Du lịch tự nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá ở huyện tam đảo vĩnh phúc (Trang 28)

8. Bố cục của khoá luận

2.2.1.Du lịch tự nhiên

2.2.1.1. Tiềm năng

Huyện Tam Đảo tự hào gìn giữ một “gia tài” phong phú, đa dạng do thiên nhiên ban tặng để khai thác, phát triển du lịch bao gồm rừng nguyên

danh thắng Tây Thiên, đỉnh Rùng Rình, rừng Ma, Ao Dứa, hồ Xạ Hương. Tam Đảo còn có hệ thống suối khe, thác nghềnh rất ngoạn mục như suối Vàng, suối Bạc, suối Bát Nhã (Giải Oan), suối Trường Sinh nước chảy róc rách suốt ngày đêm, có cả dấu tích người xưa đánh cờ, suối nước quanh co, uốn khúc theo khe đá. Ven theo các khe suối là những bãi đá khổng lồ, hình thù kỳ dị và những cây cổ thụ lâu năm, xù xì muôn hình, muôn vẻ tạo nên phong cảnh thật hùng vĩ, kỳ thú.

Vườn quốc gia Tam Đảo có nhiều loại cây quý hiếm, hàng trăm loại động vật, côn trùng đặc trưng cần được bảo vệ. Đặc biệt khu nghỉ mát Tam Đảo nằm ở độ cao hơn 900m, nơi có độ cao lên đến 1400m so với mặt nước biển, nhiệt độ trung bình trong năm là 180 C là nơi nghỉ mát lý tưởng cho khách du lịch nhất là vào mùa hè.

Với tiềm năng to lớn về tự nhiên sẽ giúp huyện Tam Đảo phát triển du lịch với nhiều loại hình du lịch như: Du lịch sinh thái, du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch khám phá, du lịch leo núi... một cách có hiệu quả nhất nhằm đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện và đưa huyện trở thành huyện trọng điểm về phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc.

2.2.1.2. Các điểm du lịch nổi tiếng 2.2.1.2.1. Khu du lịch Tam Đảo

Khu du lịch Tam Đảo nằm trên dãy núi Tam Đảo ở độ cao trên 1000m so với mặt nước biển thuộc thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc cách Hà Nội 86km bao gồm 50km theo quốc lộ 2 và khoảng 24km theo quốc lộ 2B. Do nằm ở độ cao lớn nên khu du lịch Tam Đảo có khí hậu mát mẻ, dễ chịu, nhiệt độ trung bình luôn thấp hơn khoảng 50C so với thành phố Vĩnh Yên. Khu du lịch Tam Đảo gồm có núi Tam Đảo và thị trấn Tam Đảo.

Tam Đảo là một dãy núi dài khoảng 80km theo hướng Tây Bắc - Đông Nam rộng từ 10km đến 15km, là khu nghỉ mát lý tưởng của miền Bắc. Sở dĩ gọi là Tam Đảo vì trong dãy núi này có ba ngọn cao nhấp nhô lên như ba hòn

đảo giữa non nước mây trời nên dân gian gọi là Tam Đảo, ba ngọn núi ấy mỗi ngọn một tên riêng.

Ngọn thứ nhất là Thiên Thị vì trên đỉnh núi này có những bãi đá giống như hình người đứng, ngồi thành hàng thứ tự như cảnh họp chợ ở đây bền gọi núi này là Thiên Thị tức chợ người.

Ngọn thứ hai gọi là Thạch Bàn vì đỉnh núi có những phiến đá lớn bằng phẳng như mặt bàn, có những phiến rất lớn vân thờ ngang dọc như hình bàn cờ. Truyền rằng tiên thường hạ giới chơi cờ ở đây nên từ lâu ngọn núi này gọi là Thạch Bàn tức bàn đá.

Ngọn thứ ba gọi là Phù Nghĩa xưa kia gọi là núi Rùng Rình. Sở dĩ gọi như vậy là vì ở đỉnh núi này có những lòng thung trũng quanh năm có nước ngầm lầy thụt, có chỗ như ao sâu, cỏ dại mọc lan ra lấp kín, sau nhiều năm kết lại thành những bè lớn. Khi đi lại ở vùng này thực chất là đi trên những bè cỏ thấy cứ rùng rình rung động dưới chân nên nhân dân gọi là núi Rùng Rình. Giữa thế kỷ 18, Quận Hẻo (Nguyễn Danh Phương) dựng cờ khởi nghĩa chống lại nhà Lê, đặt đại bản doanh ở núi này, ông cho đắp một toà thành lớn và đổi tên núi Rùng Rình thành Phù Nghĩa tức là làm theo việc nghĩa để hiệu triệu nhân dân ủng hộ cuộc khởi nghĩa do ông đề xướng.

