8. Bố cục của khoá luận
2.2.2.2.3. Du lịch lễ hội Tây Thiên
* Giá trị, ý nghĩa, tầm quan trọng của lễ hội Tây Thiên
Lễ hội là di sản văn hoá của dân tộc, là sinh hoạt cộng đồng hấp dẫn, thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia. Lễ hội trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống, nhằm thoả mãn kỳ vọng trở về cội nguồn, sinh hoạt tín ngưỡng, cân bằng đời sống tâm linh và sáng tạo, hưởng thụ văn hoá của nhân dân. Có thể núi, chỉ có Lễ hội mới là cách giữ gìn bền vững và lâu dài nhất, sâu sắc nhất vì lẽ nó được bảo tồn trong lòng dân và tiếp tục duy trì từ đời này sang đời khác. Vì thế, chúng ta càng thấy Lễ hội giàu sức sống, giàu ý nghĩa và việc bảo tồn, phát huy lễ hội trong đời sống hôm nay và hướng tới tương lai là vô cùng quan trọng.
Vĩnh Phúc lại là một vùng đất cổ, giàu về văn hoá dân gian, đậm đà về văn hoá tâm linh, tập trung vào các hoạt động lễ hội tại các di tích lịch sử văn
các làng xóm với quy mô, mức độ khác nhau, trong đó nổi bật hơn cả là Lễ hội vùng, miền như lễ hội Tây Thiên ( Ngày 15/2 âm lịch ) tại khu di tích lịch sử văn hoá và danh thắng Tây Thiên thuộc xã Đại Đình huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc. Tây Thiên được coi là trung tâm văn hoá lễ hội của Vĩnh Phúc.
Du khách hành hương về với lễ hội Tây Thiên trước hết là “về với Mẫu”, là ngưỡng vọng Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Tối Linh Đại Vương - người thời Hùng Vương thứ 7 - chiêu Hùng Vương được ghi trong các bản ngọc phả 18 đời Hùng Vương với nội dung tóm lược như sau :
Hùng Chiêu Vương, vị vua có nhiều cải cách, lo việc vỗ về nhân dân, coi trọng quỷ thần nên một lần xa giá lên đỉnh núi Tam Đảo cầu gặp tiên, trên đường xuống núi thì gặp một tiên nữ xinh đẹp tên là Ngọc Tiêu, đứng cạnh ngôi miếu bên đường. Nhà vua liền đón về lập Hoàng Phi, Ngọc Tiêu vốn là tiên nữ thách sinh vào gia đình họ Lăng về sau bà Lăng Thị Tiêu trở thành thần núi Tam Đảo. Đến thời Hùng Duệ Vương, bà âm phù hiện Thánh phù hiển Thánh phù Hùng Duệ Vương trong cuộc nội chiến Hùng - Thục. Như vậy bà Lăng Thị Tiêu vừa là tiên, vừa là Thánh được thờ ở núi Tam Đảo và 63 làng ở chân núi vọng thờ.
Với giá trị, ý nghĩa và tiềm năng phát triển du lịch văn hoá, văn hoá tâm linh, du lịch sinh thái của khu di tích danh thắng Tây Thiên, lễ hội Tây Thiên được thể hiện qua Lễ tế - Lễ rước - Lễ dâng hương để mọi người đến với Tây Thiên lễ Phật, lễ Mẫu không những cảm nhận được công đức của Quốc Mẫu đối với quê hương, đất nước với tâm thức bao dung, thánh thiện hành hương về với Mẹ – Quốc Mẫu được thể hiện qua giá trị vật thể và phi vật thể và còn với ý nghĩa trở về cội nguồn nơi phát tích của Phật giáo Việt Nam.
Tây Thiên nói riêng và Tam Đảo nói chung là nguồn tài nguyên thiên nhiên ban tặng, chúng ta phải bảo tồn và khai thác, sử dụng phát huy tiềm năng văn hoá du lịch đảm bảo hiệu suất cũng như sự sinh tồn của tự nhiên, môi trường và con người. Bảo vệ và tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hoá trong đó có lễ hội Tây Thiên phải tính tới các nhu cầu trước mắt và lâu dài của
nhân dân địa phương lẫn khách du lịch, khách hành hương nhất là mùa lễ hội để quy hoạch khu di tích danh thắnh Tây Thiên trong quy hoạch phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Tam Đảo - Vĩnh Phúc để cùng tham gia tổ chức lễ hội Tây Thiên đưa lễ hội Tây Thiên trở thành trung tâm lễ hội của Vĩnh Phúc và cả nước, xứng tầm vị thế : Tây Thiên ( thiên thời) – Tam Đảo ( địa lợi) – Vĩnh Phúc ( nhân hoà), góp phần cùng cả nước xây dựng nền văn hoá Việt Nam phát triển bền vững.
* Nội dung của lễ hội Tây Thiên
Lễ hội Tây Thiên được tổ chức tại xã Đại Đình huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc được diễn ra từ ngày 13/2 đến 18/ 2 âm lịch.
Trong những ngày xuân tháng hai khi tiết trời còn se se lạnh, dòng sông Lô phủ một lớp sương mai, trên bến thuyền, trên đường đi, từ sáng sớm đã nô nức những đoàn người về dự lễ hội. Đến dự lễ đa số là nhân dân Vĩnh Phúc, Phú Thọ chỉ vậy thôi đã lên tới hàng vạn người.
