Bối cảnh mới

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 82 - 85)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.1. Một số quan điểm cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở

4.1.1. Bối cảnh mới

4.1.1.1. Bối cảnh quốc tế

Một là, bước vào thế kỷ XXInền kinh tế nước ta sẽ chịu tác động mạnh

mẽ, sâu sắc của sự phát triển khoa học công nghệ trên thế giới – điểm nổi bật

về sự phát triển của lực lƣợng sản xuất trong thời gian tới.

Những công nghệ mũi nhọn sẽ tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung, cũng nhƣ đối với Thành phố Hà Nội và huyện Thạch Thất nói riêng. Đó là công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông, công nghệ sinh học, năng lƣợng mới và đặc biệt là công nghệ thông tin tiếp tục phát triển nhảy vọt, thúc đẩy sự hình thành nền kinh tế tri thức và làm biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sở hữu trí tuệ có vai trò ngày càng quan trọng. Trình độ làm chủ thông tin, tri thức có ý nghĩa quyết định sự phát triển của các nền kinh tế. Điều đó làm cho cơ cấu kinh tế và lợi thế của các quốc gia không ngừng biến đổi. Chu trình luân chuyển vốn, thay đổi công nghệ và sản phẩm ngày càng đƣợc rút ngắn, đòi hỏi các quốc gia cũng nhƣ doanh nghiệp phải rất nhanh nhạy để thích ứng. Các nƣớc đang phát triển có cơ hội thu hẹp khoảng cách, cải thiện vị thế của mình đồng thời cũng đứng trƣớc nguy cơ tụt hậu xa hơn và bị phụ thuộc nếu không tranh thủ đƣợc cơ hội, khắc phục yếu kém để để vƣơn lên.

Hai là, quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa tiếp tục được đẩy mạnh; trong đó, sự phát triển và liên kết kinh tế trong khu vực Đông Bắc Á, Đông

Nam Á sẽ diễn ra rất sôi động.

Xu thế khách quan đó vừa tạo ra những cơ hội to lớn, nhƣng cũng làm tăng sức ép cạnh tranh và sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Trong tƣơng lai, khi các tuyến hành lang kinh tế giữa các nƣớc trong khu vực (Trung Quốc, các nƣớc ASEAN) với Việt Nam đƣợc xây dựng và đi vào hoạt động, thì cƣờng độ giao thƣơng hàng hóa, du lịch trên hệ thống này, đặc biệt tại nơi cửa ngõ sẽ tăng mạnh, tác động nhiều chiều đến kinh tế - xã hội nƣớc ta, trong đó có thành phố Hà Nội.

Theo dự báo của các cơ quan chức năng, trong thời gian tới, xu thế FDI vào Việt Nam nói chung cũng nhƣ vùng thuộc địa giới hành chính Thủ đô sẽ tăng nhanh, nhất là khi Hiệp định đối tác thƣơng mại xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) đƣợc ký kết và đi vào hoạt động. Sự quan tâm của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tới các khu công nghiệp, du lịch và nông lâm nghiệp của Việt Nam, trong đó có thủ đô Hà Nội ngày càng cao. Nếu huyện Thạch Thất sẵn sàng tạo các điều kiện về cơ chế chính sách, kết cấu hạ tầng, đất đai và nguồn nhân lực… thì cơ hội hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ tăng lên.

Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh rất phức tạp, đòi hỏi các quốc gia đang phát triển nhƣ nƣớc ta phải chủ động tập trung phát triển những ngành, lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh, để tham gia có hiệu quả vào phân công lao động quốc tế trong quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Tình hình đó đòi hỏi quá trình thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất trong thời gian tới phải luôn bám sát.

4.1.1.2. Bối cảnh trong nước

Một là, cả nước tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

đến năm 2020 do Đại hội lần thứ XI của Đảng xác định là: Phát triển nhanh,

gắn liền với phát triển bền vững trên cơ sở thực hiện tốt 3 khâu đột phá chiến lƣợc: hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, phát triển nhanh nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011).

Theo đó, cùng với cả nƣớc, thủ đô Hà Nội nói chung, huyện Thạch Thất nói riêng cũng sẽ đẩy mạnh cụ thể hóa chủ trƣơng chiến lƣợc nói trên thành các chƣơng trình, đê án, giải pháp nhằm khai thác tối ƣu tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh của mình. Đó vừa là yêu cầu, vừa là động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng của huyện Thạch Thất trong thời gian tới.

Hai là, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội và các quận, huyện của Thành phố đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong quá trình thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới mà Chính phủ đã xác định.

Một nội dung quan trọng trong 19 chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới, có nội dung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng địa phƣơng cho mục tiêu nâng cao thu nhập cho ngƣời dân nông thôn. Thực hiện Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia này, Thành ủy Thành phố có Chương trình số 02 về phát triển nông nghiệp - xây

dựng nông thôn mới giai đoạn 2011- 2015, trong đó có nhiều giải pháp cụ thể

để phát triển kinh tế các huyện ngoại thành trên địa bàn, trong đó có huyện Thạch Thất, nhƣ: thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng; tăng cƣờng thâm canh phát triển nông lâm thủy sản hàng hóa; phát triển các trung tâm công nghệ cao;

phát triển nguồn nhân lực; phát triển du lịch; thƣơng mại; củng cố quốc phòng, an ninh trật tự xã hội và bảo vệ tốt môi trƣờng sinh thái.

Triển khai thực hiện Chƣơng trình 02 của Thành ủy, huyện Thạch Thất, đã cụ thể hóa thành các đề án: Đề án phát triển nông nghiệp bền vững huyện

Thạch Thất giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020 và tiếp sau là

Đề án phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả bền

vững giai đoạn 2013 – 2015 và định hướng đến năm 2020. Nội dung của

những đề án đó là những định hƣớng quan trọng và quá trình thực hiện các đề án này sẽ tác động mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất trong thời gian tới.

Tóm lại, bối cảnh mới có nhiều thuận lợi đi liền với những thách thức

rất lớn; ảnh hƣởng mạnh mẽ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng ở thủ đô Hà Nội và huyện Thạch Thất, đòi hỏi các chủ thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn phải thƣờng xuyên quan tâm để có những quan điểm, giải pháp phù hợp, để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)