Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 44)

2.1.1. Các phương pháp nghiên cứu sử dụng chung cho toàn bộ luận văn

2.1.1.1. Phương pháp luận duy vật biện chứng

Phƣơng pháp duy vật biện chứng là phƣơng pháp luận đặc trƣng trong các công trình nghiên cứu khoa học xã hội, là cơ sở trong nghiên cứu của toàn bộ luận văn. Vận dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, luận văn xem xét quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn liền với quá trình chuyển dịch lao động, là kết quả của trình độ phát triển lực lƣợng sản xuất và phân công lao động xã hội ở một thời điểm nhất định. Phƣơng pháp này đòi hỏi phải đặt sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong mối quan hệ phổ biến với các nhân tố chi phối nó: trình độ phát triển lực lƣợng sản xuất, điều kiện kinh tế - xã hội địa phƣơng, vai trò của thị trƣờng và của Nhà nƣớc, v.v.

Để đƣa ra một số quan điểm cơ bản, giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội thời gian tới, phƣơng pháp này đòi hỏi việc đề xuất các quan điểm và giải pháp đó không thể tƣ biện, mà phải xuất phát từ thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Huyện; đồng thời, đòi hỏi sự đánh giá thực trạng phải khách quan, phải trên cơ sở xem xét, phân tích cụ thể, gắn với điều kiện lịch sử cụ thể.

2.1.1.2. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học

Phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học là phƣơng pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học Kinh tế chính trị. Phƣơng pháp trừu tƣợng hoá khoa học đòi hỏi gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên xảy ra trong những quá trình và những

hiện tƣợng đƣợc nghiên cứu, tách ra những cái ổn định, điển hình trong những hiện tƣợng và quá trình đó, trên cơ sở ấy nắm đƣợc bản chất của các hiện tƣợng, từ bản chất cấp một tiến đến bản chất ở trình độ sâu hơn, hình thành những phạm trù và những quy luật phản ánh những bản chất đó.

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn gặp phải nhiều vấn đề thực tiễn đôi khi chƣa phản ảnh đúng bản chất của vấn đề nghiên cứu. Do đó, phải sử dụng phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học để giữ lại những yếu tố bản chất trong phân tích cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Huyện, từ đó mới có thể đánh giá đúng thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Huyện hiện tại và xu hƣớng chuyển dịch trong thời gian tới ở chƣơng 3 và 4 của luận văn.

2.1.1.3. Phương pháp logic kết hợp với phương pháp lịch sử

Phƣơng pháp lịch sử là phƣơng pháp xem xét sự vật, hiện tƣợng theo đúng trật tự thời gian nhƣ nó đã từng diễn ra trong quá khứ (phát sinh, phát triển và kết thúc). Là phƣơng pháp xem xét và trình bày quá trình phát triển của sự vật, hiện tƣợng lịch sử theo một trình tự liên tục và nhiều góc cạnh, nhiều mặt trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tƣợng khác. Phƣơng pháp lịch sử xem xét rất kỹ các điều kiện xuất hiện và hình thành ra nó, làm rõ quá trình ra đời, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến hoàn thiện của các sự vật hiện tƣợng. Đồng thời, đặt quá trình phát triển của sự vật, hiện tƣợng trong mối quan hệ nhiều sự vật hiện tƣợng tác động qua lại, thúc đẩy hoặc hỗ trợ lẫn nhau trong suốt quá trình vận động của chúng. Phƣơng pháp lịch sử là phƣơng pháp quan trọng trong nghiên cứu, vì khi xem xét, đánh giá sự vật, hiện tƣợng phải coi trọng các quan điểm lịch sử, các sự vật, hiện tƣợng tƣơng đồng đã xảy ra trƣớc đó.

Đề tài vận dụng phƣơng pháp này để xem xét quá trình hình thành, biến đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Huyện Thạch Thất vừa theo xu hƣớng có tính quy luật của sự phân công lao động xã hội, vừa gắn với từng thời điểm

lịch sử trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Huyện. Phƣơng pháp này đƣợc vận dụng trong phân tích thực trạng và đề xuất các quan điểm, giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Huyện Thạch Thất thời gian tới.

