Đẩy mạnh việc thực hiện dồn điền, đổi thửa; xây dựng quy

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 93 - 127)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

4.2.1. Đẩy mạnh việc thực hiện dồn điền, đổi thửa; xây dựng quy

hoạch, bố trí lại các ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Thạch Thất

Đây là giải pháp then chốt để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất; bởi việc dồn điền đổi thửa không những giúp nông dân giảm chi phí sản xuất mà còn là điều kiện cần để chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tổ chức sản xuất hàng hóa. Gắn liền với kết quả dồn điền, đổi thửa, phải chủ động định hƣớng sự phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa, hiệu quả, bền vững, trên cơ sở tận dụng và khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế của Huyện. Điều đó đòi hỏi nhất thiết phải làm tốt công tác quy hoạch trên cơ sở phân tích khoa học điều kiện thực tiễn về đất đai, khí hậu, thổ nhƣỡng của từng vùng để bố trí cây trồng, vật nuôi một cách phù hợp. Thực hiện giải pháp này cần triển khai đồng bộ các biện pháp cụ thế sau:.

Một là, đẩy mạnh việc thực hiện dồn điền, đổi thửa.

Hiện nay, đất nông nghiệp ở huyện Thạch Thất còn khá manh mún, với trung bình từ 5 - 6 thửa/hộ. Để khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất, nhằm tạo ra các ô thửa có diện tích lớn, hình thành các vùng chuyên canh theo hƣớng sản xuất hàng hoá, bền vững, đảm bảo theo quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, quy hoạch xây dựng nông thôn mới và đề án xây dựng nông thôn mới đã đƣợc phê duyệt; cấp ủy, chính quyền từ Huyện đến cơ sở

cần đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa; phấn đấu sau dồn điền đổi thửa mỗi hộ chỉ còn từ 1 đến 2 thửa, để thuận lợi cho việc hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn.

Các biện pháp cụ thể:

Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, quán triệt Chỉ thị

của Ban Thƣờng vụ Thành uỷ, Kế hoạch của UBND Thành phố, Nghị quyết của Huyện uỷ, Kế hoạch của UBND huyện, Kế hoạch, Phƣơng án dồn điền đổi thửa của UBND xã tới đội ngũ cán bộ, cấp uỷ, đảng viên trong toàn Đảng bộ; tới cán bộ các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân để mọi ngƣời hiểu rõ chủ trƣơng, mục đích, yêu cầu, nguyên tắc, biện pháp thực hiện kế hoạch, phƣơng án dồn điền đổi thửa.

Thứ hai, Ban chỉ đạo dồn điền đổi thửa các xã phải đặc biệt coi trọng

công tác chuẩn bị, nhƣ: thu thập hồ sơ, tài liệu, lập sơ đồ đất nông nghiệp ngoài đồng theo từng thôn; có đủ các hồ sơ quy hoạch, nghiên cứu xây dựng phƣơng án định hƣớng của xã chi tiết; tính toán điều chuyển đất đai giữa các thôn sao cho hợp lý nhất; cung cấp vật tƣ, hỗ trợ kinh phí kịp thời cho Ban dồn điền các thôn. Bên cạnh đó, phải hoàn thành việc đo đạc, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân sau dồn điền đổi thửa.

Thứ ba, có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ nhân dân trong việc chuyển đổi

các mô hình sản xuất theo hƣớng sản xuất hàng hóa; đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Thứ tư, động viên, khen thƣởng kịp thời những cá nhân, hộ gia đình

tiêu biểu trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.

Thứ năm, chú trọng công tác đào tạo, tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn

nuôi cho nông dân; tổ chức cho nông dân đi thăm quan, học hỏi các mô hình chuyển đổi mang lại hiệu quả kinh tế cao tại các địa phƣơng trong và ngoài Huyện. Xây dựng và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh quy

mô lớn. Quy hoạch và xây dựng các vùng rau an toàn, rau cao cấp, vùng hoa, cây cảnh, vùng cây ăn quả... Phát triển chăn nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hóa, ứng dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, tạo khối lƣợng sản phẩm lớn, chất lƣợng cao. Nhanh chóng hình thành các khu chăn nuôi gắn với giết mổ, chế biến công nghiệp tập trung xa khu dân cƣ, có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trƣờng. Tăng diện tích mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản, tận dụng toàn bộ các loại mặt nƣớc, cải tạo một phần diện tích đất mặt nƣớc chƣa sử dụng, chuyển đổi một phần đất lúa vùng úng trũng năng suất thấp để nuôi trồng thủy sản.

