Xác định các tuyến du lịch

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá ở huyện tam đảo vĩnh phúc (Trang 68)

8. Bố cục của khoá luận

3.5.3. Xác định các tuyến du lịch

+ Thiết lập các tuyến du lịch hoài niệm, du lịch tín ngưỡng gắn di tích vào các tour du lịch ở trong và ngoài thị trấn Tam Đảo cũng như huyện Tam Đảo để phát huy những giá trị tiêu biểu về văn hoá và lịch sử nơi đây.

+ Tuyến du lịch hoài niệm kết hợp với du lịch sinh thái và du lịch tín ngưỡng tại thị trấn Tam Đảo gồm các di tích lịch sử cách mạng, các di tích

+ Tuyến du lịch tham quan các di tích dọc theo quốc lộ 2B : Vĩnh Yên - Tam Đảo với các điểm nhấn như chùa Hà Tiên, đình Cửu Yên, đền Chân Suối đến các di tích dọc theo hai bên đường từ cây số 13 đi lên thị trấn và các di tích lịch sử, văn hoá tại thị trấn.

+ Tuyến du lịch Tây Thiên - Tam Đảo với hệ thống các di tích thờ Quốc Mẫu và khu di tích, cấp quốc gia Tây Thiên ở xã Đại Đình, đền Chân Suối thờ Quốc Mẫu ở xã Hồ Sơn, các di tích thờ Mẫu ở thị trấn Tam Đảo.

Các tuyến du lịch có quy mô liên huyện là :

+ Tuyến Vĩnh Yên - Tây Thiên - thị trấn Tam Đảo + Tuyến Đại Lải (Phúc Yên) - Tây Thiên - Tam Đảo

+ Tuyến Vĩnh Yên - Bình Sơn (sông Lô) - Tây Thiên - Tam Đảo 3.6. Các giải pháp khác.

* Các giải pháp chung

Quá trình phát triển ngành du lịch ở huyện Tam Đảo phải tìm hiểu nhiều biện pháp, giải pháp trong đó cần tập trung vào các giải pháp cơ bản để làm tăng sức hấp dẫn cho du lịch Tam Đảo.

Một là: Huyện Tam Đảo sớm báo cáo với tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh

Vĩnh Phúc việc triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể khu di tích, danh thắng Tây Thiên. Gắn sự phát triển Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên trong hệ thống phát triển du lịch của khu danh thắng Tây Thiên, tạo nên tour du lịch khép kín trong tổng thể du lịch nghỉ mát Tam Đảo với du lịch tâm linh.

Hai là : Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đặc thù

và chất lượng các dịch vụ du lịch.

+ Trùng tu, nâng cấp tạo các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng mang bản sắc dân tộc của vùng quê Tam Đảo. Trong đó đáng chú ý là các truyền thống văn hoá, lịch sử, nghệ thuật, phong tục tập quán, các miền, các vùng dân cư, dân tộc trên địa bàn để tạo ưu thế và chiến lược phát triển du lịch.

+ Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, nhất thiết ở từng tuyến, cụm, điểm du lịch và từng loại hình du lịch ở Tam Đảo.

+ Nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch cần quan tâm trên ba góc độ. Thái độ phục vụ, tính đa dạng, tiện nghi của hàng hoá dịch vụ và khả năng sẵn sàng phục vụ. Vấn đề này rất khó khăn và phức tạp, cần phải tổ chức, giáo dục du lịch toàn dân, có quy định nghiêm ngặt về các loại danh mục và giá cả cho từng loại dịch vụ, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ các cơ sở du lịch.

Ba là : Bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ các giá trị văn hoá truyền

thống, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn cho du khách và phòng chống các tệ nạn xã hội. Đây là yêu cầu đặt ra trong toàn bộ quá trình xây dựng và phát triển ngành du lịch nói chung và từng cơ sở kinh doanh du lịch nói riêng nhằm đảm bảo các hoạt động du lịch lành mạnh và hiệu quả.

+ Chiến lược trồng cây xanh và phát triển cây xanh gắn với công trình chỉnh trang và phát triển khu du lịch trên địa bàn huyện, trồng rừng phủ xanh đất trống và trồng cây ăn quả.

