8. Bố cục của khoá luận
2.2.2.2.4. Du lịch tâm linh – Thiền viện Trúc Lâm
Trên con đường dẫn từ trung tâm thành phố Vĩnh Yên đi ngang qua trung tâm huyện Tam Đảo bên dưới chân núi, ngay từ rất xa người ta đã có thể nhìn thấy những lớp mái ngói dài, rộng của Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, tự tại ngang lưng trời nhìn xuống bao la đồng bằng bên dưới chân mình. Một
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo cách Hà Nội khoảng 85km về phía Tây. Cùng với Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là một trong ba Thiền viện lớn nhất Việt Nam.
Đến với Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, du khách đều bị hút hồn bởi cảnh quan nhiên nhiên hoang sơ, kỳ thú. Núi cao vút tận trời được phủ lên một lớp rừng già xanh thẳm với nhiều cây cổ thụ, những con suối khi toả ra, lúc lại thu vào chảy quanh co, lúc ào ào trên vách đá, lúc lững lờ trôi dưới chân núi, nước suối trong suốt nhìn thấu những tảng đá li ti... Thiền viện Trúc Lâm mọc lên nguy nga giữa ngàn cây như mở rộng con đường thiêng đưa con người tìm về với thế giới tâm linh.
Được xây dựng trên nền ngôi chùa Thiên Ân cổ, với diện tích khoảng 4,5 ha và rừng ngoại vi rộng 50 ha, nằm trên độ cao khoảng 300m so với mặt nước biển. Từ chánh điện, nhà tổ, nhà khách, nhà trưng bày, cổng tam quan, lầu chuông, lầu trống... đến khu nội viện gồm : Tăng đường, thiền đường, trai đường và các thất chuyên tu được xây dựng rất kỳ công và độc đáo mang đậm dấu ấn của kiến trúc Á Đông. Thư viện hình bát giác nằm trên đồi và một tượng Phật cao 35m. Tất cả các tranh, tượng, phù điêu trên vách tháp, chuông, tháp trống trong và ngoài chánh điện đều ẩn chứa những tích xưa tiền sử thu hút du khách ra về rồi còn muốn trở lại.
Vẻ đẹp bề thế vừa hài hoà với thiên nhiên, vừa tôn vinh hình thế núi rừng của ngôi Phật tự này hiển hiện thật rõ mà ai ai nhìn lên cũng thấy, của ngôi Thiền Viện này thì chắc chắn du khách còn muốn tự mình tìm hiểu nhiều hơn nữa về cả lịch sử Phật Giáo Việt Nam nói chung cũng như của Thiền Tông Việt Nam nói riêng.
Không phải ai cũng biết rằng Phật giáo Việt Nam đã khởi thuỷ từ miền đất Tam Đảo và Phật giáo từ Ấn Độ vào tới Việt Nam trước khi được truyền sang Trung Quốc ngay từ thế kỷ 2-3 TCN. Địa điểm đầu tiên mà một số hành gia Ấn Độ đã dừng chân để tu luyện khi ấy chính là vùng đất Tây Thiên trên
dãy Tam Đảo vì thế nơi đây có thể được coi là đất tổ của Phật giáo Việt Nam. Tuy nhiên các ngôi Phật tự nơi đây đã bị suy tàn và Tây Thiên đã bị lãng quên trước khi thiền tông Việt Nam được các vua nhà Trần hưng dựng.
Chính vì Tây Thiên trước đó đã là một trung tâm thiền tông cho nên ở cả đây và ở cả Yên Tử đều có rất nhiều thiền tự và địa danh có cùng tên như suối Bát Nhã, suối Giải Oan, am Vân Tiêu, chùa Đồng Cổ... Rõ ràng là từ rất xa xưa Tây Thiên đã từng là một trung tâm Phật giáo to lớn, thu hút rất nhiều tu sĩ và là nơi hành hương công quả của đông đảo Phật tử bốn phương.
Với mục đích là nơi cho đông đảo quần chúng đến để hành thiền, nghe giảng Phật pháp cho nên ngôi chính điện được xây thành một gian phòng rộng lớn, cao ráo và sáng sủa nhằm nhắc nhở về những ý nghĩa uyên nguyên mang bản sắc riêng biệt của Phật giáo, các hoa văn trang trí ở đây rất giản dị với các hình tượng bánh xe pháp luân trượng trưng cho các pháp duyên tuỳ sinh, tuỳ diệt và hoa sen cùng lá bồ đề là biểu tượng của sự giác ngộ, giải thoát.
