Thời kỳ phát triển du lịch trước đây

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá ở huyện tam đảo vĩnh phúc (Trang 25)

8. Bố cục của khoá luận

2.1.1.Thời kỳ phát triển du lịch trước đây

Trước khi người Pháp đến xâm chiếm vùng đất này,Tam Đảo rất trong lành và nguyên sơ, mãi đến tận những năm 1904-1906 khu nghỉ mát Tam Đảo mới được hoàn thành và đưa vào khai thác.

Năm 1904 phái đoàn quân sự được phủ toàn quyền Đông Dương giao nhiệm vụ tìm trong dãy Tam Đảo một điểm thuận lợi cho việc đặt một trạm nghỉ mát mùa hè. Phái đoàn đã báo cáo là ở độ cao 930 mét, có một khoảng đất hình vành chảo mà phái đoàn cho là có thể đáp ứng nhu cầu của dự án nói trên. Trong hai năm, đã tiến hành khảo sát một cách có hệ thống. Kết quả có tác động khích lệ đến mức năm 1906 phủ Toàn Quyền quyết định dứt khoát xây dựng trạm nghỉ đó. Hơn ba thập kỷ hình thành và trở thành “ Hoàng kim” một đi không trở lại của những công trình kiến trúc đặc trưng của Pháp đầu thế kỷ 20 đã bắt đầu như thế.

Vẻ đẹp của núi rừng Tam Đảo và nhất là khí hậu ôn đới mát mẻ trong lành trên Tam Đảo đã được người Pháp nhận ra ngay từ những năm đầu tiên của thế kỷ 20. Và một thị trấn nghỉ dưỡng đã được quy hoạch quanh một thung lũng nhỏ xinh có dòng suối Bạc chảy qua. Lúc đầu nơi này chỉ dành cho quan chức và sỹ quan người Pháp, về sau đã được mở rộng cho các quan lại cao cấp, các nhà tư sản người Việt, rồi vào năm 1940 các công chức trung lưu người Việt cũng đã thường xuyên lên Tam Đảo nghỉ dưỡng nhất là vào các ngày hè nóng bức. Khi ấy tại đây đã có trên 150 biệt thự tư nhân, nhiều ngôi khách sạn lớn, nhiều nhà nghỉ của các văn phòng công sở lớn tại Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và các toà nhà hành chính, bưu điện, trại lính cùng một ngôi làng dành riêng cho mấy trăm gia đình những người phu phen, tạp dịch.

Theo các tờ giấy gấp phát hành vào năm 1936 thì khi ấy mỗi ngày đã có bốn chuyến tàu hoả nối liền Hà Nội - Vĩnh Yên. Vào các tháng hè, mỗi ngày còn có thêm hai chuyến tàu đêm với hành trình chưa đến hai tiếng đồng hồ. Liên vận với các chuyến tàu này là hàng chục xe khách sẵn sàng đón khách từ ga Vĩnh Yên đi lên thị trấn Tam Đảo trên núi cao. Vào cuối tuần còn có nhiều chuyến xe buýt công cộng nối liền Hà Nội - Tam Đảo, mỗi chuyến cách nhau chưa tới hai giờ. Chỉ cần nhìn vào con số này ta có thể hình dung ra khi ấy du lịch Tam Đảo đã đông vui nhộn nhịp và đã phát triển đến như thế nào.

Trước đây, khi người Pháp xâm lược việc phát triển du lịch chủ yếu là việc xây dựng các biệt thự lớn nhỏ phục vụ cho bọn Tây - Đầm. Người Pháp không chỉ là bậc thầy về kiến trúc tiện dụng mà còn là những người hào hoa, lãng mạn đối với cả việc xây dựng những căn nhà của họ. Các biệt thự nổi tiếng ở Tam Đảo lúc bấy giờ không chỉ kiên cố, tráng lệ mà còn được chủ nhân đặt những tên gọi lãng mạn như L’horizon (đường chân trời), Bellevue (ngoạn mục). Cũng giống như kiến trúc Pháp ở Sa Pa, Đà Lạt hay Hà Nội, các biệt thự ở Tam Đảo là dấu ấn của thời kỳ chuyển tiếp giữa kiến trúc truyền thống ( kiến trúc gỗ) đến kiến trúc hiện đại ở Việt Nam. Những ngôi nhà là sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ và mỹ thuật Châu Âu được các quan chức thực dân vận dụng sáng tạo ở xứ nhiệt đới với mục đích tạo ra một không gian hưởng thụ mang dáng dấp quê nhà của họ.

