Một số quan điểm cơ bản

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 85 - 93)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.1.2.Một số quan điểm cơ bản

4.1. Một số quan điểm cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở

4.1.2.Một số quan điểm cơ bản

Trong thời gian tới, để tiếp tục thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội theo hƣớng CNH, HĐH, phát huy lợi thế so sánh của địa phƣơng, gắn với thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế, tác giả luận văn cho rằng cần quán triệt thực hiện tốt một số quan điểm cơ bản sau đây:

4.1.2.1 . Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải hướng vào mục tiêu tăng thu nhập và cải thiện đời sống nông dân

Đây là quan điểm xác định mục đích xuyên suốt của việc thực hiện các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Do đó, nó có vị trí quan trọng hàng đầu, định hƣớng mục tiêu của việc thực hiện các giải pháp.

Mục tiêu mà nhân dân ta phấn đấu thực hiện là “Dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hiện nay thì nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nông dân đang là mục tiêu quan trọng, có tính cấp thiết; bởi ngƣời nông dân là chủ thể trực tiếp sản xuất ra nông phẩm cho mình và cho xã hội, nhƣng thu nhập và đời sống của họ còn nhiều khó khăn, không ít nông dân không thể sống đƣợc bằng chính nghề nông. Chính vì vậy, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đƣợc đặt ra, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lực đầu vào của họ là đất đai, sức lao động, nguồn vốn và kinh nghiệm canh tác… Tuy nhiên, thực tiễn tại Thạch Thất và nhiều địa phƣơng cho thấy, không ít trƣờng hợp do chạy theo thành tích, danh hiệu, phong trào nhất thời, mà chính quyền địa phƣơng có những định hƣớng sự chuyển dịch không trúng, không đúng về: lựa chọn trồng cây gì, nuôi con gì, quy hoạch các vùng sản xuất tập trung… dẫn tới những khó khăn hơn trong cải thiện đời sống nông dân. Do đó, việc thực hiện các biện pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Thạch Thất trong thời gian tới phải luôn chú ý đến việc hiện thực hóa mục tiêu tăng thu nhập và cải thiện đời sống của ngƣời nông dân. Quán triệt quan điểm này, trong thời gian tới, huyện Thạch Thất cần quan tâm làm tốt một số nội dung sau:

Một là, trong quá trình tổ chức thực hiện các đề án phát triển nông

nghiệp đến năm 2020 và những năm tiếp theo, các cơ quan chức năng của Huyện, trƣớc hết là Phòng Nông nghiệp cần tham mƣu cho UBND Huyện triển khai các chủ trƣơng, giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp một cách đồng bộ, có tính tới những tác động nhiều chiều của mỗi giải pháp, để hạn chế sự triệt tiêu lẫn nhau khi áp dụng từng giải pháp trong quá trình hƣớng tới mục tiêu tăng thu nhập, cải thiện đời sống của ngƣời nông dân.

Hai là, trong quá trình thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,

cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển các vùng sản xuất tập trung một cách có kế hoạch, theo đúng quy hoạch đã đƣợc tính toán. Trong quá trình đó, cần tăng cƣờng việc tuyên truyền, giáo dục để ngƣời dân thực hiện việc đầu tƣ, mở rộng sản xuất không tự phát, mà theo đúng quy hoạch, để tránh nguy cơ phá sản do sản xuất thừa so với nhu cầu của thị trƣờng.

4.1.2.2. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải hướng tới phát triển một nền nông nghiệp bền vững

Đây cũng là một quan điểm có vai trò định hƣớng mục tiêu thực hiện các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Thạch Thất thời gian tới; bởi lẽ phát triển bền vững là mối quan tâm trên phạm vi toàn cầu, là yêu cầu cấp thiết trong phát triển kinh tế hiện nay của mọi quốc gia. Là một ngành sản xuất vật chất quan trọng để duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội loài ngƣời, nông nghiệp cần đƣợc phát triển bền vững; bởi quá trình sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên và đó cũng chính là quá trình con ngƣời tác động vào môi trƣờng tự nhiên.

Phát triển nông nghiệp bền vững đƣợc hiểu là sự phát triển đạt đƣợc cả ba nội dung: tăng trƣởng nông nghiệp ổn định; các vấn đề xã hội của nông thôn đƣợc giải quyết tốt; môi trƣờng thiên nhiên không bị hủy hoại và từng bƣớc đƣợc cải thiện. Thực hiện đƣợc mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững sẽ góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội không những trên địa bàn nông thôn, mà còn trên phạm vi cả nƣớc. Tuy nhiên, việc thực hiện các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp không phải lúc nào cũng dẫn đến đảm bảo sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp. Tình trạng khó tiêu thụ quả vải của Bắc Giang, dƣa hấu của Quảng Nam, hành tím của Quảng Ngãi… là những cảnh báo cho huyện Thạch Thất trong quá trình thực hiện các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Hơn nữa, chính hạn chế thứ ba đƣợc chỉ ra ở chƣơng 3 của luận

văn này về việc vi phạm các quy định sử dụng đất, về ô nhiễm môi trƣờng… trong quá trình sản xuất nông nghiệp thời gian qua, cũng cho thấy việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời gian tới trên địa bàn Huyện nhất định phải bám sát chủ trƣơng phát triển nền nông nghiệp bền vững. Quán triệt quan điểm này, trong thời gian tới, Thạch Thất cần coi trọng thực hiện những nội dung sau đây:

Một là, cần phải thực hiện tốt các quy định của pháp luật về sản xuất

kinh doanh nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp theo hƣớng: khai thác tối ƣu, sử dụng tiết kiệm, an toàn các nguồn lực.

Đây là yêu cầu cần thiết hiện nay để đảm bảo tính bền vững trong phát triển nông nghiệp nói chung và khai thác, sử dụng đất nông nghiệp nói riêng. Do vậy, các cơ quan chức năng của Huyện cần phổ biến, hƣớng dẫn đầy đủ, kịp thời các văn bản quy định hiện hành trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, quản lý, sử dụng đất nông nghiệp bền vững. Trên cơ sở đó, hƣớng dẫn nông dân tổ chức thực hiện nghiêm những quy định. Huyện cần phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trƣờng của Thành phố và các cơ quan khoa học khảo sát đánh giá đầy đủ tiềm năng đất và nƣớc của từng vùng, khuyến cáo (tƣ vấn) cho ngƣời dân lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhƣỡng, khí hậu và nhu cầu thị trƣờng; sử dụng hoá chất (phân hoá học, thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ, thuốc phòng dịch bệnh…) theo quy chuẩn an toàn, hiệu quả. Các cơ quan chức năng cần làm tốt công tác quản lý chất lƣợng đối với mạng lƣới dịch vụ cung ứng vật tƣ (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi) của tƣ nhân để hạn chế tới mức thấp nhất sự ảnh hƣởng của các sản phẩm kém chất lƣợng tới quá trình sản xuất của ngƣời nông dân.

Hai là, cần thƣờng xuyên tuyên truyền, giáo dục, kết hợp với các biện

trại, trang trại chăn nuôi tập trung phải quan tâm tới các yếu tố kinh tế - xã hội - môi trƣờng với ý thức trách nhiệm cao.

4.1.2.3. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

Đây là quan điểm chỉ đạo phƣơng thức lựa chọn và thực thi các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời gian tới ở huyện Thạch Thất. Trong điều kiện nền kinh tế đất nƣớc đang phát triển theo hƣớng kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc, thì việc sản xuất của ngƣời nông dân không thể chỉ dựa vào những gì mình có thể làm đƣợc, mà phải sản xuất theo nhu cầu của thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Có thế, sản phẩm làm ra mới có tính cạnh tranh và có thể đƣợc tiêu thụ. Chính vì vậy, các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải hƣớng vào phát triển nền nông nghiệp chất lƣợng cao với những phƣơng thức tổ chức sản xuất tiến bộ, đáp ứng yêu cầu về quy mô sản xuất mang tính hàng hóa, tập trung, chuyên canh cao; sản phẩm có chất lƣợng, đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng trong nƣớc và thế giới. Quán triệt quan điểm này cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:

Một là, tiếp tục coi trọng việc đổi mới tƣ duy sản xuất nông nghiệp theo

hƣớng sản xuất hàng hoá cho mọi tầng lớp nhân dân.

Theo đó, trƣớc khi tiến hành đầu tƣ sản xuất loại nông sản nào, ngƣời đầu tƣ vào đất nông nghiệp cần trả lời cho đƣợc câu hỏi “sản phẩm làm ra tiêu thụ ở đâu, thị trƣờng chấp nhận số lƣợng bao nhiêu, đối thủ cạnh tranh của mình là ai, v.v.”. Các cơ quan chức năng của Huyện cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, định hƣớng cho bà con nông dân việc đầu tƣ sản xuất phải gắn với thị trƣờng đầu ra, để quá trình thực hiện các biện pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi luôn bám sát các yêu cầu của thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.

Hai là, các cơ quan chức năng của Huyện cần tiếp tục tổ chức khảo sát đánh giá tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng; nhu cầu của thị trƣờng trong nƣớc, khu vực và thế giới đối với những sản phẩm mà Huyện có thể sản xuất; để trên cơ sở đó chỉ đạo xây dựng và mở rộng các vùng sản xuất chuyên canh cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, Huyện cần tập trung chỉ đạo xây dựng một số mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để rút kinh nghiệm, sau đó nhân rộng, nếu thành công.

4.1.2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải gắn chặt với quá

trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn

Đây cũng là một quan điểm chỉ đạo phƣơng thức vận dụng và thực thi các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với những biến đổi kinh tế - xã hội ở nông thôn huyện Thạch Thất trong thời gian tới.

