Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 63 - 72)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2.2.Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành trong nông nghiệp

3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất,

3.2.2.Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành trong nông nghiệp

ra chậm, tốc độ chuyển dịch không cao.

3.2.2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành trong nông nghiệp của huyện Thạch Thất của huyện Thạch Thất

3.2.2.1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành trồng trọt

Một là, xét về cơ cấu giá trị sản xuất: tốc độ chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất giữa các nhóm sản phẩm chủ lực lại diễn ra chậm và không ổn định qua các năm.

Bảng 3.1. cho thấy, trong giai đoạn 2010 – 2015, giá trị sản xuất của ngành trồng trọt luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp huyện Thạch Thất. Nếu năm 2011giá trị sản xuất của ngành trồng trọt đạt 177.415 triệu đồng, thì năm 2015 ƣớc tính đạt 201.094 triệu đồng, tăng 13,3% so với năm 2011. Tuy nhiên, cơ cấu giá trị sản xuất giữa các loại cây trồng chủ yếu diễn ra chậm; cụ thể:

+ Nhóm cây lƣơng thực có hạt, chủ yếu là lúa chiếm tỷ trọng giá trị sản xuất lớn và giảm chậm, giai đoạn 2010 - 2015 giảm 2%.

+ Nhóm cây ăn quả chiếm tỷ lệ thấp và có tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất không cao, tuy nhiên chất lƣợng một số trái cây chủ lực bƣớc đầu đƣợc cải thiện. Từ năm 2011 trở lại đây, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao cũng đƣợc chú trọng, nhƣng do điểm xuất phát về quy mô giá trị sản xuất nhỏ nên tỷ trọng tăng chậm.

+ Nhóm các cây còn lại (rau, hoa, đậu,...) có tỷ trọng giá trị sản xuất nhỏ và tăng chậm. Trong đó, chỉ có giá trị sản xuất rau các loại tăng, các cây còn lại hầu hết đều giảm là do thị trƣờng tiêu thụ chủ yếu trong nƣớc, giá cả không ổn định và tăng chậm.

Hai là, xét về cơ cấu diện tích cây trồng: có sự chuyển đổi rõ rệt trong nội bộ từng loại cây theo hƣớng giảm diện tích gieo trồng các cây có năng suất và giá trị thấp, tăng diện tích trồng các loại cây giống mới có năng suất và giá trị kinh tế cao. Cụ thể là:

Thứ nhất, đối với cây lúa:

Diện tích gieo cấy lúa cả năm 2011 là 9.478,0 ha, năm 2014 tăng 177,6 ha, đạt 9.656,6 ha (Phụ lục 1). Tuy nhiên, cơ cấu giống lúa gieo trồng đã có sự dịch chuyển tiến bộ. Nếu năm 2011, diện tích giống lúa chất lƣợng cao nhƣ lúa nếp, lúa thơm chỉ chiếm 31% diện tích, thì đến năm 2014 đã đạt trên 60% diện tích gieo cấy. Cơ cấu giống lúa theo mùa cũng đƣợc chuyển biến tích cực. Năm 2011, diện tích lúa xuân muộn đạt 70-80% diện tích, mùa sớm chiếm 90% diện tích (UBND Huyện Thạch Thất, 2014). Các giống lúa dài ngày năng suất, chất lƣợng thấp đƣợc thay thế dần bằng các giống lúa ngắn ngày có năng suất và chất lƣợng cao nhƣ: Các giống lúa nếp, bắc hƣơng, hƣơng thơm, nam hƣơng 10, XT27, XT28, BC15, TB45, thơm RVT và lúa lai

đến năm 2012 và cuối năm 2014 chỉ còn 20-30% diện tích (UBND Huyện Thạch Thất, 2014); qua đó đã nâng cao hiệu quả kinh tế, rút ngắn đƣợc thời gian chăm sóc, ít bị ảnh hƣởng sâu bệnh và thời tiết bất thuận gây ra. Nhờ đó, nông dân có điều kiện giải phóng đất sớm trong vụ mùa để trồng cây vụ đông.

