Xác định các điểm. Điểm du lịch sân Golf. Điểm du lịch sân Golf.

Đây là khu du lịch thu hút một lượng khác du lịch không đông, nhưng lại là nơi thu hút khách cao cấp. Bởi đây là khu giải trí được xây dựng với quy mô hoành tráng, được đầu tư rất nhiều. Để đẩy mạnh du lịch ở đây thì cần phải chú ý phát triển các hoạt động du lịch.

Đây là trạm tiếp sóng cao 100m nằm trên đỉnh núi cao 1.100m được khởi công xây dựng từ năm 1970 hoàn thành năm 1978 nay thuộc cục kỹ thuật phát thanh, trruyền hình quản lý. Từ chân núi đi lên đài phải leo qua 1.520 bậc. Từ đây có thể nhìn về Vĩnh Yên, Việt Trì, hồ Núi Cốc... đài thường bị mây bao phủ tạo nên một khung cảnh thơ mộng.

Điểm du lịch hồ Làng Hà.

Hồ Làng Hà thuộc xó Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, được xây dựng từ năm 1987 nhằm mục đích lưu trữ nước phục vụ tưới tiêu nông nghiệp trong vùng. Tuy là hồ nhân tạo nhưng hồ Làng Hà được đánh giá là một hồ đẹp của Tam Đảo, khí hậu mát mẻ với hệ thống thảm thực vật bao quanh, mặt bằng đáy hồ có thể cải tạo thành bói tắm. Hơn nữa xung quanh khu vực hồ cũn cú cỏc bản dõn tộc thiểu số sinh sống với nhiều nột văn hoá đặc sắc. Với những điều kiện như trên, nếu được đầu tư về mặt cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, hồ Làng Hà có thể trở thành một điểm du lịch sinh thái hấp hẫn trong vùng.

Các điểm bổ sung phụ trợ

Các điểm du lịch bổ sung phụ trợ gồm có: Nhà bảo tàng di vật khảo cổ học tại Yên Dương và Đạo Trù, điểm vui chơi, nghỉ ngơi ở thị tứ Tam Quan; di tích khu ngựa (Đại Đình), nơi máy bay Mỹ bị dân quân Đạo Trù bắn rơi, thác Ngược, thác Cổng (Yên Dương), hang Gió, trại nuôi Đà Điểu, vườn Cò (Đạo Trù), làng dân tộc Sàn Dìu kỉểu mẫu; các cụm dân cư, dịch vụ thương mại bố trí dọc theo ven lộ trên các tuyến đường đến các điểm du lịch Tây Thiên, thị trấn Tam Đảo, hồ làng Hà, thác Thậm Thình.

3.5.3 Xác định các tuyến du lịch.

+ Thiết lập các tuyến du lịch hoài niệm, du lịch tín ngưỡng gắn di tích vào các tour du lịch ở trong và ngoài thị trấn Tam Đảo cũng như huyện Tam Đảo để phát huy những giá trị tiêu biểu về văn hoá và lịch sử nơi đây.

+ Tuyến du lịch hoài niệm kết hợp với du lịch sinh thái và du lịch tín ngưỡng tại thị trấn Tam Đảo gồm các di tích lịch sử cách mạng, các di tích

+ Tuyến du lịch tham quan các di tích dọc theo quốc lộ 2B : Vĩnh Yên - Tam Đảo với các điểm nhấn như chùa Hà Tiên, đình Cửu Yên, đền Chân Suối đến các di tích dọc theo hai bên đường từ cây số 13 đi lên thị trấn và các di tích lịch sử, văn hoá tại thị trấn.

+ Tuyến du lịch Tây Thiên - Tam Đảo với hệ thống các di tích thờ Quốc Mẫu và khu di tích, cấp quốc gia Tây Thiên ở xã Đại Đình, đền Chân Suối thờ Quốc Mẫu ở xã Hồ Sơn, các di tích thờ Mẫu ở thị trấn Tam Đảo.

Các tuyến du lịch có quy mô liên huyện là :

+ Tuyến Vĩnh Yên - Tây Thiên - thị trấn Tam Đảo + Tuyến Đại Lải (Phúc Yên) - Tây Thiên - Tam Đảo

+ Tuyến Vĩnh Yên - Bình Sơn (sông Lô) - Tây Thiên - Tam Đảo 3.6. Các giải pháp khác.

* Các giải pháp chung

Quá trình phát triển ngành du lịch ở huyện Tam Đảo phải tìm hiểu nhiều biện pháp, giải pháp trong đó cần tập trung vào các giải pháp cơ bản để làm tăng sức hấp dẫn cho du lịch Tam Đảo.

Một là: Huyện Tam Đảo sớm báo cáo với tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh

Vĩnh Phúc việc triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể khu di tích, danh thắng Tây Thiên. Gắn sự phát triển Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên trong hệ thống phát triển du lịch của khu danh thắng Tây Thiên, tạo nên tour du lịch khép kín trong tổng thể du lịch nghỉ mát Tam Đảo với du lịch tâm linh.

Hai là : Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đặc thù (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và chất lượng các dịch vụ du lịch.

+ Trùng tu, nâng cấp tạo các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng mang bản sắc dân tộc của vùng quê Tam Đảo. Trong đó đáng chú ý là các truyền thống văn hoá, lịch sử, nghệ thuật, phong tục tập quán, các miền, các vùng dân cư, dân tộc trên địa bàn để tạo ưu thế và chiến lược phát triển du lịch.

+ Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, nhất thiết ở từng tuyến, cụm, điểm du lịch và từng loại hình du lịch ở Tam Đảo.

+ Nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch cần quan tâm trên ba góc độ. Thái độ phục vụ, tính đa dạng, tiện nghi của hàng hoá dịch vụ và khả năng sẵn sàng phục vụ. Vấn đề này rất khó khăn và phức tạp, cần phải tổ chức, giáo dục du lịch toàn dân, có quy định nghiêm ngặt về các loại danh mục và giá cả cho từng loại dịch vụ, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ các cơ sở du lịch.

Ba là : Bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ các giá trị văn hoá truyền

thống, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn cho du khách và phòng chống các tệ nạn xã hội. Đây là yêu cầu đặt ra trong toàn bộ quá trình xây dựng và phát triển ngành du lịch nói chung và từng cơ sở kinh doanh du lịch nói riêng nhằm đảm bảo các hoạt động du lịch lành mạnh và hiệu quả.

+ Chiến lược trồng cây xanh và phát triển cây xanh gắn với công trình

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá ở huyện tam đảo vĩnh phúc (Trang 63)