Và khi thấu hiểu được những luận cứ cơ bản sâu xa và đầy trách nhiệm như trên thì khi đến thăm Thiền viện Tây Thiên chúng ta sẽ đọc được nhiều ý nghĩa trên mỗi bước chân ta đi qua, từ kiến trúc tổng quan cho đến các chi tiết phụ trợ và chúng ta sẽ cảm thấy rằng mình cần bỏ thêm nhiều thời gian và tâm sức để tìm hiểu hơn nữa về Phật giáo nói chung và về thiền tông Việt Nam nói riêng. Không phải vô cớ mà tâm thế thiện tịnh hiện đang trở thành một cứu cánh của nhân loại trong cái kỷ nguyên đang biến đổi đến chóng mặt với rất nhiều thảm hoạ mang tính toàn cầu như ngày nay.
Nếu có nhân duyên, khi lên thăm Thiền viện các bạn có dịp được đàm đạo, lắng nghe những lời chỉ bảo của các thiền sư đã dày công tu tập, của các thiền sinh đang bước những bước đầu tiên vào cõi thiền đầy gian khó, được tham dự vào một khoá thiền tự lúc bình minh hoặc lúc hoàng hôn và được chứng nghiệm những thời khắc được tĩnh tâm, tỉnh giác để mà nhìn được vào sâu hơn bên trong cái bản ngã của chính mình. Đó chính là những thứ quý giá
Đến Thiền viện, du khách sẽ được thả hồn trong không gian trong lành, mát mẻ với những đồi thông cao vút, những vườn hoa đang nở rộ. Đây cũng là nơi mà các bạn có thể thoả sức ngắm nhìn cảnh quan bao la từ trên Thiền viện nhìn xuống và cũng như từ chân núi nhìn lên các công trình kiến trúc tuyệt đẹp của Thiền viện, hai bên Thiền viện là những cánh rừng thông xanh mát mà ta có thể dạo chơi hoặc tìm được một góc để toạ thiền. Với những người ưa hoạt động thì từ đây có thể đi theo những con đường mòn xuyên rừng đi sang bên dòng suối Tây Thiên tìm lên Thác Bạc, lên chùa cổ và tiếp tục băng ngang sườn núi trèo lên đến đỉnh Rùng Rình mà nhìn sang thị trấn du lịch Tam Đảo ngay trong tầm tay bên dưới chân mình.
2.3. Đánh giá việc phát triển du lịch văn hoá ở huyện Tam Đảo.
2.3.1. Thuận lợi.
Phát triển du lịch Tam Đảo cú nhiều ưu thế cạnh tranh nổi trội so với các điểm du lịch khác ở vùng phụ cận Hà Nội. Những ưu thế chủ yếu bao gồm:
Hình ảnh của du lịch Tam Đảo đó được hình thành và khẳng định cựng thời gian, đặc biệt một phần quan trọng của lãnh thổ Tam Đảo là vườn quốc gia. Đây là yếu tố quan trọng thu hút khách đến với khu vực này.
Tam Đảo cú vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên trục giao thông quốc lộ 2, gần với sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, trung tâm phân phối khách của vùng du lịch Bắc Bộ có khả năng tiếp cận trực tiếp bằng đường bộ với khoảng cách không xa. Đây là điều kiện thuận lợi phát triển du lịch Tam Đảo.
Tính đa dạng về tài nguyên du lịch như khí hậu, sông suối, cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học với nhiều loại sinh vật đặc hữu, quý hiếm, cỏc di tích văn hoá tâm linh cho phép Tam Đảo phát triển nhiều loại hình du lịch và sản phẩm du lịch hấp dẫn.
Kinh tế du lịch Tam Đảo đó đạt được những kết quả đáng phấn khởi trên các lĩnh vực, nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về du lịch ngày càng được nâng lên, công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến
du lịch có chuyển biến, quản lý nhà nước về du lịch được tăng cường, hệ thống thiết yếu, cơ sở hạ tầng, các khách sạn đó từng bước được nâng cao.
Tam Đảo có điều kiện môi trường và sinh thái rất tốt, vẫn giữ được những yếu tố mà thiên nhiên ưu đãi.