Lễ hội Tây Thiên được xuất hiện từ xa xưa, theo sự tích Hùng Vương, chùa Tây Thiên có trước đền Tây Thiên, tức là trước thời có Quốc Mẫu Tây Thiên. Bởi chính vua Hùng Chiêu đệ nhất đó từng lên chùa cổ Tây Thiên (Tây Thiên cổ tự) vào chùa làm lễ.
Rồi tiếp đó, cũng địa điểm ấy, nhà vua lại lập đàn, mở hội 7 ngày đêm để lễ Phật, cầu Tiên, mang dấu ấn đầy đủ cho cả hai cõi tâm linh: Tiên và Phật mới có là lần đầu tiên.
Từ đó về sau, công việc lễ bái ở chùa Tây Thiên vì thế mà trở nên thịnh vượng. Hàng năm, các lễ hội cứ tăng dần nhịp độ. Cho đến khi Chính Vương phi Lăng Thị Tiêu quy phép “về trời”, và nhất là khi có đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên cũng trong khuôn viên chùa Tây Thiên thỡ nhịp điệu các lễ hội nở rộ theo cùng năm tháng. Sự thiêng liêng trong khung cảnh Phật và Tiên không chỉ dành cho lớp dân chúng dân dã, mà trở thành một đối trọng trong nghi lễ triều đình. Những cuộc tế thần, cầu đảo có lịch sử rõ ràng của hai triều Trần
* Nghi lễ tế lễ :
Thành phần ban tế gồm 12 người trong đó có một ông chủ, 3 ông bồi tế, 2 ông Đông xướng - Tây xướng còn lại là chấp sự.
- Chủ tế mang trọng trách lễ thần (mặc áo đỏ, quần trắng, đội mũ đỏ, đi hia đỏ, đeo cân đai bối tử )
- Bồi tế giúp chủ tế các việc rót rượu, chuyển chúc và lễ theo chủ tế (áo mũ xanh, quần trắng)
- Đông Xướng - Tây xướng là hai người xướng các nghi thức trong lúc
tế, đứng đối nhau bên cạnh hương án (áo mũ xanh, quần trắng)
- Nội tán là hai người đứng hai bên ông chủ tế, đứng trợ tế khi ông chủ
tế đã vào chiếu giữa (áo the, khăn xếp màu đen, quần trắng)
Vào cuộc tế, người đánh trống rung ba hồi sau đó phường bát âm đến chỗ ngồi của mình cử nhạc.
Lễ vật dâng Quốc Mẫu là thịt lợn cùng với xôi gà, hương hoa, oản quả... Cuộc tế lễ là nghi lễ của tục hiến vật có từ lâu đời nay, vật hiến lên thần biểu hiện lòng thành kính của dân làng gửi ngắm lên Quốc Mẫu linh thiêng.
* Phần hội :
Nếu như phần lễ là một hệ thống tĩnh có tính chất quy phạm nghiêm ngặt, được cử hành chủ yếu trong không gian của đình thì phần hội là một sinh hoạt văn hoá dân gian phóng khoáng diễn ra trên sân bãi, trên ao hồ không giới hạn không gian và thời gian để dân làng cùng vui chơi, cùng hưởng thụ niềm vui của ngày hội bị lôi cuốn vào những trò chơi hấp dẫn. Hội còn là dịp để con người đến với nhau trong niềm cộng cảm mỗi độ xuân về.
Hội là để vui chơi và chơi cho thoả thích, nó không bị ràng buộc bởi nghi lễ tôn giáo, đẳng cấp và tuổi tác. Ngoài niềm vui ra, hình như dân làng còn cảm thấy như mình được hưởng sự may mắn, được “hưởng lộc” do Thần Thánh ban tặng. Chính điều đó càng thôi thúc họ đến và say mê lễ hội hơn.
Những ngày diễn ra hội làng nhịp sống của làng sôi động hẳn lên, đó là sự vận động liên tục, hối hả nhiều các trò chơi chồng chéo lên nhau với đủ loại màu sắc và âm thanh náo nhiệt:
“ Vui xem ca hát, nhạt xem bơi, tả tơi xem hội”
Lễ hội Tây Thiên bao gồm các trò chơi, trò diễn của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước từ buổi đầu sơ khai thời các Hùng Vương dựng nước gắn với phồn thực, các làn điệu dân ca của người Việt và người dân tộc thiểu số Sán Dìu định cư ở chân núi Tam Đảo kết hợp với các môn thể thao hiện đại trong phong trào TDTT ở tỉnh Vĩnh Phúc.
Hội Tây Thiên giống như lễ hội của các cư dân nông nghiệp, nó tập trung vào một số trò diễn, trò chơi dân gian như : Cướp cây bông, nấu cơm thi, hội vật cổ truyền ở vùng chân núi Tam Đảo, chọi gà, bắt chạch trong chum...
Đến với lễ hội Tây Thiên, du khách còn được thưởng thức diễn xướng ca hát trầu văn, hát chèo, hát Soọng cô, hát giao duyên của dân tộc Sán Dìu vùng chân núi Tam Đảo.
Đặc biệt lễ hội Tây Thiên đã và đang được quy hoạch đầu tư để trở thành một trung tâm lễ hội lớn với một hệ thống hạ tầng, kỹ thuật hoàn chỉnh và dịch vụ đa dạng xung quanh là khu vực nhà nghỉ, khách sạn.
Lễ hội Tây Thiên dù qua đi nhưng trong ánh mắt người trẻ, người già nơi đây vẫn lấp lánh một niềm tin vào một ngày nào đó không xa, lễ hội Tây Thiên sẽ trở thành một địa điểm quen thuộc của nhân dân cả nước trên tuyến du lịch trung du Bắc Bộ mỗi độ xuân về.