địa phƣơng và bài học rút ra cho huyện Thạch Thất
1.3.1. Kinh nghiệm của huyện Mỹ Đức
Mỹ Đức là vùng bán sơn địa, nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ, cách trung tâm Hà Nội chƣa đầy 50km. Giao thông đƣờng bộ có tuyến quốc lộ 21B chạy từ Hà Đông, qua thị trấn Đại Nghĩa, sang tỉnh Hà Nam. Giao thông đƣờng sông có con sông Đáy, cùng hệ thống sông suối nhỏ chằng chịt trên địa bàn huyện.
Mỹ Đức đã chủ trƣơng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, để xây dựng nông thôn mới có kinh tế phát triển, đời sống văn hoá phong phú lành mạnh, có cơ sở hạ tầng đáp ứng đƣợc những nhu cầu cơ bản của nông dân, bảo đảm công bằng xã hội, củng cố an ninh - quốc phòng. Cùng với chủ trƣơng phát triển kinh tế nhiều thành phần và xác định hộ xã viên là là đơn vị kinh tế tự chủ, Huyện đã có nhiều chủ trƣơng, biện pháp thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn.
Những năm gần đây, huyện Mỹ Đức đã tổ chức chỉ đạo dồn điền đổi thửa, chuyển đổi mạnh cơ cấu mùa vụ, cấy 100% diện tích lúa xuân muộn, mùa sớm để trồng cây vụ Đông, nâng hệ số lần gieo trồng từ 2,2 lần năm 2005 lên 2,8 lần năm 2009; cơ cấu giống lúa tập trung vào các giống nguyên chủng có năng suất cao; tăng cƣờng đầu tƣ kinh phí, áp dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhƣ: đầu tƣ 1,4 tỷ đồng để hỗ trợ tập huấn kỹ thuật phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) trong bảo vệ thực vật, chƣơng trình thâm canh lúa cải tiến SRI, lúa lai, lúa chất lƣợng cao, đƣa
các giống cây, con có năng suất, chất lƣợng cao vào sản xuất nhƣ: Bò lai Sind, lợn siêu nạc... Huyện đã xây dựng nhiều mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao đƣợc tổng kết nhân ra diện rộng; trong đó, đã đầu tƣ 2,6 tỷ đồng hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi cho hộ nông dân (lúa lai, khoai tây, đậu tƣơng, bò đực giống…). Do đó, năng suất lúa bình quân hàng năm đạt 12,2 tấn/ha; giá trị sản xuất 1 ha canh tác bình quân đạt 59 triệu đồng/năm, tăng 18% so với mục tiêu đề ra; sản xuất vụ Đông trở thành vụ sản xuất chính trong năm đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập, góp phần giải quyết lao động nông nhàn cho hộ nông dân.
Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng đƣợc Huyện chú trọng đẩy mạnh; nhờ đó, đã chuyển đổi đƣợc 1.636 ha (chiếm 20% diện tích lúa, đạt 82% so với mục tiêu đề ra là 2000 ha) từ diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang mô hình chăn nuôi kết hợp, bƣớc đầu có hiệu quả. Theo đó, đã có 500 ha cho thu nhập từ 100 triệu đồng/ha/năm trở lên. Huyện xây dựng đƣợc 85 mô hình trang trại (24 trang trại chăn nuôi, 38 trang trại thuỷ sản, 21 trang trại tổng hợp, 01 trang trại trồng cây lâu năm, 01 trang trại trồng cây hàng năm). Công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đƣợc Huyện chỉ đạo quan tâm, khoanh vùng dập dịch cúm gia cầm, lợn tai xanh, lở mồm long móng kịp thời, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng không để dịch tái phát nên chăn nuôi ổn định và phát triển. Trong 5 năm qua, giá trị chăn nuôi tăng bình quân hàng năm là 5,8%, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp năm 2005 là 30,4%, dự kiến năm 2010 ƣớc đạt 37,8%.