+ Bảo tồn di tích và danh lam thắng cảnh là công việc thường xuyên và quan trọng của tỉnh Vĩnh Phúc nhưng nó càng trở nên cấp thiết đối với địa phương có nhiều di tích nhưng chưa có điều kiện phục chế, nâng cấp như ở Tam Đảo. Do vậy phải thành lập trung tâm bảo tồn và tôn tạo các điểm di tích trên địa bàn. Quy định nghiêm ngặt việc kiểm tra nhằm đảm bảo sự toàn vẹn, tính thẩm mỹ với đầy đủ ý nghĩa của mỗi di tích, chống xâm thực, chống xuống cấp, chống sự huỷ hoại, tàn phá vô ý thức của con người.

+ Giữ gìn trật tự, an ninh là mục tiêu phải được đặt ra trong mọi tình huống. Hoạt động du lịch dưới mọi hình thức phải đảm bảo về mặt an ninh, trật tự. Việc tổ chức kinh doanh, lưu trú và các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch không nằm ngoài sự cho phép của phát luật và sự quản lý của địa phương. Đồng thời không vì lợi nhuận riêng mà làm xáo trộn kỷ cương, trật tự hoặc làm tổn hại đến chính trị quốc gia, đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản của du khách.

Bốn là : Tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước, xây dựng và hoàn thiện các

cơ chế, chính sách, phối hợp liên ngành trong quản lý và tăng cường kỷ cương trong hoạt động du lịch.

+ Phân biệt rõ chức năng quản lý nhà nước với chức năng kinh doanh của các doanh nghiệp. Tiếp tục hoàn thiện bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn và có hiệu lực.

+ Xây dựng các đề án về quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn.

+ Nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng chính sách và bổ sung cụ thể hoá các chính sách chung phù hợp với tình hình hoạt động du lịch của địa phương.

+ Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chính sách quy định và nghiệp vụ chuyên môn.

+ Xét cấp giấy chứng nhận, đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động du lịch.

+ Giúp đỡ, tổ chức đào tạo các cán bộ, chuyên môn nghiệp vụ cho các doanh nghiệp du lịch, khách sạn, dịch vụ.

+ Uỷ ban nhân dân huyện cần sớm có quy chế quản lý các hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn và giao trách nhiệm cho từng cấp, ngành, địa phương trong quản lý, phối hợp nhằm đưa hoạt động du lịch vào nề nếp, kỷ cương, văn minh chống lại các biểu hiện tiêu cực.

* Các giải pháp cụ thể.

+ Giải pháp về huy động nguồn vốn.

Về vốn ngân sách.

Trong điều kiện nguồn vốn còn hạn hẹp, chính phủ và tỉnh cho phép thực hiện phương thức “ đổi đất lấy hạ tầng” và coi đó là nguồn vốn ngân sách đầu tư. Tuy nhiên, việc đổi đất lấy hạ tầng cần phải có quy hoạch đồng bộ và một quyết sách đặc biệt trong việc sử dụng đất đai của các cấp, các ngành. Các nguồn vốn khác.

Để thu hút các nguồn vốn khác cần tiếp tục đổi mới chính sách thu hút đầu tư với mục tiêu đa dạng hoá nguồn vốn và hình thức đầu tư. Mở rộng hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng theo phương châm: “ Dân biết, dân bàn, dân làm và dân hưởng thành quả”. Thu hút mọi thành phần kinh tế trên địa bàn huyện cùng tham gia phát triển du lịch.

+ Xây dựng cơ sỏ hạ tầng.:

- Xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại : Tăng cường đầu, xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, thương mại như các trung tâm giao dịch thương mại, phát triển các trung tâm tiểu vùng, các thị trấn, thị tứ, các làng xã và quy hoạch các chợ.

- Đầu tư xây dựng khu du lịch, khu vui chơi, giải trí để đa dạng và nâng cao chất lượng sản phẩm địa phương, tăng khả năng lưu giữ và thu hút khách.