Thứ hai, đối với cây ngô:

Diện tích ngô đƣợc gieo trồng năm 2011 đạt 403,8 ha, chủ yếu phục vụ chăn nuôi, nên giá trị kinh tế thấp, thời gian sản xuất kéo dài. Đến năm 2014, diện tích gieo trồng tăng lên thành 501 ha và năm 2015 ƣớc tính đạt 527 ha (Phụ lục 1), nhƣng diện tích trồng ngô phục vụ chăn nuôi chỉ còn 20 – 30%, còn 70 – 80% diện tích trồng ngô nếp bán tƣơi (ngô non) (UBND Huyện Thạch Thất, 2014). Sự thay đổi này làm cho thu nhập của bà con nông dân đƣợc tăng lên gấp 3 – 5 lần so với trồng lúa; bởi thời gian từ gieo trồng đến thu hoạch ngắn hơn so với trồng ngô phục vụ chăn nuôi và trồng lúa, chỉ mất 70 – 75 ngày.

Thứ ba, đối với cây rau, đậu thực phẩm:

Phụ lục 1 cho thấy, nếu diện tích gieo trồng 2 loại cây này năm 2011 là 731,2 ha, thì năm 2014 diện tích đã tăng nhanh lên thành 1.198,4 ha, nhƣng với chủng loại đa dạng và có giá trị cao. Đến nay, trên địa bàn Huyện đã hình thành những vùng sản xuất rau, củ quả an toàn ở Hƣơng Ngải, Dị Nậu, Canh Nậu, Kim Quan, Hạ Bằng, Bình Yên và Yên Bình. Hầu hết các loại bí xanh, bí đỏ, dƣa chuột, dƣa lê, dƣa hấu đều có thơi gian sinh trƣởng ngắn ngày, năng suất chất lƣợng cao phù hợp với các thời vụ trong năm đƣợc nông dân gieo trồng và có hiệu quả kinh tế gấp từ 3 -5 lần so với cây lúa. Điều đó cho thấy cơ cấu nội ngành rau, đậu thực phẩm đã có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực.

Thứ tư, đối với các loại cây hoa, cây cảnh:

Sự dịch chuyển một bộ phận diện tích đất nông nghiệp sang trồng hoa, cây cảnh là một hƣớng đi mới ở huyện Thạch Thất trong những năm gần đây. Năm 2011, quy mô diện tích trồng hoa, cây cảnh ở Huyện còn nhỏ lẻ, nhƣng đến cuối năm 2014, đầu năm 2015, quy mô diện tích trồng hoa, cây cảnh đã đƣợc mở rộng với nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là mô hình trồng hoa ly ở: Đại Đồng, Hƣơng Ngải, Canh Nậu, Đồng Trúc, Thạch Xá, Liên Quan, Phùng Xá, Hữu Bằng, Bình Phú và Yên Bình. Trong gần 5 năm qua, các mô hình trồng hoa, cây cảnh đều cho thu nhập cao hơn nhiều so với gieo trồng một số loại cây khác, bình quân từ 100 -150 triệu đồng/sào/vụ (2,7 – 2,8 tỷ đồng/ha); trong đó, một số loại cây cảnh có giá trị kinh tế hàng tỷ đồng (UBND Huyện Thạch Thất, 2014).

Thứ năm, đối với cây ăn quả:

Diện tích trồng các loại cây ăn quả đạt 491 ha vào đầu năm 2015, tăng 18 ha so với năm 2011(UBND Huyện Thạch Thất, 2014) . Đáng chú ý là cơ cấu các loại cây ăn quả đã có sự thay đổi gắn với nhu cầu của thị trƣờng; trong đó, diện tích dành cho một số loại quả đƣợc thị trƣờng ƣa chuộng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhƣ bƣởi Diễn, mít, thanh long ruột đỏ, nhãn chín muộn, xoài… đã đƣợc ƣu tiên hơn.