Hai là, xây dựng quy hoạch, bố trí lại các ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch Nông thôn mới, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất… của Huyện đã đƣợc phê duyệt, Huyện cần khẩn trƣơng xây dựng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh để tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao nhƣ: lúa chất lƣợng cao, lúa đặc sản, rau sạch, rau an toàn, cây ăn quả, hoa, cây cảnh, các khu chăn nuôi tập trung, các vùng sản xuất thủy sản thâm canh. Bên cạnh đó, bố trí lại các ngành nông nghiệp ở huyện Thạch Thất theo hƣớng sản xuất hàng hóa, đúng nhƣ Đề án phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả, bền vững giai đoạn 2013 – 2015 và định

hướng đến năm 2020 mà UBND Huyện đã đề ra, nhằm thúc đẩy chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng phát triển mạnh sản xuất hàng hóa chất lƣợng cao kết hợp với xây dựng các mô hình nông nghiệp sinh thái.

Các biện pháp cụ thể là:

Thứ nhất, đối với ngành trồng trọt.

Quy hoạch và xây dựng các vùng chuyên canh lúa có năng suất, chất lƣợng cao; các vùng sản xuất rau an toàn, rau cao cấp; vùng hoa, cây cảnh; vùng cây ăn quả, v.v. Trong đó:

- Cây lương thực: giữ vững diện tích gieo trồng lúa khoảng 4.000 ha vào cuối năm 2015 và 3.700 ha vào năm 2020. Xây dựng vùng lúa chuyên canh chất lƣợng cao, cơ giới hóa đồng bộ quy mô tập trung tại các xã: Lại Thƣợng, Cẩm Yên, Đại Đồng, Phú Kim, Hƣơng Ngải, Canh Nậu, Dị Nậu, Hạ Bằng, Thạch Xá, Chàng Sơn. Tăng cƣờng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và đầu tƣ thâm canh để đạt năng suất 62 tạ/ha/vụ vào năm 2015 và 65 tạ/ha/vụ vào năm 2020.

- Cây thực phẩm: Đƣa diện tích trồng rau lên 600 ha vào cuối năm

2015 và 700 – 800 ha vào năm 2020 tập trung tại các xã: Canh Nậu, Dị Nậu, Hƣơng Ngải, Phú Kim, Đại Đồng, Cẩm Yên, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung. Năng suất phấn đấu đạt 230 – 240 tạ/ha/năm đến cuối năm 2015 và 260 – 280 tạ/ha/năm vào năm 2020.

- Hoa, cây cảnh: Phấn đấu đến cuối năm 2015 toàn Huyện có 50 ha

hoa, cây cảnh; năm 2020 có 150 ha tại các xã ven quốc lộ, tỉnh lộ, ven đô thị nhƣ: Phùng Xá, Thạch Xá, Đại Đồng, Hƣơng Ngải, Canh Nậu, Dị Nậu, Bình Phú, Hạ Bằng, Tân Xã, Đồng Trúc. Nhân rộng mô hình trồng hoa chất lƣợng cao tại các xã: Đại Đồng, Yên Bình, Tiến Xuân, Canh Nậu, Dị Nậu, Phú Kim, Hƣơng Ngải.

- Cây ăn quả: Khuyến khích hình thành các vùng cây ăn quả tập trung

tại các xã vùng gò đồi.

Thứ hai, đối với ngành chăn nuôi.

Phát triển chăn nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hóa, ứng dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, tạo khối lƣợng sản phẩm lớn, chất lƣợng cao. Nhanh chóng hình thành các khu chăn nuôi gắn với giết mổ, chế biến công nghiệp tập trung, xa các khu dân cƣ, có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trƣờng. Trong đó:

- Chăn nuôi trâu, bò: chủ yếu phát triển ở các vùng gò đồi và vùng núi.