- Xây dựng hệ thống bơm, lọc từ khe Máng Chì, hồ Xanh,suối Cả cấp cho khu du lịch Tam Đảo, hệ thống cấp nước sinh hoạt cho khu vực Tây Thiên.

- Cải tạo hệ thống đường dây tải điện, nâng công suất các trạm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng điện của dân cư và các khu du lịch, khách sạn và công viên.

- Xây dựng hệ thống cáp treo lên đỉnh truyền hình và địa điểm trắc quan, đặt kính Thiên văn du lịch từ chân núi lên đền Thượng Tây Thiên.

- Đầu tư xây dựng ban đầu các công trình công cộng phục vụ vui chơi, giải trí phù hợp với từng loại tuổi và từng nghề nghiệp. Xây dựng các công viên nghỉ ngơi ở thị trấn Tam Đảo, trung tâm xã Tam Quan.

+ Đạo tạo nguồn nhân lực

Xuất phát từ yêu cầu phát triển ngành du lịch Tam Đảo đã nảy sinh các nhu cầu đối với đội ngũ cán bộ về nghiên cứu, đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên nên nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đang có những yêu cầu to lớn.

Các giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực đó là.

- Hỗ trợ ngân sách trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho cán bộ cấp xã.

- Tăng cường công tác hướng nghiệp trong nhà trường. Nội dung hướng nghiệp nên căn cứ vào lợi thế trong phát triển kinh tế của địa bàn để lựa chọn hướng đào tạo phù hợp.

-Tăng cường công tác giáo dục thường xuyên để kịp thời cập nhật những kiến thức mới về khoa học - kỹ thuật và quản lý cho hoạt động du lịch.

+ Quảng bá cho hình ảnh du lịch Tam Đảo

Tăng cường công tác tiếp thị và quảng cáo du lịch có ý nghĩa tác động trực tiếp đến khách hàng và thị trường, tạo ra tâm lý và sự hứng khởi, hướng tới những sản phẩm du lịch độc đáo của một vùng, một quốc gia nhất định. Ngành du lịch phát triển thì vấn đề tuyên truyền, quảng cáo phải được quan tâm đầy đủ và đi trước một bước với các giải pháp marketing tối ưu.. Nội dung tuyên truyền, quảng cáo yêu cầu ngắn gọn, xúc tích gây ấn tượng làm nổi bật nét độc đáo sản phẩm du lịch ở Tam Đảo. Xây dựng chiến lược marketing ngắn hạn và dài hạn, thực hiện chiến dịch đẩy mạng bán sản phẩm hàng năm.

Thực hiện công tác tiếp thị, quảng cáo du lịch thông qua :

- Các ấn phẩm như : Sách, tập gấp, ảnh quảng cáo, panô, áp phích, mạng internet.

- Qua các sản phẩm nghe nhìn như : Đài phát thanh, đài truyền hình, băng video, đĩa CD…

- Qua việc tổ chức các hội chợ, hội thảo, qua việc gặp gỡ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp.

Bằng việc nêu ra được những quan điểm, chiến lược phát triển du lịch của tỉnh và các giải pháp khác. Tác giả khoá luận hy vọng huyện Tam Đảo sẽ có những chính sách, giải pháp để phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng và lợi thế của huyện, các sản phẩm du lịch của huyện sẽ được mọi người biết

đến, hình ảnh du lịch Tam Đảo sẽ được khẳng định trong nước và quốc tế, xứng đáng là một huyện trọng điểm về phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc. Đề tài khoá luận có ý nghĩa thực tiễn, bổ ích nhưng để du lịch Tam Đảo phát triển tương xứng với tiềm năng và vị thế thì còn gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp nên đề tài cần tiếp tục nghiên cứu, tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn để khoá luận có điều kiện hoàn thiện hơn.

KẾT LUẬN

không phải là ngành kinh tế đơn thuần mà hàm chứa trong đó một hàm lượng văn hoá khá đậm nét. Du lịch ngày nay đã trở thành nhu cầu phổ biến của mọi người dân, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng. Huyện Tam Đảo có đầy đủ điều kiện và tiềm năng để phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng.