Bên cạnh đó, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển trồng rừng đƣợc UBND huyện đặc biệt quan tâm. Đến nay, độ che phủ rừng đạt 48%. Huyện tổ chức thực hiện tốt việc quy hoạch, bảo vệ phòng chống cháy rừng nên trong những năm qua không để xảy ra cháy rừng. Công tác thuỷ lợi đã đƣợc Huyện đầu tƣ với tổng kinh phí 235,5 tỷ đồng, trong đó kinh phí của Huyện
19,5 tỷ đồng, Thành phố 216 tỷ đồng để xây dựng các công trình thuỷ lợi trên địa bàn toàn Huyện, nhƣ: xử lý, đắp đê bao tại xã An Phú, Hợp Thanh, An Tiến, đê vùng Hƣơng Sơn, đê Mỹ Hà…, nạo vét các kênh và một số công trình kè bờ hữu đê sông Đáy. UBND huyện cũng chỉ đạo các xã, thị trấn làm tốt công tác thuỷ lợi nội đồng và chƣơng trình kiên cố hoá kênh mƣơng; nhờ đó, đã góp phần đảm bảo nƣớc tƣới, tiêu cho sản xuất, hàng năm chủ động xây dựng và triển khai thực hiện phƣơng án phòng, chống bão, lụt, úng và phân lũ. Huyện cũng thƣờng xuyên quan tâm, tích cực chỉ đạo, củng cố hoạt động của các HTX nông nghiệp theo Luật HTX 2013. Hiện nay có 20/23 HTX nông nghiệp kinh doanh dịch vụ có lãi, hoạt động có hiệu quả.
Trong thời gian tới, Huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đƣa các giống lúa năng suất, chất lƣợng cao, cây ăn quả, vật nuôi mới vào sản xuất để tạo ra vùng sản xuất hàng hoá lớn mang tính đặc thù của từng vùng, từng xã trong Huyện. UBND huyện chỉ đạo thực hiện thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng nhanh giá trị thu nhập trên 1 đơn vị diện tích canh tác; phấn đấu từ năm 2015 trở đi, diện tích lúa canh tác ổn định từ 6.500 - 7.000ha/vụ, sản lƣợng lúa ổn định ở mức 86.000 tấn/năm, tiếp tục chuyển dịch các mô hình cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, kinh tế cao hơn trồng lúa. Huyện sẽ đầu tƣ kinh phí xây dựng, quy hoạch các vùng đất bãi ven sông Đáy để trồng rau sạch, rau an toàn (khoảng 50 – 100 ha ở xã Bột Xuyên, Lê Thanh, Phùng Xá, Vạn Kim); tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển mô hình thuỷ sản - chăn nuôi kết hợp, chăn nuôi cá thâm canh… tạo ra vùng sản xuất có sản phẩm lớn ở xã An Phú, Hợp Thanh và Hƣơng Sơn. Bên cạnh đó, UBND huyện cũng chỉ đạo đẩy mạnh nghiên cứu đầu tƣ sản xuất một số sản phẩm hàng hoá có tính
đặc thù phục vụ du khách trẩy hội Chùa Hƣơng, từng bƣớc gắn kết hiệu quả giữa hoạt động du lịch và thƣơng mại.
Ngoài ra, UBND huyện còn chú trọng huy động nhiều nguồn vốn để phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Huyện. Ngoài ngân sách huyện, xã, thị trấn hàng năm dành tối thiểu 30 - 40% để đầu tƣ cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Huyện còn tích cực đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn vốn trong dân, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; hỗ trợ các dự án giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho nông dân, tổ chức đào tạo nghề cho nông dân trong tiến trình thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
1.3.2. Kinh nghiệm của huyện Sóc Sơn
Huyện Sóc Sơn nằm ở phía Bắc thành phố Hà Nội. Với diện tích tự nhiên 306,5 km2, Sóc Sơn là huyện có diện tích lớn thứ 2 của Hà Nội, chỉ sau huyện Ba Vì.
Sóc Sơn là huyện ngoại thành của Hà Nội, với dân số trung bình khoảng 263,5 nghìn ngƣời, diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất so với các quận, huyện trong thành phố. Do vậy, việc phát triển nông nghiệp luôn đƣợc Đảng bộ Thành phố và Huyện quan tâm.
