So với các hình thức kết nối hữu tuyến, kết nối không dây có những ưu điểm sau:
- Sự tiện lợi: Kết nối không dây cũng như hệ thống cho phép người dùng truy xuất tài nguyên mạng ở bất kỳ nơi đâu trong khu vực được triển khai. - Hiệu quả: Người dùng có thể duy trì kết nối mạng khi họ đi từ nơi này
- Triển khai: Việc thiết lập hệ thống mạng không dây ban đầu chỉ cần ít nhất 1 AP. Với mạng dùng cáp, phải tốn thêm chi phí và có thể gặp khó khăn trong việc triển khai hệ thống cáp ở nhiều nơi trong tòa nhà.
- Khả năng mở rộng: Mạng không dây có thể đáp ứng tức thì khi gia tăng số lượng người dùng. Với hệ thống mạng dùng cáp cần phải gắn thêm cáp.
Mặc dù có những ưu điểm trên, kết nối không dây có những nhược điểm sau: - Bảo mật: Môi trường kết nối không dây là không khí nên khả năng bị tấn
công hoặc đánh cắp thông tin của người dùng rất cao.
- Phạm vi: Một mạng chuẩn 802.11g với các thiết bị chuẩn chỉ có thể hoạt động tốt trong phạm vi vài chục mét. Nó phù hợp trong 1 căn nhà, nhưngvới một tòa nhà lớn thì không đáp ứng được nhu cầu.
- Độ tin cậy: Vì sử dụng sóng vô tuyến để truyền thông nên việc bị nhiễu, tín hiệu bị giảm do tác động của các thiết bị khác.
- Tốc độ: Tốc độ của mạng không dây (1- 300 Mbps) rất chậm so với mạng sử dụng cáp (10 Mbps đến 10 Gbps), tốc độ này phụ thuộc vào khoảng các từ máy tính của người sử dụng đến AP.
BÀI TẬP TỔNG HỢP
Cho sơ đồ mạng như sau:
Giả thiết:
- Toàn bộ mạng sử dụng chung địa chỉ mạng 172.18.0.0/16
- Máy chủ Server 1 đã được cấu hình để cấp phát địa chỉ IP động bằng giao thức DHCP. Internet R2 R3 R4 R5 Server 1 DHCP Server 2 DNS Server 3 WEB Printer Sw 1 Sw 2 Sw 3 Sw 4 Sw 5 Client 1 Client 2 Client 3 Client 4 S0 S0 S0 E0 E0 E0 E0 E0 S0 S0 R1
- Trang thông tin nội bộ được đặt trên máy chủ Server 3, cổng mặc định - Máy chủ Server 2 cài đặt dịch vụ tên miền, chứa địa chỉ máy chủ Server
3.
Nhiệm vụ 1: Xác định số lượng vùng quảng bá, số lượng mạng con, số lượng bit cần mượn và điền vào bảng sau:
Mạn g con Địa chỉ mạng Phạm vi địa chỉ hợp lệ Địa chỉ quảng bá Có thể sử dụng? Có dùng ? #0 #1 #2 #3 #4 #5 #6 #7
Nhiệm vụ 2: Gán địa chỉ IP cho các thiết bị và điền vào bảng sau:
Giao diện Địa chỉ IP Mặt nạ mạng Cổng mặc định Địa chỉ mạng
Router 1 – E0 Router 2 – S0 Router 2 – E0 Router 3 – S0 Router 3 – E0 Router 4 – S0 Router 4 – E0 Router 5 – E0 Router 5 – S0 Switch 1 Switch 2 Switch 3 Switch 4
Switch 5 Printer Server 1 Server 2 Server 3
Nhiệm vụ 3: Phân tích quá trình cấp phát địa chỉ chỉ IP động khi máy trạm Client 1 khởi động.
Nhiệm vụ 4: Ngay sau khi được cấp phát địa chỉ IP, người sử dụng dùng trình duyệt để truy nhập trang thông tin điện tử đặt trên máy Server 3, hãy phân tích quá thực hiện trên các thiết bị.
Nhiệm vụ 5: Thiết lập mạng trên và thực hiện các công việc sau:
- Thiết lập địa chỉ IP cho các thiết bị như đã chuẩn bị ở nhiệm vụ 2. - Cấu hình định tuyến trên các Router.
- Cấu hình máy chủ Server 1 để cấp phát địa chỉ IP động. - Cài đặt trang thông tin nội bộ trên máy chủ Server 3.
- Cài đặt dịch vụ DNS trên máy chủ Server 2 và cấu hình để trỏ tên miền của trang thông tin nội bộ về địa chỉ IP của máy chủ Server 3.
- Kiểm thử quá trình cấp phát địa chỉ IP động và quá trình truy nhập trang thông tin nội bộ
- Trên máy trạm, thực hành các tiện ích mạng và ghi lại và tìm hiểu ý nghĩa các thông số trong quá trình thực hiện:
o Ipconfig, Ipconfig/all, Ipconfig/renew, Ipconfig/release o Route Print, Route Add, Route Delete
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. J. F. Kurose and K. W. Ross, Computer Networking: A Top-Down Approach Featuring the Internet (2nd edition), Addison-Wesley, 2002. [2] CNAP: Networking Fundamentals, version 4.0, 2004
[3] Andrew S. Tanenbaum Computer Networks, Prentice Hall, 4th edition, 2003.
[4]. Alberto Leon-Garcia and Indra Widjaja, Communication Networks: Fundamental Concepts and Key Architectures, McGraw-Hill, 2000. [5] Larry L. Peterson and Bruce S. Davie Computer Networks: A Systems