Phƣơng pháp logic, theo Ăng ghen, phƣơng pháp logic không phải là cái gì khác phƣơng pháp lịch sử, chỉ có điều là nó thoát khỏi những hình thức lịch sử và những ngẫu nhiên, pha trộn. Lịch sử bắt đầu từ đâu, quá trình tƣ duy cũng phải bắt đầu từ đó và sự vận động tiếp tục thêm nữa của nó chẳng qua là sự phản ánh quá trình lịch sử dƣới một hình thức trừu tƣợng và nhất quán về mặt lý luận. Nó là phản ánh đã đƣợc uốn nắn theo những quy luật mà bản thân quá trình lịch sử thực tế đã cung cấp, hơn nữa mỗi một nhân tố đều có thể xem xét ở cái điểm phát triển mà ở đó quá trình đạt tới chỗ hoàn toàn chín muồi, đạt tới cái hình thức cổ điển của nó. Phƣơng pháp logic là phƣơng pháp xem xét, nghiên cứu các sự kiện lịch sử dƣới dạng tổng quan, nhằm vạch ra bản chất, khuynh hƣớng tất yếu, quy luật vận động của lịch sử. Khác với phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp logic không đi sâu vào toàn bộ diễn biến, những bƣớc quanh co, thụt lùi lịch sử mà, nó bỏ qua những cái ngẫu nhiên có thể xảy ra mà nắm lấy bƣớc phát triển tất yếu, nắm lấy cái cốt lõi của sự phát triển, nghĩa là nắm lấy quy luật lịch sử. Nhƣ vậy, phƣơng pháp locgic cũng phản ánh quá trình lịch sử nhƣng phản ánh dƣới hình thức trừu tƣợng và khách quan bằng lý luận. Có nghĩa là phƣơng pháp logic trình bày sự kiện một cách khái quát trong mối quan hệ đúng quy luật, loại bỏ những chi tiết không cơ bản. Đó là hình thức đặc biệt phản ánh quá trình lịch sử.

Vận dụng phƣơng pháp này, luận văn trình bày các sự việc và đƣa ra những nhận định đã có chú ý đến sự vận động logic của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở địa bàn huyện Thạch Thất. Từ thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện để đƣa ra các giải pháp thúc đẩy

sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Thạch Thất trong thời gian tới.

2.1.1.4. Phương pháp phân tích

Phƣơng pháp phân tích là phƣơng pháp nghiên cứu và xem xét các báo cáo tổng kết, các kết quả nghiên cứu thực tiễn, để tìm ra những vấn đề có tính quy luật của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất; khái quát những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết để có giải pháp phù hợp.

Luận văn sử dụng phƣơng pháp này trong toàn bộ quá trình nghiên cứu, trƣớc hết là để tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan, sau là để phân tích cơ sở lý luận, làm rõ thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất và kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Qua đó, rút ra một số bài học cho huyện Thạch Thất.

2.1.1.5. Phương pháp tổng hợp

Tổng hợp là quá trình ngƣợc lại với quá trình phân tích, nhƣng nó lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung và cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.

Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngƣợc nhau) từ sự phân tích, khả năng trừ tƣợng, khái quát nắm bắt đƣợc định tính từ rất nhiều khía cạnh định lƣợng khác nhau.

Luận văn sử dụng phƣơng pháp này trong toàn bộ quá trình nghiên cứu, trƣớc hết là để tổng hợp các nội dung quan trọng từ công trình nghiên cứu có liên quan để đƣa ra cơ sở lý luận, sau là tổng hợp kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của một số địa phƣơng. Để từ đó tổng hợp các điểm quan trọng trong thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thạch Thất và đánh giá chúng theo các tiêu chí cơ bản.

2.1.2. Các phương pháp nghiên cứu điển hình của từng chương

2.1.2.1. Phương pháp sử dụng trong chương 1

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phƣơng pháp này dựa trên những nguồn thông tin thứ cấp đƣợc thu thập từ những tài liệu nghiên cứu trƣớc đây để xây dựng những cơ sở khoa học cho vấn đề nghiên cứu. Để thực hiện nhiệm vụ của chƣơng 1 là tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của luận văn, học viên sử dụng phƣơng pháp này để tìm hiểu, phân tích tổng hợp những tài liệu đã công bố có liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Trên cơ sở đó, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

Phương pháp nghiên cứu điển hình

Ở chƣơng 1, luận văn nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở các huyện khác nhƣ: Mỹ Đức, Sóc Sơn, Thanh Oai. Từ những mô hình này, học viên sẽ rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể học tập và vận dụng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

2.1.2.2. Các phương pháp sử dụng trong chương 3

Nhằm làm rõ nội dung của chƣơng 3 là thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, Luận văn sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp thống kê, thu thập và xử lý số liệu

Để có cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, luận văn đã tiến hành thu thập những thông tin liên quan tới nhiệm vụ của đề tài. Những số liệu luận văn thu thập đƣợc chủ yếu là số

liệu thứ cấp nhƣ Niên giám thống kê, các báo cáo, các công trình nghiên cứu và phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất. Từ đó đƣa ra những nhận định khách quan, đồng thời đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp ở huyện Thạch Thất.

Phương pháp phân tích định tính, định lượng (thống kê)

Sau khi đã thu thập đƣợc nguồn dữ liệu đáng tin cậy, luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích định tính để đƣa ra các nhận xét, đánh giá thành tựu, hạn chế cùng nguyên nhân, làm rõ vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; sau đó, sử dụng phƣơng pháp định lƣợng (thống kê) để kiểm chứng, chứng minh cho các nhận xét, đánh giá đã nêu ra.