Đến cuối năm 2015 duy trì đàn trâu có 5.470 con trâu, sau đó giảm dần. Đàn bò năm 2015 là 8.180 con, đến năm 2020 tăng lên 9.500 con.

- Chăn nuôi lợn: Phát triển chăn nuôi lợn theo mô hình trang trại tập trung, xa khu dân cƣ. Đƣa giống lợn có tỷ lệ nạc cao vào sản xuất. Phấn đấu đến cuối năm 2015 quy mô đàn lợn là 90.000 con, đến năm 2020 đạt 105 – 110 nghìn con. Trang trại chăn nuôi lợn tập trung bố trí tại các xã Cẩm Yên, Lại Thƣợng, Bình Yên, Kim Quan, Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung.

- Chăn nuôi gia cầm: Khuyến khích phát triển chăn nuôi gia cầm theo

mô hình trang trại chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp xa khu dân cƣ, thuận tiện trong công tác phòng chống dịch bệnh và vệ sinh thú y tập trung; bố trí tại các xã có điều kiện mặt bằng nhƣ: Cẩm Yên, Lại Thƣợng, Yên Trung, Tiến Xuân, Yên Bình, Bình Yên, Kim Quan. Dự kiến tổng đàn gia cầm đến cuối năm 2015 đạt khoảng 732.000 con; năm 2020 đạt khoảng 900.000 con.

Thứ ba, đối với ngành lâm nghiệp.

Phát triển, bảo vệ rừng với diện tích hiện có với mục tiêu bảo vệ môi trƣờng sinh thái, cảnh quan du lịch, bảo tồn cây quý hiếm. Làm tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng; phòng cháy và chữa cháy rừng, hạn chế tới mức thấp nhất số vụ cháy và phá rừng xảy ra trên địa bàn. Tích cực trồng rừng mới tập trung, trồng cây phân tán, đẩy mạnh cải tạo diện tích rừng trồng hiện có. Kết hợp giữa trồng rừng mới, cải tạo rừng với phát triển cây ăn qua tập trung phục vụ phát triển du lịch sinh thái ở các xã Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung.

Thứ tư, đối với ngành thủy sản.

Tăng diện tích mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản, bố trí chủ yếu ở các xã vùng trũng, tiếp giáp với Sông Tích nhƣ: Xã Cẩm Yên, Lại Thƣợng, Phú Kim, Kim Quan, Cần Kiệm, Bình Yên, Thạch Xá. Tận dụng toàn bộ các loại mặt nƣớc, cải tạo phần diện tích đất mặt nƣớc chƣa sử dụng, chuyển đổi một phần đất lúa vùng úng trũng năng suất thấp để nuôi trồng thủy sản.

4.2.2. Xây dựng và phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật, kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở huyện Thạch Thất

Đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp là một giải pháp quan trọng để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Nếu hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp nhƣ giao thông, thuỷ lợi, điện, thông tin, trạm trại kỹ thuật, cơ sở dịch vụ nông nghiệp càng hoàn thiện thì càng tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp phát triển theo hƣớng thâm canh, đa dạng hoá sản phẩm.

Thực tế ở huyện Thạch Thất những năm qua cho thấy: để đƣa đƣợc những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tạo điều kiện cho các hộ dân tham gia vào chƣơng trình thâm canh cây lƣơng thực và chƣơng trình sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, chƣơng trình sản xuất hàng hoá….thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, tạo mặt bằng cho sản xuất có một ý nghĩa quan trọng. Trong khi đó, một trong những nguyên nhân hạn chế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đƣợc chỉ ra ở chƣơng 3 của luận văn này là hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp ở một số địa phƣơng trong Huyện xuống cấp, hƣ hỏng, chƣa đƣợc kịp thời duy tu, bảo dƣỡng, nâng cấp… Do đó, thời gian tới, Huyện cần tiếp tục đẩy đầu tƣ, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn bằng nhiều biện pháp.

Một là, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của Trung ương theo các chương

trình dự án khuyến nông và sự đầu tư hỗ trợ của Thành phố theo Quyết định

số 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/07/2012 ban hành quy định thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 – 2015.

