Công nghệ Ethernet

Một phần của tài liệu Bài giảng mạng máy tính ths nguyễn xuân anh (Trang 165 - 166)

Hiện nay Ethernet gần như thống trị thị trường mạng cục bộ. Mới chỉ đầu những năm 1980 đến đầu những năm 1990, Ethernet còn phải đối đầu với nhiều thách thức từ những công nghệ LAN khác như FDDI, token-ring, ATM. Ra đời vào giữa những năm 70, Ethernet liên tục phát triển hoàn thiện và vượt xa các công nghệ LAN khác và trong tương lai gần ít có khả năng công nghệ khác thay thế được Ethernet.

Có rất nhiều lý do dẫn đến sự thành công của Ethernet. Thứ nhất, Ethernet là mạng cục bộ tốc độ cao được triển khai rộng rãi đầu tiên. Được triển khai tương đối sớm nên các nhà quản trị mạng lập tức trở nên quen thuộc với Ethernet nên ngại chuyển sang những công nghệ LAN mới. Thứ hai, so với các công nghệ khác như: token-ring, FDDI, ATM…, công nghệ Ethernet tương đối dẽ lắp đặt và giá thành rẻ. Thứ ba, lý do chính đáng nhất để sử dụng các công nghệ LAN khác (FDDI hay ATM) là do công nghệ mới có tốc độ cao hơn, tuy nhiên Ethernet liên tục nâng cấp về tốc độ và đồng thời đảm bảo tính tương thích giữa các tốc độ khác nhau.

Hình 8.6 Bản phác họa mạng Ethernet của Bob Metcalf

Kiến trúc Ethernet được Bob Metcalf đưa ra vào khoảng giữa những năm 70. Hình 6.6 là sơ đồ nguyên gốc về ý tưởng mạng Ethernet, theo đó: các máy tính được kết nối với nhau bằng một kênh truyền chung tương tự như hệ thống ống dẫn nước sinh hoạt trong một khu tập thể. Mỗi máy tính kết nối vào mạng

phải có bộ phận tiếp giáp gọi là giao diện mạng (NIC – Network Interface Controler).

Ethernet có thể chạy trên hình trạng vật lý dạng bus hoặc dạng sao, môi trường truyền dẫn có thể là cáp đồng hoặc cáp quang, tốc độ 10 Mbit/s, 100 Mbit/s hay 1 Gbit/s, thậm chí đang thử nghiệm triển khai tốc độ 10 Gbit/s.

Một phần của tài liệu Bài giảng mạng máy tính ths nguyễn xuân anh (Trang 165 - 166)