Để xây dựng được một không gian kiến trúc đô thị ăn chơi nhỏ bé này, thực dân Pháp đã điều phu phen là những người An Nam nô lệ ở các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên lên núi xây dựng liên tục trong hơn 30 năm. Trong ký ức của những người già Tam Đảo vẫn còn đó dấu ấn về sự lầm lũi cơ hàn của hơn 6.000 con người ở “ làng An Nam” phần lớn sống bằng nghề phu phen, tạp dịch đã bị người Pháp đẩy ra xa trung tâm hơn 2km, đối lập với thế giới thượng lưu, thu nhỏ ở thung lũng này.

trấn du lịch Tam Đảo đã bị đập phá tan nát và bị bỏ hoang, trên 150 biệt thự, khách sạn ở Tam Đảo bị phá sập hoàn toàn.

Sau năm 1954, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, miền Bắc được giải phóng, nhân dân thị trấn Tam Đảo cùng nhân dân miền Bắc bước vào thời kỳ lịch sử mới, vừa xây dựng CNXH ở miền Bắc, vừa cùng nhân dân cả nước kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Mãi đến đầu những năm 1990 khi bắt đầu công cuộc đổi mới thì những người lữ hành lại hăng hái tìm lên Tam Đảo rồi sau đó là cơn sốt đầu tư xây dựng bùng nổ, các khách sạn lớn nhỏ mọc lên từng ngày trên các nền nhà cũ hoang tàn. Đến nay tại đây có hơn 200 khách sạn mở cửa đón khách du lịch.

Hoạt động du lịch lúc này còn hạn chế ở Tam Đảo chỉ có vài nhà nghỉ, khách sạn chủ yếu phục vụ cho các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các chuyên gia nước ngoài.

2.1.2. Thời kỳ tái lập huyện

Huyện Tam Đảo được tái lập lại năm 2003, nơi đây có địa hình đa dạng, có thể nói là “thiên thời địa lợi”, trong những năm qua kinh tế, xã hội của huyện phát triển tương đối toàn diện, nhịp độ tăng trưởng bình quân đạt 14,23% thu nhập bình quân đầu người là 3,495 triệu đồng/năm. Huyện Tam Đảo đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế với mũi nhọn là phát triển du lịch.

Hiện nay, trào lưu tìm về thung lũng Tam Đảo như một Đà Lạt 2 ở miền Bắc bắt đầu phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Khi kinh tế phát triển, nhà nước và các tổ chức, cá nhân đang và đã đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ phát triển du lịch. Đến nay Tam Đảo có 54 cơ sở lưu trú với 1.007 phòng nghỉ đón hàng ngàn khách du lịch trong ngày trong đó có 5 khách sạn được công nhận là đặt tiêu chuẩn 2 sao, một số cơ sở đang lập hồ sơ đề nghị Sở và Bộ văn hoá thể thao và du lịch quyết định công nhận đạt từ 2 - 4 sao, nhiều công trình công cộng đã, đang thi công và cải tạo, nâng cấp.

Những năm gần đây, khách du lịch đến Tam Đảo ngày càng tăng, từ năm 2005 đến năm 2007 tăng bình quân 21,2%/năm. Năm 2008 trong điều kiện khó khăn do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, nhưng Tam Đảo vẫn đón 170.708 lượt khách tăng 14,11%/năm, thu từ du lịch đạt 15 tỷ đồng chiếm 60% tổng thu trên địa bàn. Các loại hình du lịch tham quan, du lịch sinh thái, văn hoá, tâm linh có xu hướng tăng nhanh thu hút hàng chục nghìn lượt du khách tham gia.

Từ hoạt động du lịch, ý thức của người dân về bảo vệ môi trường cũng dần được nâng cao. Đặc biệt là ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cũng đuợc các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ Quốc được củng cố và nâng cao. Từ đó tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của thị trấn luôn ổn định và giữ vững, đảm bảo an toàn cho du khách.

Với sự tăng trưởng trên về lượng khách du lịch đến khu vực này, Tam Đảo đã từng bước khẳng định vị trí quan trọng của mình trong phát triển du lịch không chỉ của Vĩnh Phúc mà còn của trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận, một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước. Cùng với sự phát triển, du lịch bước đầu tạo cơ hội cho cộng đồng địa phương ở khu vực Tam Đảo có thêm việc làm và thu nhập. Mặc dù thu nhập của cộng đồng còn khiêm tốn qua việc tham gia dịch vụ du lịch, tuy nhiên đây cũng là kết quả đáng ghi nhận, góp phần vào nỗ lực giảm bớt áp lực của cộng đồng đến các giá trị tự nhiên của khu vực, đặc biệt phát triển du lịch bền vững nói riêng, phát triển bền vững nói chung ở khu vực Tam Đảo.