Núi Tam Đảo - Vĩnh Phúc cùng với núi Ba Vì - Hà Tây, núi Nghĩa Lĩnh - Đền Hùng - Phú Thọ từ thời thượng cổ đã trở thành thế nước, là đất dựng nghiệp của nhiều đời. Đây là trung tâm văn hoá của nhiều thời kỳ: Kinh đô Văn Lang thời Hùng Vương, kinh đô Cổ Loa thời An Dương Vương, kinh đô Mê Linh thời Trưng Nữ Vương rồi đến Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.

Thị trấn Tam Đảo rộng hơn 300 ha nằm gọn trong một thung lũng của dãy Tam Đảo đồng thời cũng là một trong những vườn quốc gia lớn nhất miền Bắc, nơi đây được bao bọc bởi núi non hùng vĩ tạo nên một vùng khí hậu riêng biệt, nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng 180C đến 220C trong một ngày, thị trấn ở Tam Đảo chuyển đổi mang sắc tiết của cả bốn mùa :

Bình minh lãng đãng sương giăng của tiết xuân, giữa trưa - một chút nắng nồng mùa hạ, buổi chiều - mát trời thu tím, đêm xuống - se lạnh đầu đông.

Thiên nhiên và dấu vết thời gian đã ban tặng cho Tam Đảo một khung cảnh tuyệt vời, vừa thơ mộng, u tịch vừa hung vĩ huyền ảo trong cảnh mây gió, sương khói vốn trên đỉnh núi rồi sà xuống những thảm cỏ, những ngôi nhà ven sườn núi.

Vào những ngày hè oi ả, Tam Đảo là một góc trời Pari ôn đới, còn vào những ngày mùa đông đây là xứ sở của sương mù Lôn Đôn ngay trên đất Việt. Ngay từ những phút đầu đi vào chân núi, du khách đã ngất ngây vì lớp lớp rừng thông xanh, vì những khung cảnh như tranh vẽ của sông hồ, làng xóm dưới xa.

Với những gì mà thiên nhiên đã ban tặng cho mảnh đất tuyệt đẹp này, bạn sẽ tha hồ thưởng thức để tự mình khám phá thêm rất nhiều điều thú vị của núi rừng, của mây trời và của con người nơi đây.

* Tam Đảo – Rừng núi thiêng và đất trời du lịch

Vào những ngày đẹp trời, từ Hà Nội nhìn về phía thượng nguồn Sông Hồng ta sẽ thấy dãy núi Tam Đảo nhấp nhô trên nền trời. Đối xứng sang phía bên này là dãy Ba Vì dăng dăng bên trên đường chân trời. Hai dải núi này tạo thành cái thế “tay long - tay hổ” là hai điểm tựa phong thuỷ cho kinh thành Thăng Long ngàn năm bền vững. Và lạ thay, cả hai dãy núi này đều có ba đỉnh nhô lên cao, đều nổi tiếng là các miền đất linh thiêng với những ngôi đền, chùa cổ kính nằm cheo leo trên các sườn núi, ẩn mình dưới lớp rừng già đại ngàn.

Ba Vì có núi Tản Viên là đất của Thuỷ Tinh Vương, một trong bốn vị thần bảo hộ cho non sông đất Việt. Đây là nơi đã diễn ra cuộc chiến đấu dai dẳng giữa thần núi Sơn Tinh chống lại thần nước Thuỷ Tinh, huyền thoại về lịch sử kiên cường của người Việt cổ chinh phục thiên nhiên giành lấy đất sống. Tam Đảo có núi Tây Thiên là đất của Sơn Trụ Quốc Mẫu thời Hùng Vương, thời kỳ đất nước đầu tiên của Việt Nam. Dân gian vẫn tin rằng xưa

kia lúc vào đêm trăng sáng, quần thần tiên thường vẫn đi về nơi các ngọn núi Tam Đảo này. Vì thế ba đỉnh núi mới có các tên gọi Thiên Thị tức là ngôi chợ của người trên trời, Thạch Bàn là nơi các ông tiên rủ nhau đánh cờ, Phù Nghĩa là nơi các vị nghĩa liệt tìm được sự phù giúp của cao xanh. Cách đây mấy ngàn năm, các vua Hùng vào buổi lập quốc đã thấy được một phong cảnh đắc địa dựng kinh đô. Từ nơi đất tổ này, nhìn theo dòng chính của sông Hồng và sông Lô thì một bên là dãy Tam Đảo, bên kia là dãy Ba Vì, ở khoảng giữa hai dải núi này sông Hồng, sông Lô đã kết lại với nhau nơi ngã ba Bạch Hạc, Việt Trì tạo nên cái thế thuỷ khí trụ vương. Từ đó nước Văn Lang độc lập đã truyền thừa nối nghiệp được 18 đời.