2.3.2 Hạn chế
Tam Đảo được đánh giá là huyện có tiềm năng du lịch, song hiện tại ngành du lịch còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém. Khó khăn, thách thức đối với việc xây dựng sản phẩm mới ở Tam Đảo đó là:
Việc đầu tư tạo ra sản phẩm du lịch mới còn gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn thu hút đầu tư vào du lịch còn hạn chế, các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch triển khai, thực hiện chậm so với yêu cầu.
Cơ sở vật chất phục vụ du lịch còn thiếu và không đồng bộ, cơ sở lưu trú tăng nhanh nhưng các công trình công cộng chưa phát triển tương xứng.
Hiện trên địa bàn chưa có khu vui chơi giải trí, chưa tạo ra được các tuyến, điểm tham quan, hấp dẫn. Các di tích văn hoá, di tích lịch sử, hệ thống đền, miếu chưa phát huy hết tiềm năng. Khách du lịch đến Tam Đảo thường có nhu cầu đi chợ tham quan và mua sắm. Do chợ chưa được xây dựng nên nhu cầu này chưa được đáp ứng, các lều quán bán hàng đều làm tạm thời, rất lộn xộn.
Về cảnh quan thiên nhiên, sinh thái và môi trường, do khai thác tài nguyên chưa hợp lý nên một phần tài nguyên bị ảnh hưởng, việc khai thác gỗ bất hợp lý vẫn diễn ra, vật liệu thải trong quá trình xây dựng chưa được quản lý chặt chẽ, có quy hoạch nên việc xây dựng khoáng sản, nhà nghỉ, khu chung cư... chưa thực sự phù hợp, cả về khoa học quy hoạch, cách thức thi công, chiều cao công trình, phong cách kiến trúc... chưa đáp ứng được nhu cầu trước mắt và lâu dài đối với một khu nghỉ dưỡng, du lịch tuyệt vời như Tam Đảo .Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chưa hấp dẫn, việc phối hợp, kết nối các tuyến du lịch trong huyện và tỉnh lân cận chưa được thiết lập một bài bản, việc
cao tính chuyên nghiệp nên còn mang tính tự phát, chưa đáp ứng được yêu cầu du lịch bền vững.
Môi trường sinh thái đang suy giảm theo bước chân du khách, sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp làm du lịch trong sự phát triển khi được quy hoạch tổ chức lại được dẫn đến chất lượng phục vụ có phần hạn chế và môi trường lao động không ổn định, chưa kể sự lo ngại đối với một số tệ nạn xã hội. Tam Đảo có văn hoá cổ, có đô thị lưng trời, có nhiều làng quê còn đậm chất văn hoá của từng dân tộc nhưng chưa tạo được sự đam mê của khách. Lực hút đã tăng nhưng chưa hấp dẫn, chuyện khai thác các tiềm năng du lịch Tam Đảo quả là cần phải có thời gian.
Sự phối, kết hợp giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp du lịch thiếu chặt chẽ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch hiện nay.
2.3.3 Nguyên nhân
Mội số nguyên nhân do cơ sở hạ tầng còn thấp, mạng lưới giao thông còn khó khăn, thiếu vốn đầu tư, chính sách ưu đãi đối với các thương nhân chưa thực sự hấp dẫn nên việc kiểm tra, giám sát nhiều khi chưa được cặn kẽ.
Quản lý nhà nước trong lĩnh vực này chưa thường xuyên và đồng bộ giữa các cấp, các ngành. Bộ máy quản lý nhà nước chưa được điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch hiện nay.
Hoạt động tiếp thị, quảng cáo cho du lịch chưa được quan tâm đúng mức, chưa phát huy hết tiềm năng trong việc phát triển hệ thống dịch vụ và chất lượng của hệ thống dịch vụ.
Một nguyên nhân nữa là chất lượng nguồn nhân lực ngành dịch vụ còn yếu kém, quá ít người có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực du lịch, số nhân viên biêt ngoại ngữ không nhiều. Đội ngũ cán bộ còn yếu về năng lực, tinh thần trách nhiệm chưa cao, nhiều khi công việc còn không đủ để phục vụ cho cán bộ .