Trong những năm gần đây, để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, UBND huyện đã chỉ đạo quyết liệt việc dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Với việc hoàn thành dồn điền đổi thửa hơn 11.000 ha (từ chỗ bình quân 10 thửa/hộ đến nay giảm xuống còn 2,5 thửa/hộ), Huyện đã có nhiều giải pháp thúc đẩy hình thành nên những vùng sản xuất chuyên canh, tăng tỷ lệ cơ giới hóa, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp phát triển, hình thành
nhiều vùng sản xuất chuyên canh đem lại giá trị kinh tế cao, có những vùng đạt từ 350 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/ha, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nông dân.
1.3.3. Kinh nghiệm của huyện Thanh Oai
Huyện Thanh Oai với diện tích tự nhiên là 129,6 km², dân số là 175.800 ngƣời đang đƣợc xem là mô hình “điểm” trong quá trình xây dựng nông thôn mới của thành phố Hà Nội. Một trong những nội dung của quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Thanh Oai là đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Trong vấn đề này, huyện Thanh Oai đã tập trung vào việc hoàn thành công tác dồn điền, đổi thửa để quy hoạch thành các vùng sản xuất tập trung và tích cực hỗ trợ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hóa, quy mô lớn bền vững và hiệu quả.
Xác định rõ tầm quan trọng của công tác dồn điền, đổi thửa đối với việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, UBND huyện Thanh Oai đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và chính quyền các xã, thị trấn bám sát cơ sở hƣớng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện. Hàng tuần, thành viên Ban Chỉ đạo của huyện, của xã và tiểu ban dồn điền đổi thửa tổ chức họp giao ban để kịp thời nắm bắt những khó khăn, vƣớng mắc, đƣa ra biện pháp khắc phục. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, Thanh Oai đã hoàn thành dồn điền đổi thửa trên 8.200 ha. Thông qua công tác dồn điền đổi thửa, toàn bộ diện tích đất nông nghiệp đều đƣợc quy hoạch lại và hệ thống giao thông nội đồng, kênh mƣơng tƣới tiêu cũng đƣợc điều chỉnh phù hợp. Thực tế, mỗi hộ gia đình trƣớc dồn điền đổi thửa có 7 - 15 thửa ruộng. Đến nay, chỉ còn 1 - 2 thửa, thuận lợi cho việc hình thành các mô hình đầu tƣ thâm canh, chuyên canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Điểm nhấn sau dồn điền đổi thửa là Huyện tập trung chỉ đạo xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa đem lại giá trị kinh tế cao, nhƣ mô hình nuôi trồng thuỷ sản ở các xã Liên Châu (145 ha), Hồng Dƣơng (90 ha) cho giá trị thu nhập trên 300 triệu/ha/năm; mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cƣ ở xã Tân Ƣớc (7 ha), xã Kim Thƣ (15 ha)... cho giá trị thu nhập trên 1 tỷ đồng/ha/năm; mô hình trồng cam Canh tại xã Kim An (70 ha), Cao Viên (50 ha) cho giá trị trên 800 triệu - 1 tỷ đồng/ha/năm. Đến nay, toàn Huyện đã chuyển đổi đƣợc 1.118 ha, trong đó nuôi trồng thuỷ sản, trồng lúa và nuôi cá 680 ha, rau an toàn 108 ha, cây ăn quả 393 ha, chăn nuôi tập trung xa khu dân cƣ 37 ha. Các mô hình chuyển đổi đã cho kết quả cao gấp 4 đến 5 lần so với cấy lúa. Ngoài ra, các xã, thị trấn đã thực hiện quy hoạch các vùng sản xuất theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới, tạo các vùng sản xuất tập trung với tổng diện tích quy hoạch chuyển đổi đến năm 2020: rau an toàn 337,24 ha, cây ăn quả 348,81 ha, hoa và cây cảnh 69,89 ha, lúa + cá + vịt 312,1 ha, nuôi trồng thủy sản 638,78 ha, chăn nuôi tập trung 131,14 ha và 5.000 ha chuyên trồng lúa hàng hoá. Những hộ có nhu cầu sản xuất chuyển đổi đƣợc ƣu tiên dồn vào các vùng quy hoạch sản xuất tập trung. Việc quy hoạch các vùng sản xuất là phù hợp với thực tế sản xuất của các địa phƣơng nhằm thúc đẩy sản xuất theo hƣớng chuyên canh hàng hoá chất lƣợng cao.