2. 2. Du lịch văn hoá huyện Tam Đảo

2.2.1 Du lịch tự nhiên 2.2.1.1. Tiềm năng 2.2.1.1. Tiềm năng

Huyện Tam Đảo tự hào gìn giữ một “gia tài” phong phú, đa dạng do thiên nhiên ban tặng để khai thác, phát triển du lịch bao gồm rừng nguyên

danh thắng Tây Thiên, đỉnh Rùng Rình, rừng Ma, Ao Dứa, hồ Xạ Hương. Tam Đảo còn có hệ thống suối khe, thác nghềnh rất ngoạn mục như suối Vàng, suối Bạc, suối Bát Nhã (Giải Oan), suối Trường Sinh nước chảy róc rách suốt ngày đêm, có cả dấu tích người xưa đánh cờ, suối nước quanh co, uốn khúc theo khe đá. Ven theo các khe suối là những bãi đá khổng lồ, hình thù kỳ dị và những cây cổ thụ lâu năm, xù xì muôn hình, muôn vẻ tạo nên phong cảnh thật hùng vĩ, kỳ thú.

Vườn quốc gia Tam Đảo có nhiều loại cây quý hiếm, hàng trăm loại động vật, côn trùng đặc trưng cần được bảo vệ. Đặc biệt khu nghỉ mát Tam Đảo nằm ở độ cao hơn 900m, nơi có độ cao lên đến 1400m so với mặt nước biển, nhiệt độ trung bình trong năm là 180 C là nơi nghỉ mát lý tưởng cho khách du lịch nhất là vào mùa hè.

Với tiềm năng to lớn về tự nhiên sẽ giúp huyện Tam Đảo phát triển du lịch với nhiều loại hình du lịch như: Du lịch sinh thái, du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch khám phá, du lịch leo núi... một cách có hiệu quả nhất nhằm đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện và đưa huyện trở thành huyện trọng điểm về phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc.

2.2.1.2. Các điểm du lịch nổi tiếng 2.2.1.2.1. Khu du lịch Tam Đảo

Khu du lịch Tam Đảo nằm trên dãy núi Tam Đảo ở độ cao trên 1000m so với mặt nước biển thuộc thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc cách Hà Nội 86km bao gồm 50km theo quốc lộ 2 và khoảng 24km theo quốc lộ 2B. Do nằm ở độ cao lớn nên khu du lịch Tam Đảo có khí hậu mát mẻ, dễ chịu, nhiệt độ trung bình luôn thấp hơn khoảng 50C so với thành phố Vĩnh Yên. Khu du lịch Tam Đảo gồm có núi Tam Đảo và thị trấn Tam Đảo.

Tam Đảo là một dãy núi dài khoảng 80km theo hướng Tây Bắc - Đông Nam rộng từ 10km đến 15km, là khu nghỉ mát lý tưởng của miền Bắc. Sở dĩ gọi là Tam Đảo vì trong dãy núi này có ba ngọn cao nhấp nhô lên như ba hòn

đảo giữa non nước mây trời nên dân gian gọi là Tam Đảo, ba ngọn núi ấy mỗi ngọn một tên riêng.

Ngọn thứ nhất là Thiên Thị vì trên đỉnh núi này có những bãi đá giống như hình người đứng, ngồi thành hàng thứ tự như cảnh họp chợ ở đây bền gọi núi này là Thiên Thị tức chợ người.

Ngọn thứ hai gọi là Thạch Bàn vì đỉnh núi có những phiến đá lớn bằng phẳng như mặt bàn, có những phiến rất lớn vân thờ ngang dọc như hình bàn cờ. Truyền rằng tiên thường hạ giới chơi cờ ở đây nên từ lâu ngọn núi này gọi là Thạch Bàn tức bàn đá.

Ngọn thứ ba gọi là Phù Nghĩa xưa kia gọi là núi Rùng Rình. Sở dĩ gọi như vậy là vì ở đỉnh núi này có những lòng thung trũng quanh năm có nước ngầm lầy thụt, có chỗ như ao sâu, cỏ dại mọc lan ra lấp kín, sau nhiều năm kết lại thành những bè lớn. Khi đi lại ở vùng này thực chất là đi trên những bè cỏ thấy cứ rùng rình rung động dưới chân nên nhân dân gọi là núi Rùng Rình. Giữa thế kỷ 18, Quận Hẻo (Nguyễn Danh Phương) dựng cờ khởi nghĩa chống lại nhà Lê, đặt đại bản doanh ở núi này, ông cho đắp một toà thành lớn và đổi tên núi Rùng Rình thành Phù Nghĩa tức là làm theo việc nghĩa để hiệu triệu nhân dân ủng hộ cuộc khởi nghĩa do ông đề xướng.