Bằng lý luận và thực tiễn có tính thuyết phục, khoá luận đã phân tích được thực trạng hoạt động du lịch của huyện Tam Đảo, chỉ ra được những tiềm năng, các điểm du lịch tiêu biểu và những kết quả đạt được, làm rõ những yếu kém, tồn tại và nguyên nhân của những yếu kém đó.

Đề xuất các mục tiêu, phương hướng và giải pháp cơ bản pháp triển du lịch ở huyện Tam Đảo phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của huyện.

Do thời gian và kiến thức còn hạn chế, nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu xót. Vì vậy tác giả khoá luận rất mong được sự giúp đỡ và cảm thông từ phía các thầy cô giáo và các bạn sinh viên.

* Một số kiến nghị về phía nhà nước và tỉnh Vĩnh Phúc. - Đơn giản hoá các thủ tục hành chính.

Chính những phức tạp trong thủ tục gia nhập thị trường gây ra nhiều bất cập trong công tác quản lý hành chính nhà nước, đồng thời gây ra nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp khi đầu tư và kinh doanh du lịch tại huyện Tam Đảo.

Do đó cải cách và đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong phát triển thương mại, du lịch trên địa bàn huyện Tam Đảo.

- Củng cố và tăng cường công tác quản lý Nhà nước về du lịch

Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh du lịch của các thành phần kinh tế khác trên địa bàn, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. - Huy động các nguồn lực cho phát triển du lịch :

Phát huy sức mạnh tổng hợp giữa các thành phần kinh tế thông qua cơ chế chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư. Ưu tiên vốn đầu tư nước ngoài vào các

dự án có quy mô lớn, kinh doanh những sản phẩm du lịch cao cấp, các loại hình du lịch mới hấp dẫn đòi hỏi có trình độ quản lý và chuyên môn cao.

Có chính sách cởi mở về thu hút vốn đầu tư, kết hợp cơ chế thưởng, kêu gọi vốn và cả việc đưa được nhiều khách đến Tam Đảo và xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ cho các trọng điểm, mở rộng các hoạt động thu hút đầu tư, xúc tiến đầu tư, đơn giản hoá các hoạt động cấp giấy phép đầu tư.

Đề nghị nhà nước có chính sách ưu tiên đầu tư cho các khu vực trọng điểm có ý nghĩa quốc gia và quốc tế như : Khu du lịch Tam Đảo, khu di tích danh thắng Tây Thiên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Thế Bình, (1998), Non nước Việt Nam, NXB Hà Nội.

2. Ban quản lý di tích, (2000), Hồ sơ di tích Vĩnh Phúc, Sở Văn hoá, thông tin

3. Nguyễn Văn Chung, (2006), Phát triển nguồn nhân lực huyện Tam Đảo,

Tạp chí Thương Mại, số 24, T 30, 31.

4. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà, (2006), Kinh tế du lịch, NXB Lao

động - Xã hội.

5. Phạm Hoàng Hải, (2007), Tam Đảo, miền du lịch - đất tâm linh, NXB Thế

Giới.

6. Hội các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, (2001), Vườn quốc gia Tam Đảo, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

7. Lương Hiền, (2003), Danh thắng Tây Thiên, NXB Văn hoá - Thông Tin Hà

Nội.

8. Xuân Mai, (2008), Vĩnh Phúc, đất thăng tích và lễ hội, NXB Văn hoá -

thông tin.

9. Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình, (2002), Kinh tế du lịch và du lịch học,

NXB Trẻ.

10. Vũ Đức Minh, (1999), Tổng quan về du lịch, NXB Giáo dục. 11. Luật du lịch, (2005), NXB Chính trị quốc gia.

12. Phạm Trung Lương, (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam,

NXB Giáo dục.

13. Nhiều tác giả, (1959), Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Vĩnh Phúc,

NXB Văn Hoá

14. Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông, (1998), Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam,

NXB Giáo Dục Hà Nội.

15. Trần Đức Thanh, (1999), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học quốc

gia Hà Nội.

16. Vũ Đình Thuỵ, (2001), Giải pháp phát triển du lịch thành ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá ở huyện tam đảo vĩnh phúc (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)