Hai là, thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình, mục tiêu quốc gia, các chương trình khuyến nông, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên

địa bàn Huyện trong việc thực hiện Đề án nông thôn mới của các xã.

Hàng năm ngân sách huyện căn cứ vào kế hoạch, kết quả nguồn thu ngân sách để bố trí kinh phí phù hợp khi thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới theo lộ trình đã đề ra; trong đó chú trọng tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và trách nhiệm xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở đó, huy động mọi nguồn lực góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn văn minh, giàu đẹp và yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Ba là, tăng cường đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn, bao gồm hệ thống điện, đường giao thông, chợ (chợ đầu mối), hệ thống kho chứa, hệ thống thuỷ lợi.

Trước hết, đối với hệ thống thuỷ lợi.

Hoàn thiện công tác phân vùng phát triển thủy lợi; tập trung đầu tƣ xây dựng hoàn chỉnh các công trình kiểm soát lũ theo phƣơng châm “sống chung với lũ”, tránh gây tác động xấu về môi trƣờng; xây dựng các công trình phù hợp với đặc điểm tự nhiên và yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp của từng tiểu vùng và phân khu phát triển thủy lợi, trong đó ƣu tiên cho cải tạo và xây mới các công trình thủy lợi đối với các khu vực nuôi trồng thủy sản, bảo đảm cách ly đƣợc nguồn nƣớc cấp và nguồn nƣớc thải đã bị ô nhiễm ra khỏi vùng sản xuất. Hoàn thiện quy trình tƣới, kiên cố hóa hệ thống kênh mƣơng nội đồng và các cống đầu kênh, tăng đầu tƣ cho hệ thống trạm bơm điện vừa và nhỏ, nhằm sử dụng tiết kiệm nguồn nƣớc tƣới và giảm chi phí tƣới để hạ giá thành sản phẩm. Cùng với các giải pháp hạn chế tác hại thiên tai, phải điều chỉnh quy hoạch sản xuất và dân cƣ thích ứng với điều

kiện thiên nhiên; nâng cao khả năng chủ động phòng chống thiên tai, hạn chế thiệt hại. Đồng thời, hoàn thành xây dựng các công trình thuỷ lợi kết hợp với phòng tránh lũ ở các đê, sông.

Thứ hai, đối với hệ thống điện.

Phát triển đồng bộ mạng lƣới truyền tải điện gắn với các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung để tạo thuận lợi đƣa máy móc, thiết bị cơ khí vào phục vụ sản xuất, giảm tổn thất điện trong quá trình sử dụng.

Thứ ba, đối với hệ thống chợ.

Tiếp tục phát triển mạng lƣới chợ cả về số lƣợng và chất lƣợng. Phấn đấu đến năm 2020 sẽ có từ 1 - 2 chợ/xã; trên toàn huyện có 14 chợ loại III, trong đó 4 chợ cấp vùng và 10 chợ ở các xã. Ngoài ra, cần đầu tƣ nâng cấp, xây dựng cơ sở vật chất của các chợ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.

Thứ tư, đối với hệ thống giao thông.

Huy động tối đa mọi nguồn lực, tăng cƣờng phối hợp giữa Nhà nƣớc và nhân dân để thực hiện hoàn chỉnh các tuyến đƣờng liên huyện, các tuyến đƣờng nối với Tỉnh lộ, Quốc lộ tạo thành một mạng giao thông liên hoàn, thông suốt đảm bảo ô tô đến đƣợc trung tâm xã. Các tuyến đƣờng liên xã có mặt đƣờng rộng từ 3 - 5m, đảm bảo xe tải 3 - 5 tấn lƣu thông dễ dàng, tỷ lệ mặt đƣờng nhựa đạt trên 50%, góp phần tạo điều kiện cho lƣu thông và vận chuyển hàng hóa đƣợc thuận tiện, dễ dàng, kích thích kinh tế phát triển.

4.2.3. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, đào tạo nghề, tích cực ứng dụng khoa học công nghệ, sử dụng rộng rãi giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao

Đây là giải pháp quan trọng để thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thạch Thất. Với những lợi thế sẵn có, đặc biệt trong xu thế cạnh tranh giữa các vùng, miền, địa phƣơng trong tiến trình phát triển và

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 93 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)