Thế nhưng đất nước lại trải qua các cuộc đô hộ liên miên mãi hơn một ngàn năm sau mới dành được độc lập và Thăng long mới ra đời. Nhưng cũng thật lạ thay, cả hai kinh đô Phong Châu và Thăng Long này đều có cái thế “phong thuỷ hữu tình” tựa vào hai dãy núi Tam Đảo và Ba Vì vững vàng và cả hai kinh đô ấy đều có một lịch sử dài lâu.

Nếu đã một lần đứng trên các đỉnh núi cao ở Tam Đảo, bạn sẽ thấy ngay các thế núi này quả là độc đáo vô cùng. Nhìn xa xa về phía Tây Bắc là thấy nhấp nhô lớp lớp các ngọn đồi cao mà dân gian cho rằng đó là chín mươi chín con voi thần quay đầu chầu về đất tổ. Đấy là miền đất của đền Hùng linh thiêng mà tất cả những người con dân Việt Nam đều muốn hàng năm hành hương về nơi cội nguồn. Chếch lên phía Bắc là Hồ Núi Cốc mênh mông mà ai tinh mắt có thể nhìn được cả con thuyền du lịch nhỏ bé như hạt vừng rẽ sóng quanh các hòn đảo nhô lên quanh những chiếc mai rùa xanh thẳm. Kế bên là thành phố Thái Nguyên với những ống khói lò cao một thời đã là niềm tự hào của đất nước trong công cuộc công nghiệp hoá. Quay một chút sang bên sườn Đông Bắc là Ải Chi Lăng, cửa ngõ của các cuộc tấn công, xâm lược từ phương Bắc tràn xuống suốt mấy ngàn năm lịch sử.

Lâm uyên nguyên. Thu tầm mắt lại gần và hướng xuống phía Đông Nam, ta sẽ thấy những ngọn núi thấp của dãy Sóc Sơn nơi Thánh Gióng đã bay về trời. Gần hơn chút nữa thấy thấp thoáng mặt nước và các khu biệt thự nghỉ mát của hồ Đại Lải trải ra trên một vùng rừng đồi và sông hồ đẹp như một cái sa bàn. Bên đôi bờ con sông uốn lượn là vùng Mê Linh nổi tiếng với nghề trồng dâu nuôi tằm từ xa xưa và cũng là kinh đô của Hai Bà Trưng oanh liệt. Xa hơn nữa là kinh thành Cổ Loa rồi hai nhánh của dòng sông Hồng với những cây cầu thật dài vắt ngang đôi bờ nước đỏ phù sa, bên kia sông chính là thủ đô Thăng Long, Hà Nội.

Rõ ràng là không một nơi nào khác trên miền đất Việt mà ở đó ta có thể thu hết vào trong tầm mắt cả bốn kinh đô cổ kính của dân tộc như lúc này chúng ta đang đứng trên Tam Đảo.

Núi Tam Đảo cũng chính là nơi các thiền sư Ấn Độ đã dừng chân trên con đường đưa Phật Giáo đi sâu vào miền đất Trung Hoa xa xôi. Vì thế từ hàng ngàn năm trước nơi đây đã có một dải núi và một dòng suối thác tuyệt đẹp được gọi là Tây Thiên, để tưởng nhớ miền đất tổ Phật Giáo ở phía Tây Trúc bên Ấn Độ. Cũng từ bao nhiêu thế kỷ nay, tại đây đã có hàng trục ngôi đền, chùa cổ kính ẩn mình trên rừng cao, núi sâu, là đất hành hương của Phật tử cả nước. Người ta rủ nhau về Tây Thiên vừa để lễ Phật cầu Thánh, vừa để được thưởng ngoạn cảnh đẹp thần tiên của suối thác, núi rừng Tam Đảo. Hay nói khác đi, du lịch Tam Đảo đã có lịch sử dài trên cả ngàn năm tuổi.

Hiện nay, quanh thị trấn Tam Đảo còn có rất nhiều các con đường mòn xuyên rừng, các lối dẫn lên các đỉnh núi có tầm nhìn xa tít tắp. Các con đường đi lên Tam Đảo là một cửa suối dẫn lên khu danh thắng Tây Thiên nổi tiếng, kề ngay gần đó là Thiền viện Trúc Lâm mới được xây dựng bề thế, toạ lạc trên sườn núi cao. Gần đây một khu resort tuyệt đẹp đã được khai trương cùng với sân Gofl 18 lỗ ngay dưới chân núi rất hấp dẫn đối với du khách có nhu cầu cao cấp. Trong ít năm nữa, đó sẽ là một thị trấn du lịch đẹp đẽ và hiện đại, khi

ấy Tam Đảo sẽ trở thành một địa danh du lịch hàng đầu của miền Bắc Việt Nam.