Phương pháp so sánh

Trên cơ sở các thông tin thu thập đƣợc kết hợp với quá trình phân tích thông tin, luận văn so sánh sự thay đổi về diện tích, tỷ trọng lao động và giá trị… của từng tiểu ngành, giữa các tiểu ngành trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Thạch Thất, để từ đó có những nhận xét khách quan về thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất.

2.1.2.3. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong chương 4

Chƣơng 4 của luận văn tập trung đề xuất quan điểm, phƣơng hƣớng, giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Trong chƣơng này, học viên chủ yếu sử dụng phƣơng pháp phân tích, so sánh, tổng hợp kết hợp với phƣơng pháp dự báo trên cơ sở những đánh giá thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện nay ở huyện Thạch Thất; quán triệt các quan điểm, đƣờng lối chung của Đảng, trực tiếp là của Đảng bộ huyện Thạch Thất về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, để đề xuất các quan điểm, mục tiêu và giải pháp khả thi. Luận văn

cũng dựa trên cơ sở kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các huyện khác, vận dụng vào hoàn cảnh hiện tại của Huyện Thạch Thất để đƣa ra các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Huyện trong thời gian tới.

2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

Luận văn tập trung chủ yếu nghiên cứu cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Thạch Thất. Bên cạnh đó, có tham khảo kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở 3 huyện bạn: Mỹ Đức, Sóc Sơn và Thanh Oai.

Về thời gian nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội trong khoảng thời gian từ năm 2010 cho tới năm 2015 nhằm đánh giá tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Huyện tại thời điểm hiện tại và đề xuất những phƣơng hƣớng cho thời gian tới.

2.3. Các công cụ đƣợc sử dụng để nghiên cứu

Nguồn số liệu sẽ đƣợc sử dụng: Số liệu của Văn phòng UBND huyện Thạch Thất, Phòng Kinh tế Huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội, Cục Thống kê thành phố Hà Nội, Phòng thống kê Huyện, xã điển hình… Bên cạnh những số liệu này, nguồn thông tin từ internet cũng đƣợc khai thác chọn lọc để đƣa ra những số liệu cập nhật và chính xác nhất.

Sau khi thu thập các thông tin từ các nguồn, để đƣa ra đƣợc kết quả thông qua các thời kỳ, đồng thời có sự so sánh, học viên sử dụng công cụ Microsoft Excel để sắp xếp các số liệu và đƣa ra bảng số liệu, biểu đồ thông qua các thời điểm khác nhau.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội thành phố Hà Nội

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Thạch Thất nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội. Diện tích tự nhiên của toàn Huyện trƣớc đây là 131,84 km2, đơn vị hành chính gồm Thị trấn Liên Quan và 20 xã trong đó có 4 xã nằm ở phía Bắc, 9 xã nằm ở phía Đông, 4 xã nằm ở phía Nam và 3 xã nằm ở phía Tây. Theo quyết định điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội, từ ngày 1/8/2008, có thêm ba xã thuộc huyện Lƣơng Sơn - Hoà Bình đƣợc sáp nhập vào huyện Thạch thất là: Tiến Xuân, Yên Trung và Yên Bình. Diện tích đất tự nhiên đƣợc điều chỉnh từ 131,84 km2 lên thành 202,5km2, chủ yếu là vùng bán sơn địa và đồng bằng.

- Phía Bắc giáp huyện Phúc Thọ.

- Phía Đông giáp huyện Phúc Thọ, Quốc Oai. - Phía Nam giáp huyện Quốc Oai.

- Phía Tây giáp huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây.

Huyện Thạch Thất có nhiều dự án của Trung ƣơng, thành phố Hà Nội, nhƣ khu công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học Quốc gia Hà Nội, Khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai, Đại lộ Thăng Long, đƣờng kinh tế Bắc - Nam, trục Hồ Tây - Ba Vì, là điều kiện thuận lợi để cho huyện Thạch Thất phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo tiền đề để huyện Thạch Thất xây dựng thành công nông thôn mới.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, đất đai, khí hậu, thủy văn

Trƣớc hết, về đặc điểm địa hình.

Huyện Thạch Thất có địa hình đa dạng, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Địa hình đƣợc chia làm 2 loại là vùng đồi gò, bán sơn địa nằm ở phía Tây và vùng đồng bằng nằm ở phía Đông. Cụ thể là:

- Vùng đồi gò, bán sơn địa: Nằm ở phía hữu sông Tích và các xã mới sáp nhập nằm phía Tây Nam huyện với diện tích khoảng 142,6 km2, chiếm 70,4% diện tích. Địa hình trong vùng không đồng đều, gồm những đồi núi

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)