Núi Tam Đảo - Vĩnh Phúc cùng với núi Ba Vì - Hà Tây, núi Nghĩa Lĩnh - Đền Hùng - Phú Thọ từ thời thượng cổ đã trở thành thế nước, là đất dựng nghiệp của nhiều đời. Đây là trung tâm văn hoá của nhiều thời kỳ: Kinh đô Văn Lang thời Hùng Vương, kinh đô Cổ Loa thời An Dương Vương, kinh đô Mê Linh thời Trưng Nữ Vương rồi đến Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.

Thị trấn Tam Đảo rộng hơn 300 ha nằm gọn trong một thung lũng của dãy Tam Đảo đồng thời cũng là một trong những vườn quốc gia lớn nhất miền Bắc, nơi đây được bao bọc bởi núi non hùng vĩ tạo nên một vùng khí hậu riêng biệt, nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng 180C đến 220C trong một ngày, thị trấn ở Tam Đảo chuyển đổi mang sắc tiết của cả bốn mùa : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bình minh lãng đãng sương giăng của tiết xuân, giữa trưa - một chút nắng nồng mùa hạ, buổi chiều - mát trời thu tím, đêm xuống - se lạnh đầu đông.

Thiên nhiên và dấu vết thời gian đã ban tặng cho Tam Đảo một khung cảnh tuyệt vời, vừa thơ mộng, u tịch vừa hung vĩ huyền ảo trong cảnh mây gió, sương khói vốn trên đỉnh núi rồi sà xuống những thảm cỏ, những ngôi nhà ven sườn núi.

Vào những ngày hè oi ả, Tam Đảo là một góc trời Pari ôn đới, còn vào những ngày mùa đông đây là xứ sở của sương mù Lôn Đôn ngay trên đất Việt. Ngay từ những phút đầu đi vào chân núi, du khách đã ngất ngây vì lớp lớp rừng thông xanh, vì những khung cảnh như tranh vẽ của sông hồ, làng xóm dưới xa.

Với những gì mà thiên nhiên đã ban tặng cho mảnh đất tuyệt đẹp này, bạn sẽ tha hồ thưởng thức để tự mình khám phá thêm rất nhiều điều thú vị của núi rừng, của mây trời và của con người nơi đây.

* Tam Đảo – Rừng núi thiêng và đất trời du lịch

Vào những ngày đẹp trời, từ Hà Nội nhìn về phía thượng nguồn Sông Hồng ta sẽ thấy dãy núi Tam Đảo nhấp nhô trên nền trời. Đối xứng sang phía bên này là dãy Ba Vì dăng dăng bên trên đường chân trời. Hai dải núi này tạo thành cái thế “tay long - tay hổ” là hai điểm tựa phong thuỷ cho kinh thành Thăng Long ngàn năm bền vững. Và lạ thay, cả hai dãy núi này đều có ba đỉnh nhô lên cao, đều nổi tiếng là các miền đất linh thiêng với những ngôi đền, chùa cổ kính nằm cheo leo trên các sườn núi, ẩn mình dưới lớp rừng già đại ngàn.

Ba Vì có núi Tản Viên là đất của Thuỷ Tinh Vương, một trong bốn vị thần bảo hộ cho non sông đất Việt. Đây là nơi đã diễn ra cuộc chiến đấu dai dẳng giữa thần núi Sơn Tinh chống lại thần nước Thuỷ Tinh, huyền thoại về lịch sử kiên cường của người Việt cổ chinh phục thiên nhiên giành lấy đất sống. Tam Đảo có núi Tây Thiên là đất của Sơn Trụ Quốc Mẫu thời Hùng Vương, thời kỳ đất nước đầu tiên của Việt Nam. Dân gian vẫn tin rằng xưa

kia lúc vào đêm trăng sáng, quần thần tiên thường vẫn đi về nơi các ngọn núi Tam Đảo này. Vì thế ba đỉnh núi mới có các tên gọi Thiên Thị tức là ngôi chợ của người trên trời, Thạch Bàn là nơi các ông tiên rủ nhau đánh cờ, Phù Nghĩa là nơi các vị nghĩa liệt tìm được sự phù giúp của cao xanh. Cách đây mấy ngàn năm, các vua Hùng vào buổi lập quốc đã thấy được một phong cảnh đắc địa dựng kinh đô. Từ nơi đất tổ này, nhìn theo dòng chính của sông Hồng và

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá ở huyện tam đảo vĩnh phúc (Trang 25)