Các cơ sở lưu trú có chất lượng chưa cao, cơ sở hạ tầng còn chưa đáp ứng được nhu cầu của các du khách đặc biệt là các du khách nước ngoài. Các
phòng nghỉ được bố trí chưa hợp lý, có rất ít nhà nghỉ, khách sạn có phòng đủ tiêu chuẩn quốc tế.
Cơ sở vật chất phục vụ du lịch còn thiếu và chưa đồng bộ. Trên địa bàn chưa có khu vui chơi, giải trí, chưa tạo ra các tuyến, điểm tham quan hấp dẫn để có thể kéo dài thời gian lưu trú của khách. Một số sản phẩm và lợi thế du lịch như thắng cảnh, hệ sinh thái, các di tích văn hoá, di tích lịch sử, hệ thống đền miếu... chưa phát huy hết tiềm năng, khai thác, sử dụng chưa hiệu quả, nhiều đoàn khách khi đến đã thay đổi lịch trình, rút ngắn thời gian tham quan.
Nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh không có trình độ cao, không chịu nghe theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan mà chỉ lo trục lợi cho bản thân nên nhiều khi hoạt động thương mại, du lịch không thực sự đi được đúng theo hướng đã định.
Huyện mới thành lập, kinh phí thấp nên việc quản lý du lịch gặp rất nhiều khó khăn.
Như vậy, với việc phân tích đúng thực trạng phát triển du lịch ở huyện Tam Đảo cũng như chỉ ra được các tiềm năng và các điểm du lịch nổi tiếng nơi đây, khoá luận góp phần nhỏ bé vào việc quảng bá tiềm năng du lịch nơi đây đến với mọi khách du lịch.
Ngoài ra, khoá luận đã chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế, những nguyên nhân của hạn chế làm cơ sở để có những giải pháp đúng đắn, hữu hiệu phát triển du lịch văn hoá ở huyện Tam Đảo.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ Ở HUYỆN TAM ĐẢO – VĨNH PHÚC
3.1. Quan điểm phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc.
Việc xác định quan điểm phát triển ngành du lịch của huyện Tam Đảo có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Đó là cơ sở cho sự thống nhất tư tưởng và hành động không chỉ đối với bản thân ngành du lịch mà còn đối với các ban ngành, đoàn thể và các huyện, thị trong tỉnh, từ đó tạo ra quyết tâm và có phương hướng, giải pháp đúng trong quá trình chỉ đạo và thực hiện để đưa ngành du lịch huyện Tam Đảo phát triển mạnh mẽ, đúng hướng.
Quan điểm thứ nhất: Phát triển ngành du lịch huyện Tam Đảo phải đặt
trong mối quan hệ hữu cơ với các ngành kinh tế, văn hoá, xã hội trên địa bàn và lấy hiệu quả kinh tế, xã hội làm thước đo.
Ngành du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính đặc thù cao. Nó không phải là ngành kinh tế đơn thuần mà hàm chứa trong đó một hàm lượng văn hoá khá đậm nét. Hiệu quả hoạt động du lịch đưa lại không chỉ là hiệu quả kinh tế mà còn là hiệu quả xã hội. Việc tối ưu hoá hiệu quả hoạt động du lịch trong mối quan hệ với các ngành khác trên địa bàn trong môi trường kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là một quan điểm cơ bản trong quá trình xã hội và phát triển ngành du lịch ở Tam Đảo.
Phát triển du lịch đồng thời là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng ngày càng tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu của tỉnh. Ngành du lịch phát triển thuận lợi trong điều kiện các ngành kinh tế khác trên địa bàn phát triển. Hiệu quả kinh tế, xã hội chính là thước đo sự phát triển, đúng hướng của ngành du lịch.
Quan điểm thứ hai: Phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế phù
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cần coi du lịch là một lĩnh vực cần được quan tâm đầu tư bằng nhiều nguồn lực vì vậy trong quy hoạch tổng thể các đề án, các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh phải tính đến một cách đầy đủ về mục tiêu phát triển du lịch.
Quan điểm thứ ba: Phát triển ngành du lịch phải được dựa trên điều
kiện chung, điều kiện riêng và dựa trên nguồn tài nguyên, lợi thế vốn có của huyện Tam Đảo.
Phát triển du lịch cũng như các ngành khác phải nắm được các đặc điểm, nguồn lực vốn có để phát triển kinh tế, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất các khó khăn, bất lợi nhằm mục