3.2.2.2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành chăn nuôi

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi (gia súc, gia cầm) có sự phát triển khá cả về giá trị sản xuất, số lƣợng và sản lƣợng thịt. Quy mô tổ chức sản xuất, phƣơng thức chăn nuôi truyền thống đã dần đƣợc thay thế bằng chăn nuôi theo hƣớng công nghiệp và bán công nghiệp. Một số giống mới đƣợc chú trọng, nhƣ: gà tam hoàng, lợn siêu nạc, bò sữa, bò lai Sind… thay thế giống cũ. Tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Huyện

tăng chậm từ 50,4% vào năm 2011, lên 50,47% vào năm 2015 (xem Bảng 1.1). Tuy vậy, cơ cấu vật nuôi cũng đã có sự dịch chuyển tích cực, theo hƣớng gia tăng vật nuôi đem lại giá trị kinh tế cao.

Bảng 3.3. Số lƣợng đàn gia súc, gia cầm giai đoạn 2010 – 2014 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 - Đàn trâu (con) 5.087 5.135 4.980 4.873 4.802 - Đàn bò (con) 7.552 7.092 6.970 6.894 6.872 + Trong đó Bò sữa 30 35 40 56 67 -Tổng đàn lợn từ 2 tháng tuổi trở lên (con) 79.772 86.168 88.752 89.632 89.989 + Trong đó đàn nái 16.051 14.700 15.020 16.038 16.978 -Đàn gia cầm (con) 703.905 776.330 848.000 958.130 1.153.000

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thạch Thất, 2014)

Bảng 3.3 cho biết sự biến đổi số lƣợng gia súc, gia cầm ở huyện Thạch Thất giai đoạn 2010 – 2014. Theo đó:

Một là, đàn trâu: giảm từ 5.087 con vào năm 2010 xuống còn 4.802 con vào năm 2014.

Hai là, đàn bò: giảm từ 7.552 con vào năm 2010 xuống còn 6.872 con vào năm 2014. Tuy nhiên, cơ cấu đàn bò đã đƣợc dịch chuyển sang nuôi bò chất lƣợng cao, bò lấy sữa; trong đó, bò lấy sữa tăng gấp đôi từ 30 con vào năm 2010 lên 67 con vào năm 2014. Các giống bò ngoại nhập: Brahman, Drounghmaster, giống bò mới 3BBB với chất lƣợng thịt ngon, tỷ lệ nạc cao cũng đã từng bƣớc thay thế giống bò nội, đem lại hiệu quả kinh tế cao rõ rệt.

Ba là, đàn lợn trên 2 tháng tuổi: tăng từ 79.772 con vào năm 2010 lên 89.989 con vào năm 2014. Nhìn chung, từ năm 2011 đến 2014, đàn lợn trên 2

tháng tuổi luôn phát triển ổn định với số lƣợng biến đổi không nhiều, nhƣng có sự dịch chuyển quan trọng từ mô hình chăn nuôi lợn nhỏ lẻ sang mô hình chăn nuôi lợn tập trung; gia tăng nuôi lợn rừng, lợn mán có giá trị kinh tế cao.

Từ năm 2012, nhiều xã đã hình thành các trang trại chăn nuôi tập trung với số lƣợng lớn, xa khu dân cƣ; mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cƣ còn không đáng kể. Toàn huyện có 35 trang trại nuôi lợn tập trung ở các xã Yên Bình, Tiến Xuân, Lại Thƣợng, Cẩm Yên và Kim Quan. Mỗi trang trại nuôi từ 1.000 – 2.000 con lợn thịt/lứa. Đặc biệt, có hộ nuôi từ 8.000 – 9.000 con lợn rừng, lợn mán/lứa, riêng ở xã Yên Bình có trang trại lợn rừng gần 10.000 con (UBND Huyện Thạch Thất, 2014). Ngoài các trang trại nuôi lợn tập trung còn có các mô hình nuôi gia công lợn thƣơng phẩm cho Công ty cổ phần Thái Lan, một số doanh nghiệp liên doanh khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bốn là, đàn gia cầm:

Giai đoạn 2006 – 2010 các hộ dân chăn nuôi gia cầm với số lƣợng ít, bằng các giống của Trung Quốc và nuôi trong khu dân cƣ là chính nên công tác vệ sinh thú y, phòng chống dịch bệnh rất hạn chế và gây ô nhiễm môi trƣờng, hiệu quả kinh tế thấp. Nhƣng trong giai đoạn 2011 – 2015, theo Đề án Phát triển nông nghiệp của huyện Thạch Thất theo hƣớng hiệu quả bền vững, chăn nuôi gia cầm của Huyện đã đƣợc đầu tƣ chuyển đổi theo hƣớng tích cực. Đàn gia cầm tăng liên tục từ 703.905 con vào năm 2010 lên 1.153.000 con vào năm 2014 (Bảng 3.3). Đến nay, toàn Huyện đã có gần 30 trang trại nuôi gia cầm tập trung xa khu dân cƣ có quy mô vừa và nhỏ tại các xã Thạch Hòa, Tiến Xuân, Yên Bình; một số hộ nuôi gia cầm nuôi tập trung có số lƣợng từ 1000 – 2000 con chuyên lấy thịt hoặc lấy trứng, cho hiệu quả kinh tế cao.

Nhìn chung sự chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi của huyện Thạch Thất là tích cực. Cơ cấu vật nuôi đã từng bƣớc chuyển đổi sang các loại mang lại giá

trị kinh tế cao, gắn với thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế, nhƣ các mô hình chăn nuôi lợn rừng, gà ở các xã Yên Bình, Yên Trung, Tiến Xuân, Kim Quan, Cẩm Yên. Mô hình chăn nuôi tập trung, cung cấp thực phẩm sạch, có chất lƣợng, gắn chăn nuôi với tiêu thụ sản phẩm bƣớc đầu phát triển, thay thế mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ của các hộ gia đình. Đến nay trên địa bàn Huyện đã có 167 mô hình chăn nuôi hiệu quả. Mô hình chăn nuôi theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu dùng của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm sạch 3F hàng năm sản xuất và tiêu thụ 20.000 con lợn, 700.000 con gà, 30 triệu quả trứng cung cấp cho thị trƣờng cả nƣớc và xuất khẩu sang CHLB Đức (UBND Huyện Thạch Thất, 2014).

3.2.2.3. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành thủy sản

Một là, về cơ cấu giá trị sản xuất:

Trong những năm gần đây, nuôi trồng thuỷ sản đã thực sự trở thành một trong những thế mạnh của huyện Thạch Thất; cơ bản phần diện tích làm lúa kém hiệu quả đã đƣợc chuyển đổi sang đào ao nuôi cá. Nhờ đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, tăng cƣờng công tác quản lý và khai thác hiệu quả 620 ha diện tích nƣớc mặt hiện có, sản lƣợng thủy sản của Huyện tăng đều qua các năm từ 2010 đến nay. Điều đó thể hiện rõ ở Bảng 3.4 dƣới đây:

Bảng 3.4. Kết quả nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2010 – 2014 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Thủy sản (tấn) 1.400 1.569 1.845 2.012 2.243

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thạch Thất, 2014)

Nhìn vào Bảng 3.4 có thể thấy: vào năm 2010, sản lƣợng thủy sản mới đạt 1.400 tấn, thì sản lƣợng năm 2014 đã đạt 2.243 tấn tăng 160%. Nhờ đó, cơ cấu giá trị của thủy sản trong nông nghiệp nói chung của Huyện tăng từ 3,28% năm 2010 lên 3,91% năm 2014 và 2015 (Bảng 3.1). Cùng với đó, giá

trị tuyệt đối ngành thủy sản trên địa bàn Huyện cũng tăng đều qua các năm. Nếu năm 2006, giá trị sản xuất thủy sản mới là 5.600 triệu đồng, thì năm 2012 đã tăng lên thành 15.523 triệu đồng và năm 2015 là 18.763 triệu đồng (Bảng 3.1).