Nông nghiệp và nông thôn là hai khái niệm khác nhau, nhƣng giữa chúng lại có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Sản xuất nông nghiệp diễn ra trên địa bàn nông thôn, còn nông thôn là không gian, là môi trƣờng mà ngƣời nông dân sống và sản xuất nông nghiệp. Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới với 19 tiêu chí đã đƣợc xác định chính là sự cụ thể hóa Nghị quyết của Trung ƣơng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; với mục tiêu cơ bản là: phát triển nền nông nghiệp hiện đại, xây dựng nông thôn mới văn minh, đời sống vật chất tinh thần của cƣ dân nông thôn đƣợc cải thiện và nâng cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một nội dung quan trọng để thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới; ngƣợc lại, xây dựng nông thôn mới là tiền đề quan trọng để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Do đó, việc thực hiện các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất trong thời gian tới nhất thiết phải gắn chặt với quá trình xây dựng nông thôn mới. Quán triệt quan điểm này, cần chú ý các yêu cầu sau:

Một là, tiếp tục tuyên truyền, quán triệt để ngƣời nông dân hiểu đúng những yêu cầu của 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới; trong đó cần khẳng định rõ việc chủ động chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp có quan hệ chặt chẽ với việc xây dựng nông thôn mới ở địa phƣơng.

Công tác tuyên truyền của các cấp, các ngành trong Huyện phải giúp cho mọi ngƣời dân nắm đƣợc nội dung chính của Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Theo đó, xây dựng nông thôn mới là công việc thƣờng xuyên của mỗi nhà, mỗi ngƣời, mỗi thôn xóm và từng địa phƣơng, do ngƣời dân là chủ thể, Nhà nƣớc chỉ hỗ trợ, nên không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nƣớc. Xây dựng nông thôn mới là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại ở nông thôn; xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn sự phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa với đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ theo quy hoạch của Thành phố và của Huyện; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cƣ nông thôn, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn khó khăn trong Huyện; nâng cao trình độ sản xuất, vai trò làm chủ của nông dân ở nông thôn; xã hội nông thôn dân chủ ổn định; môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ, an ninh trật tự đƣợc giữ vững. Vì thế, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời gian tới ở Thạch Thất cũng là nhằm hoàn thành 19 chỉ tiêu của Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới; và chính việc triển khai thực hiện các mục tiêu của Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới lại tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Huyện.

Hai là, việc triển khai thực hiện các đề án phát triển nông nghiệp đến

năm 2020 và những năm tiếp theo của Huyện phải gắn với các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo đó, trong thời gian tới, Huyện cần tiếp tục chỉ đạo làm tốt công tác dồn điền đổi thửa, tạo điều kiện để tập trung ruộng đất (quyền sử dụng) vào

những ngƣời có khả năng, nhu cầu để hình thành những vùng sản xuấ nông nghiệp chuyên canh quy mô lớn. Nguyên tắc dồn điền đổi thửa là trên cơ sở Luật đất đai, các văn bản hƣớng dẫn, quy định do Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng ban hành; đồng thời, việc dồn, đổi phải đƣợc tiến hành trên cơ sở tự nguyện, cùng có lợi của ngƣời dân. Khi bài toán về lợi ích đƣợc giải quyết thấu tình đạt lý thì những vƣớng mắc trong chuyển đổi, chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất trên những mảnh, thửa khác nhau sẽ đƣợc xoá bỏ. Chính việc tạo lập và giữ vững sự đồng thuận về các quan hệ ruộng đất là yếu tố cần thiết cho phát triển nông nghiệp bền vững và cho xây dựng nông thôn mới.

Ba là, cần kết hợp mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp

và xây dựng nông thôn mới trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp và đời sống nông thôn.

Để phát triển nền nông nghiệp hàng hoá, Thạch Thất cần tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp. Nếu việc đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng đƣợc tính toán một cách khoa học, đáp ứng đồng thời cho cả mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, thì việc sử dụng đồng vốn đầu tƣ vào xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn sẽ có hiệu quả cao. Thực hiện yêu cầu này, cần phát triển đồng bộ hệ thống giao thông nông thôn (kể cả giao thông nội đồng) phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tạo nên sự kết nối các vùng sản xuất, đáp ứng nhu cầu giao thông thuận tiện giữa các địa phƣơng, giảm chi phí vận chuyển hàng hóa. Phát triển hệ thống thủy lợi để không chỉ đảm bảo chủ động tƣới, tiêu nƣớc cho sản xuất nông nghiệp, mà còn có khả năng thoát nƣớc cho các địa bàn dân cƣ sinh sống khi có lụt, bão. Bảo đảm hệ thống truyền tải điện cung cấp ổn định điện cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt ở nông thôn. Phát triển hệ thống thông tin, truyền thông

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 85 - 93)