Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất,
3.2.3. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng lãnh thổ ở
sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng; trong đó: rừng sản xuất là 1.869,8 ha, chiếm 72,4% diện tích, rừng phòng hộ là 78,8 ha, rừng đặc dụng 632,33 ha. Diện tích rừng phòng hộ và đặc dụng tập trung chủ yếu ở các xã Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình. Điều đáng chú ý trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành lâm nghiệp ở Thạch Thất thời gian qua, là công tác vận động nhân dân thực hiện chuyển đổi rừng keo, bạch đàn sang rừng sinh thái kết hợp du lịch để nâng cao hiệu quả kinh tế rừng, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống cho ngƣời đƣợc giao đất rừng. Riêng năm 2014, Huyện đã thực hiện thành công mô hình chuyển đổi rừng keo, bạch đàn sang trồng rừng sinh thái tại xã Yên Bình và xã Yên Trung với tổng diện tích 45 ha, vƣợt kế hoạch Thành phố giao là 35 ha. Bên cạnh đó, Huyện đã thƣờng xuyên quan tâm chỉ đạo trồng bổ sung, riêng năm 2014 đã trồng đƣợc 45.750 cây phân tán đạt 101,6% kế hoạch và trồng bổ sung đƣợc 181,9 ha rừng.
Tóm lại, thời gian qua, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ
ngành nông nghiệp ở huyện Thạch Thất theo hƣớng chuyển mạnh sang sản xuất các loại giống mới đem lại giá trị kinh tế cao, là hƣớng chuyển dịch đúng đắn, cần tiếp tục đƣợc duy trì, đẩy mạnh trong thời gian tới.
3.2.3. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng lãnh thổ ở huyện Thạch Thất ở huyện Thạch Thất
Phát huy lợi thế tiềm năng về đất đai, đặc điểm khí hậu, thổ nhƣỡng từng vùng đất trên địa bàn, cùng với xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế hƣớng: giảm tỷ trọng nhóm ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng nhóm ngành chăn nuôi và thuỷ sản, trong những năm qua, huyện Thạch Thất còn đẩy mạnh sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng lãnh thổ, hình thành những vùng sản xuất hàng hoá tập trung: vùng sản xuất lúa; vùng trọng điểm trồng rau, màu; vùng trọng điểm chăn nuôi; vùng trọng điểm khai thác và nuôi trồng thủy sản; vùng phát triển lâm nghiệp. Huyện đã tập trung quy hoạch lại đất đai, đầu tƣ nâng cấp hệ thống thủy lợi đảm bảo tƣới tiêu đồng bộ, trên cơ sở dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi 1.492.203 mét vuông đất nông nghiệp với 306 mô hình (Phụ lục 2) để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.
Trƣớc hết, đối với vùng trồng lúa.
Huyện đã tiến hành quy hoạch vùng sản xuất các loại lúa có chất lƣợng cao tại các xã Đại Đồng, Hƣơng Ngải, Lại Thƣợng, Cẩm Yên, Phú Kim, Canh Nậu, Dị Nậu, Chàng Sơn, Thạch Xá, Hạ Bằng, hình thành vùng thâm canh lúa cao sản tại các xã Đại Đồng, Hƣơng Ngải, Canh Nậu với diện tích khoảng 5.300 ha.
Thứ hai, đối với vùng trọng điểm trồng rau, màu.
Huyện đã đầu tƣ xây dựng vùng sản xuất rau, thực phẩm chuyên canh; chú trọng phát triển các loại rau an toàn, đậu thực phẩm, cây ăn quả... tập trung tại các xã Phú Kim, Hƣơng Ngải, Canh Nậu, Dị Nậu, Hạ Bằng, Đồng Trúc, Tiến Xuân với diện tích trên, dƣới 2.000 ha. Bên cạnh đó, cũng đã quy hoạch và phát triển các vùng trồng cây ăn quả nhƣ: thanh long, chuối tiêu hồng, bƣởi Diễn, đu đủ, nhãn lồng, hồng Yên Thôn ở các xã Bình Yên, Kim Quan, Thạch Xá, Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung.
Trong các vùng này, những giống cây phù hợp với điều kiện đất đai của từng vùng, nhất là các loại rau, quả có giá trị kinh tế cao từng bƣớc đƣợc đƣa vào canh tác; đồng thời, đã triển khai thực hiện mô hình cánh đồng canh tác đạt 130 triệu đồng trở lên.
Thứ ba, đối với vùng trọng điểm chăn nuôi.
Huyện đã quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung ở các xã Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình, Lại Thƣợng, Bình Yên, Kim Quan. Tại những vùng này, Huyện đã chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện các chƣơng trình cải tạo con giống, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phòng chống dịch bệnh, tạo thuận lợi về vay vốn, mặt bằng để nông dân xây dựng trang trại. Nhờ đó, số trang trại, gia trại và số lƣợng gia súc, gia cầm đều tăng lên hàng năm.
Thứ tƣ, đối với vùng trọng điểm khai thác và nuôi trồng thủy sản.
Huyện đã quy hoạch và mở rộng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tại các xã Cẩm Yên, Lại Thƣợng, Phú Kim, Cần Kiệm, Đại Đồng, Hƣơng Ngải, Canh Nậu, Dị Nậu, hình thành những trang trại tập trung nuôi các loại cá có giá trị kinh tế cao.
Thứ năm, đối với vùng phát triển lâm nghiệp.
Đƣợc quy hoạch tập trung ở các xã Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung. Tại nơi đây, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hƣớng vào cải tạo một số diện tích trồng keo, bạch đàn, những loại cây có giá trị kinh tế thấp, để chuyển sang trồng cây ăn quả, cây dƣợc liệu và cây sinh thái; đồng thời, phát triển kinh tế vƣờn rừng để tăng thu nhập cho ngƣời dân.