* Lên Tam Đảo sống với ngàn mây

Từ cổ chí kim, đã không biết bao nhiêu nhà thơ say đắm vì mây, bao nhiêu hoạ sĩ cố sức đưa mây vào nét bút khung tranh. Còn ở trên Tam Đảo ngay lúc này và bất cứ hôm nào, người ta cũng có thể sống cùng với mây, vươn tay lên mà chạm vào đáy trời mây hay cúi xuống để khoả tay vào biển mây ngay dưới chân mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu mây là một người tình thì trên Tam Đảo người ta có thể đi xuyên qua tâm hồn nàng, có thể vuốt ve và nắm tay mà trò chuyện, tâm tình nhưng lại chẳng thể níu giữ chân dù chỉ là một giây.

Mặt trời đã lên, trời xanh ngắt, trong và rộng khôn cùng bỗng đâu từ đâu đó hiện ra những vạt mây mong manh như sương như khói. Chưa kịp định thần thì đã thấy ùn ùn bên khe núi dâng lên những đợt sóng vô hình kéo theo những vạt mây vươn lên vẽ thành từng bọt trắng khổng lồ của các đợt sóng thần đang bị kìm giữ lại như chết lặng dưới phép màu của chiếc gậy tiên rồi lại như nằm ngay dưới tay của một nhà thôi miên tài ba, các bức tường mây thoắt ẩn, thoắt hiện tất cả chỉ trong một vài cái nháy mắt. Lúc này tốt nhất bạn hãy tìm lấy một tảng đá hay một vạt cỏ mà ngồi xuống, hoặc tìm một thân cây mà dựa vai vào, cố kìm nhẹ hơi trong lồng ngực và mở thật to đôi mắt ta sẽ thấy được các bước quay chầm chậm mà bất định trong vũ điệu slow của những nàng tiên mong manh trong các vạt mây đang dâng lên bên sườn núi hay hiển hiện ngay bên trên những ngôi khách sạn mới tinh khôi.

Không một ai không bị nghẹt thở mỗi khi định tâm nhìn vào những trò diễn kỳ dị của mây dâng ở Tam Đảo như vậy. Nếu đang mang theo máy ảnh bạn hãy giữ nguyên máy ở cùng một góc ngắm và bấm thật đều, lúc này ta mới có thể biết được mây dâng lên trên Tam Đảo đã biến đổi hình hài ra sao, còn nhìn bằng mắt thường ta chỉ thấy lòng mình thêm xốn xang mà thôi.

Trời đang quá đẹp, nắng đang dát vàng lên lớp lớp lá rừng xanh mát rồi không biết từ đâu bay tới những đám mây dày xốp như những khối bông gòn khổng lồ theo gió ràn rạt lướt ngang đầu người, để lại trên nóc nhà, trên sân vườn, trên các con đường quanh co những bóng nắng và bóng râm nhoang nhoáng rượt đuổi theo nhau. Đột nhiên một bóng mát thật thấp phủ lên bốn bề, ấy là khi có một đám mây đang sà xuống sát mặt đất như muốn nhắc cả đám cỏ cùng bay lên, sau một thoáng ngỡ ngàng, mây đã cuốn tít về phía thật xa, nắng lại vàng tươi rực rỡ.

Ấn tượng mạnh nhất là đột nhiên ở giữa bốn bề mây giăng kín như mặt biển bồng bềnh bỗng hiện ra một khoảng trống tròn và rộng như một bể nước lớn hay đúng hơn như một lỗ hổng trên mặt biển băng cực Bắc, qua các lỗ hổng ấy, người ta nhìn thấy rõ mồn một những con đường nhỏ như sợi chỉ với dãy phố li ti ngói đỏ của thành phố Vĩnh Yên bên dưới. Kính thưa thượng đế anh minh nhưng vô cùng bận rộn, mỗi khi hiếm hoi Ngài vén mây nhìn xuống hạ giới liệu Ngài có nhìn được rõ thế gian này không hay chỉ thấy mờ mờ ảo ảo như lúc này nhân gian chúng con ở trên Tam Đảo đang nhìn xuống phố xá dưới kia.

Mây mù làm khổ chim trời nhưng mây mù Tam Đảo lại là một món quà vô giá cho các đôi tình nhân. Không có gì sung sướng hơn là tay trong tay dẫn nhau đi trong biển mây dày đặc như thể cả đất trời được đổ đầy một thứ sữa trời trinh nguyên. Hương rừng đại ngàn quyện vào mây mù đậm đặc thấm qua đôi má, theo hơi lạnh mùa đông vào tới tận óc, len qua các lần áo vào tới tận cùng thớ thịt làm người ta như thấy được thân thể mình không chỉ có làn da mà còn có cơ bắp, có các dây thần kinh với ấm áp máu hồng chảy li ti trong

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá ở huyện tam đảo vĩnh phúc (Trang 28)