Cùng với việc hoàn thành công tác quy hoạch lại sản xuất trên cơ sở dồn điền, đổi thửa, để giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ngoài cơ chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển nông nghiệp của Thành phố, UBND huyện huyện Thanh Oai rất năng động hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Trong đó, việc hỗ trợ nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, nhƣ: hỗ trợ đƣa các giống mới, công nghệ sản xuất mới, cơ giới hoá các công đoạn sản xuất, thu hoạch... Ngoài ra, hàng năm, huyện còn đầu tƣ hỗ trợ 50%
giá giống lúa mới, chất lƣợng cao, 40% giá giống một số cây trồng vụ đông, hỗ trợ 50% giá một số loại máy nhƣ: máy làm đất, máy cấy, máy gặt, máy phun thuốc trừ sâu. Trong chăn nuôi, UBND huyện hỗ trợ việc đẩy mạnh việc chăn nuôi theo hƣớng an toàn sinh học, thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch. Ngoài các chƣơng trình hỗ trợ của Thành phố, Huyện đã đầu tƣ hỗ trợ kinh phí mua thuốc khử trùng vệ sinh ở các nơi có nguy cơ cao, các vùng nuôi trồng thuỷ sản chuyển đổi, hỗ trợ công tiêm phòng, kinh phí mở các lớp tập huấn kỹ thuật với kinh phí đầu tƣ cho nông nghiệp trên 10 tỷ đồng mỗi năm.
Có thể nói, chủ trƣơng thực hiện dồn điền đổi thửa gắn với quy hoạch lại diện tích sản xuất nông nghiệp để thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn đã tạo điều kiện quan trọng để Huyện Thanh Oai thực hiện tốt Chƣơng trình số 02-CTr/TU của Thành uỷ Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp xây dựng nông thôn mới, từng bƣớc nâng cao đời sống nông dân”. Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Huyện đã có nhiều chuyển biến cả về năng suất, chất lƣợng, giá trị thu nhập trên đơn vị canh tác tăng qua các năm. Nhiều chƣơng trình dự án, những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới đƣợc áp dụng vào sản xuất nông nghiệp giúp nông dân giảm đƣợc chi phí sản xuất, giải phóng sức lao động, nâng cao thu nhập. Chƣơng trình cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp gắn với việc sử dụng các loại máy cấy, máy làm đất, máy gặt đập liên hoàn… ngày càng đƣợc ứng dụng nhiều vào sản xuất. Những diện tích cấy lúa kém hiệu quả đã đƣợc chuyển đổi sang các mô hình trang trại phù hợp hơn để mang lại hiệu quả cao trên đơn vị diện tích canh tác, v.v. Nhờ đó, đã thực sự góp phần vào sự phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Huyện.
1.3.4. Bài học rút ra cho huyện Thạch Thất
Từ kinh nghiệm về thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của một số địa phƣơng bạn, có thể rút ra một số bài học cho huyện Thạch Thất nhƣ sau:
Thứ nhất, cần quy hoạch lại diện tích đất nông nghiệp thông qua việc
đẩy mạnh dồn điền, đổi thửa để hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, thâm canh; các mô hình sản xuất nông sản hàng hóa tập trung. Đó là điều kiện để khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với lợi thế so sánh của địa phƣơng về thổ nhƣỡng, khí hậu và thị trƣờng.
Thứ hai, chính quyền cần đầu tƣ cho nông nghiệp, nông thôn tƣơng
xứng với tiềm năng của địa phƣơng; tăng cƣờng hỗ trợ nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi thông qua các chƣơng trình dự án, các chính sách tín dụng, đào tạo nhân lực…; đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng khoa học - công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, nhất là công nghệ sinh học, gắn với các loại giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất và giá trị kinh tế cao.
Thứ ba, khuyến khích nông dân đẩy mạnh phát triển các nông sản có
lợi thế cạnh tranh phục vụ xuất khẩu đi đôi với đầu tƣ thâm canh, đa dạng hóa sản xuất; ƣu tiên phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, có thị trƣờng tiêu thụ ổn định.