Điều đáng chú ý là cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành thủy sản (nuôi trồng, khai thác) trên địa bàn Huyện thời kỳ này đã có sự chuyển dịch mạnh theo hƣớng: tỷ trọng giá trị sản xuất khai thác thủy sản giảm; tỷ trọng giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản tăng nhanh (UBND Huyện Thạch Thất, 2014). Nguyên nhân chính là nhờ có sự chuyển hƣớng khai thác tiềm năng và lợi thế tự nhiên của Huyện từ trồng trọt (lúa năng suất thấp) sang nuôi trồng thủy sản, dẫn đến tốc độ tăng trƣởng của nuôi trồng và dịch vụ thủy sản tăng cao.

Hai là, về cơ cấu diện tích nuôi trồng thủy sản:

Giai đoạn 2010 – 2014, diện tích nuôi trồng thủy sản đã tăng từ 420 ha lên 620 ha, do nông dân trong Huyện chuyển đổi phần diện tích trồng lúa kém hiệu quả, nhất là những vùng đất trũng khó cấy lúa sang nuôi cá. Song điều quan trọng là cơ cấu diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Huyện trong thời gian này đã có sự chuyển dịch mạnh theo hƣớng thâm canh cao, sản phẩm nuôi đa dạng và phong phú. Ngoài các loại cá truyền thống nhƣ: mè, trôi, trắm, chép… các giống mới có giá trị kinh tế cao, nhƣ: Ba ba, lƣơn, cá diêu hồng, rô phi đơn tính, cá rô đầu vuông, chép lai 3 màu, cá chim trắng, cá sộp môi trề,… đã đƣợc đƣa vào đầu tƣ thâm canh ở một số xã nhƣ: Đại Đồng, Lại Thƣợng, Phú Kim, Hƣơng Ngải, Canh Nậu, Dị Nậu, Tiến Xuân, Yên Bình. Nhiều điểm mô hình nuôi cá có năng suất, phẩm chất và sản lƣợng cao đã đƣợc xây dựng, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngƣời nông dân, nhƣ mô hình nuôi cá chim trắng theo phƣơng thức chuyên canh tại xã Chàng Sơn, 2 mô hình nuôi cá chép lai kết hợp cá rô phi đơn tính ở xã Thạch

Xá và Phú Kim, mô hình nuôi cá sấu tại Trạm khuyến nông và xã Bình Phú. Từ những hiệu quả kinh tế mà ngành nuôi trồng thủy sản đem lại, nhiều bà con nông dân đã mạnh dạn đầu tƣ chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ những vùng đất trũng khó cấy lúa sang nuôi cá và các mô hình 1 lúa 1 cá đã dần đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngƣời nông dân. Có thể khẳng định, đây là hƣớng chuyển dịch đúng đắn trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần gia tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn.

3.2.2.4. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành lâm nghiệp

Một là, về cơ cấu giá trị sản xuất:

Thực hiện chính sách phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tạo môi trƣờng xanh sạch và trong lành; duy trì diện tích rừng hiện có trên địa bàn Huyện (2.580,93 ha), thực hiện giao đất giao rừng cho cá nhân tự quản, trồng mới thêm ở một số nơi cần thiết, tạo nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến lâm sản, giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp huyện Thạch Thất tăng đều qua các năm trong giai đoạn 2010 – 2015. Nếu năm 2010, giá trị sản xuất của lâm nghiệp đạt 13.671 triệu đồng, thì năm 2014 đạt 18.987 triệu đồng và ƣớc tính năm 2015 đạt 19.032 triệu đồng (Bảng 3.1), tăng 14% so với năm 2010. Điều

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 63 - 72)