Những hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu Đo lường sự hài lòng của sinh viên đại họckhối ngành kinh tế về chất lƣợng dịch vụ đào tạo của trƣờng đại học cửu long (Trang 78 - 82)

B Std.Error eta

5.3Những hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo

Đối tƣợng khảo sát chỉ tập trung vào sinh viên chính quy đang học tại trƣờng mà chƣa nghiên cứu các đối tƣợng sinh viên khác, nếu có thể khảo sát đối tƣợng sinh viên đã ra trƣờng thì kết quả nghiên cứu sẽ có nhiều cái mới mẻ hơn. Nhƣ là sự hài lòng của sinh viên về chất lƣợng dịch vụ đào tạo của trƣờng đối với sinh viên đã tìm đƣợc việc làm và sinh viên chƣa tìm đƣợc việc làm, có gì khác nhau. Nghiên cứu chỉ tiến hành tại trƣờng Đại học Cửu Long và tại khoa kinh tế với quy mô nhỏ, nên cũng chƣa có nhiều ý tƣởng sáng tạo để nghiên cứu.

Việc lấy mẫu thuận tiện sẽ không có tính ngẫu nhiên, không phù hợp với EFA và hồi qui bội. Gop nhóm trƣớc khi phân tích EFA và sử dụng tiêu chí đánh giá chất lƣợng dịch vụ của Taylor là chƣa phù hợp, nên kết hợp và tham khảo thêm các tiêu chí chất lƣợng giáo dục của bộ giáo dục.

Nhân tố chỉ tập trung vào đo lƣờng sự hài lòng của sinh viên trong quá trình cung cấp dịch vụ tại trƣờng mà chƣa quan tâm đến các nhân tố khác có tác động đến nhƣ: Quy trình tuyển dụng, kết quả đầu ra… nên không thể bao quát đƣơc toàn bộ chất lƣợng dịch vụ đào tạo.

5.4 Kết luận

Mục đích chính của nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hƣởng vào sự hài lòng của sinh viên đại học khối ngành kinh tế về chất lƣợng dịch vụ đào tạo trƣờng Đại học Cửu Long. Để khẳng định sự tác động của nhân tố này vào sự hài lòng của sinh viên, một mô hình lý thuyết đƣợc xây dựng và kiểm định dựa trên cơ sở lý thuyết vế chất lƣợng dịch vụ, sự hài lòng của sinh viên và các thành phần tác động vào sự hài lòng.

Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc trình bày ở chƣơng 3 bao gồm 2 bƣớc chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phƣơng pháp định tính thông qua phƣơng pháp thảo luận nhóm và phỏng vấn thử. Nghiên cứu chính thức đƣợc thức hiện bằng phƣơng pháp định lƣợng thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp với một mẫu có kích thức là 260. Cả 2 nghiên cứu đều đƣợc thực hiện ở trƣờng Đại học Cửu Long đối tƣợng nghiên cứu là sinh viên đại học kinh tế đại học chính quy đang học năm 2, 3, 4.

Kết quả nghiên cứu chính thức đƣợc sử dụng để phân tích. Đánh giá đo lƣờng các thành phần tác động và sự hài lòng của sinh viên thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết thông qua phân tích phƣơng sai một nhân tố ANOVA.

Với thang đo lƣờng chất lƣợng dịch vụ đào tạo của mô hình đề xuất gồm 24 biến quan sát đƣợc gom thành 5 thành phần: (1) Mức độ tin cậy; (2) Mức độ đáp ứng; (3) Năng lực phục vụ; (4) Mức độ cảm thông; (5) Phƣơng tiện hữu hình và thang đo sự hài lòng của sinh viên gồm 3 biến quan sát. Kết quả đánh giá thanh đo với hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha với 5 thành phần của thanh đo chất lƣợng dịch vụ đào tạo thì có 1 biến quan sát cớ hệ số tƣơng quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 nên khi loại biến này thì làm cho thang đo chất lƣợng dịch vụ đào tạo có độ tin cậy lớn hơn 0.6, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo sự hài lòng cũng đạt độ tin cậy. Các biến còn lại của thang đo đƣa vào bức phân tích nhân tố khám phá EFA.

Nghiên cứu phân tích nhân tố khám phá EFA với 20 biến quan sát thuộc 4 thành phần và 3 biến quan sát thuộc thang đo sự hài lòng của sinh viên, Với phép xoay Varimax, kết quả phân tích cho thấy 16 biến quan sát của 4 thành phần trong thang đo chất lƣợng dịch vụ đào tạo đƣợc gom thành 4 nhân tố mới và đƣợc đặt lại tên. Cụ thể:

Nhân tố thứ nhất gồm 5 biến quan sát thuộc thành phần “Năng lục phục vụ” (NANGLUC2, NANGLUC3), và thành phần thuộc “Mức độ cảm thông” (CAMTHONG2, CAMTHONG4, CAMTHONG3). Nội dung đề cập đến năng lực đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên, thể hiện sự quan tâm của nhà trƣờng đến sinh viên, tạo cho sinh viên niềm tin khi theo học tại trƣờng. Nên nhân tố này đƣợc đặt tên là “QUAN TÂM CỦA NHÀ TRƢỜNG”.

Nhân tố thứ hai gồm 5 biến quan sát thuộc thành phần “Mức độ cảm thông” (CAMTHONG5) và thành phần thuộc “Phƣơng tiện hữu hình” (HUUHINH1, HUUHINH2, HUUHINH3, HUUHINH4). Nhân tố này đƣợc đặt tên là PHƢƠNG TIỆN HỮU HÌNH. Nội dung đề cập đến các trang thiết bị phòng học, máy chiếu, thƣ viện, trang phục nhân viên.

Nhân tố thứ ba gồm 3 biến quan sát thuộc thành phần “Mức độ tin cậy” (TINCAY1, TINCAY2, TINCAY3), Nhân tố này đƣợc đặt tên là MỨC ĐỘ TIN CẬY. Nội dung thể hiện nhà trƣờng thực hiện các cam kết, giúp đỡ sinh viên khi gặp trở ngày trong học tập.

Nhân tố thứ tƣ gồm 3 biến quan sát thuộc thành phần “Năng lực phục vụ” (NANGLUC4, NANGLUC5) và thuộc thành phần “Mức độ cảm thông” (CAMTHONG1). Nội dung đều đề cập đến năng lực giảng viên, nên nhân tố này đặt tên là “NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN”Kết quả phân tích sự khác nhau mức độ hài lòng của sinh viên kinh tế về chất lƣợng dịch vụ đào tạo cho thấy, không có sự khác nhau về mức độ hài lòng của sinh viên kinh tế theo ngành học, có sự khác nhau về mức độ hài lòng của sinh viên theo giới tính và theo năm học.

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy rằng:

Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa các nhân tố Quan tâm của nhà trƣờng, Năng lực giảng viên, Phƣơng tiện hữu hình, Mức độ tin cậy đối với sự hài lòng của sinh viên giúp nhà trƣờng xác định đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của sinh viên để đƣa ra các giải pháp phù hợp.

Một phần của tài liệu Đo lường sự hài lòng của sinh viên đại họckhối ngành kinh tế về chất lƣợng dịch vụ đào tạo của trƣờng đại học cửu long (Trang 78 - 82)