Một vấn đề đặt ra là công tác chuyển đổi địa chỉ IP từ phiên bản 4 sang phiên bản 6, tất nhiên các máy tính và thiết bị có khả năng tương thích ngược (làm việc với IP v4) nhưng các hệ thống cũ thì không thể tương thích với IP v6. Một số giải pháp đã được đề xuất như sau:
- Lựa chọn một thời điểm nào đó, tắt tất cả máy để nâng cấp lên IPv6. Ngay cả thời điểm đó khi Internet còn rất nhỏ và vẫn còn được quản trị bởi một nhóm nhỏ các chuyên gia, người ta cũng không thể chọn được một thời điểm như vậy. Giải pháp này ngày nay sẽ đòi hỏi sự tham gia của hàng trăm triệu máy tính và hàng triệu người quản trị mạng, rõ ràng đây là một điều không tưởng. RFC 1933 đưa ra hai giải pháp (có thể sử dụng đồng thời hay dùng riêng rẽ) để dần dần tích hợp các thiết bị sử dụng IPv6 vào thế giới IPv4 (dĩ nhiên mục tiêu dài hạn vẫn là chuyển tất cả các thiết bị sử dụng IPv4 sang IPv6).
- Có thể giải pháp đơn giản nhất để đưa vào các thiết bị hỗ trợ IPv6 là dual- stack. Các thiết bị triển khai cả IPv4 và IPv6. Thiết bị IPv6/IPv4 như vậy được đặc tả trong RFC 1933 có khả năng nhận và gửi cả hai gói dữ liệu IPv4 và IPv6. Khi trao đổi với một nút IPv4, nút IPv6/IPv4 sử dụng gói dữ liệu IPv4 và khi trao đổi với nút IPv6, sẽ sử dụng gói IPv6. Nút IPv4/IPV6 cần phải có cả hai địa chỉ IPv6 và IPv4. Chúng cần phải có khả năng xác định được một nút có khả năng IPv6 hay chỉ hỗ trợ IPv4. Có thể giải quyết vấn đề này nhờ hệ thống tên miền DNS.