Hiện tợng đi đêm – lách luật, đấu thầu giả

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cần thiết cho BMT và các nhà thầu (Trang 27 - 30)

II. Những tồn tại của hoạt động đấu thầu ở Việt Nam thời gian qua

c.Hiện tợng đi đêm – lách luật, đấu thầu giả

Mặc dù NĐ 88/CP và NĐ 14/CP đã có hiệu lực gần hai năm, công tác mời thầu, đấu thầu đã có những bớc phát triển tích cực nhng trong đó lại chứa đựng không ít yếu tố bất cập. Ông Phạm Sĩ Liên – Phó chủ tịch, kiêm Tổng th ký VACC nhận định: Từ khi nền kinh tế nớc ta vận hành theo cơ chế thị tr- ờng xây dựng cũng đợc hình thành một cách tự phát. Việc tiếp nhận các nguồn vốn ODA bắt buộc chúng ta phải đấu thầu theo quy định của nhà tài trợ, rồi bằng kinh nghiệm thu đợc qua các vụ đấu thầu đó mà các chuyên viên đã soạn thảo ra quy chế đấu thầu. Vì thế, ngay từ khi ra đời, quy chế này đã có nhiều khiếm khuyết. Quy chế này chỉ ràng buộc bên nhận thầu mà không đặt điều kiện gì với bên giao thầu. Thế rồi, trong quá trình áp dụng, đã nảy sinh các

hiện tợng “đi đêm” – tham nhũng, “bán thầu ,” bỏ giá thầu thấp hay “uống thuốc độc giải khát ” để rồi “chết” từ từ… Cũng theo ông Phạm Sĩ Liên, khiếm khuyết trong đấu thầu hiện nay là chúng ta cha có đợc đội ngũ kỹ s tạo giá.

Còn ông Nghuyễn Trờng Tiến, Giám đốc công ty xây dựng phát triển Kỹ thuật xây dựng, từng tham gia nhiều dự án đấu thầu, đã phải cay đắng nhận ra rằng: “Bây giờ, chúng ta không còn sự hồi hộp và niềm vui của ngời thắng thầu. Muốn thắng thầu, các nhà thầu phải “đi đêm”. Chúng ta vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm – nạn nhân của cơ chế quản lý vốn hành chính, thiếu tính chuyên nghiệp, đồng thời là thủ phạm gây ra những tiêu cực trong bộ máy này…”.

Hiện tợng tiêu cực trong đấu thầu vẫn còn, từ đó xảy ra “đấu thầu giả” hay nói cách khác đấu thầu chỉ là hình thức, nhất là khi đấu thầu hạn chế các nhà thầu thờng thoả thuận ngầm để một nhà thầu thắng. Vì vậy, việc tổ chức đấu thầu rộng rãi sẽ hạn chế tối đa việc móc ngoặc giữa các nhà thầu. Hoặc do những bí mật không cần thiết đã tạo điều kiện để xảy ra tiêu cực, nh tiêu chuẩn xét thầu thờng lồng những ý đồ chủ quan hớng đến cho nhà thầu nào mà chủ đầu t đã có ý định chọn. Những nhà thầu khác cầm chắc thất bại trong một cuộc chơi không công bằng, sự không công bằng này bên ngoài khó nhận ra. Sự móc ngoặc với BMT là chiến thuật đa giá dự thầu thấp để nắm chắc khả năng thắng thầu, sau đó khi thực hiện hợp đồng chủ đầu t và các nhà thầu cùng thống nhất bổ sung khối lợng phát sinh hoặc thay đổi một phần thiết kế. Có những gói thầu giá trị khối lợng phát sinh lên đến vài chục tỷ đồng. Những trờng hợp thông đồng móc ngoặc nêu trên đang làm cho đấu thầu trở thành phơng tiện “giảng hoà” việc giao thầu giữa chủ đầu t và nhà thầu.

d. Tham gia các cuộc đấu thầu quốc tế ở Việt Nam thời gian qua chủ yếu là các nhà thầu nớc ngoài. Các cuộc đấu thầu dự án công trình có vốn FDI hay ODA không hoàn lại thờng đợc tổ chức ở nớc ngoài.

* Tham gia các cuộc đấu thầu quốc tế ở Việt Nam thời gian qua chủ yếu là các nhà thầu nớc ngoài:

Nhìn chung các dự án có vốn đầu t nớc ngoài thì các nhà thầu Việt Nam hầu nh ít đợc làm tổng thầu, tỉ lệ thầu chính thấp, các nhà thầu Việt Nam chủ yếu tham gia với t cách là các nhà thầu phụ hoặc một bên liên doanh với nớc ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng. Những gói thầu chính trúng thầu phần lớn là những gói thầu san nền, làm móng hoặc xây dựng phần thô. Những gói thầu làm tổng thầu có thiết kế, công nghệ cao nhà thầu Việt Nam cha đủ khả năng dự thầu. Hình thức phụ cũng rất đa dạng, có công trình thầu phụ dới

dạng hợp tác với nhà thầu chính nớc ngoài, có công trình thông qua bản ghi nhớ, cung cấp giá cho nhà thầu nớc ngoài đứng ra đấu thầu, cũng có công trình chỉ nhận thầu phần nhân công. Nhng giá cả làm thầu phụ thờng bị các nhà thầu chính nớc ngoài bắt chẹt dới các hình thức gọi phiếu chào giá từng công việc tới nhà thầu Việt Nam, rồi sau đó chọn giá thấp nhất để hợp đồng giao việc. Có nhà thầu Việt Nam tham gia đấu thầu bằng văn bản ghi nhớ, nh- ng khi thắng thầu chỉ đợc làm một phần, còn lại nhà thầu nớc ngoài giao cho nhà thầu phụ Việt Nam khác với giá thấp hơn. Có trờng hợp nhà thầu nớc ngoài đơn phơng cắt hợp đồng đối với nhà thầu Việt Nam hoặc nhà thầu thắng thầu bán lại cho các nhà thầu khác.

ở Việt Nam thời gian qua cũng có nhiều liên doanh trong lĩnh vực xây dựng ra đời nhng vốn rất nhỏ, khả năng cạnh tranh thấp, phần lớn các công ty liên doanh đều bị thua lỗ vì không giành đợc công ăn việc làm. Để tham gia và thắng thầu các doanh nghiệp Việt Nam phải liên kết với nhau dùng sức mạnh tổng hợp của Tổng công ty.

Về phơng pháp xét thầu, đôi khi chỉ dựa vào HSDT của các nhà thầu, thiếu thông tin thực tế, do đó khi đánh giá năng lực nhà thầu cha đảm bảo độ chính xác. Việc đánh giá cho điểm cha công bằng, tuy có điểm chuẩn nhng các chỉ tiêu đặt ra cha định hớng đợc, dẫn đến việc cho điểm còn mang tính chủ quan, có khi thiên vị.

* Các cuộc đấu thầu dự án công trình có vốn FDI hay ODA hoàn lại thờng đợc tổ chức tại nớc ngoài.

- Mặc dù quy chế đấu thầu của Việt Nam có quy định áp dụng đấu thầu đối với các doanh nghiệp liên doanh, hợp đồng - hợp tác – kinh doanh hoặc chính quyền có sự tham của các tổ chức kinh tế nhà nớc từ 30% trở lên nhng việc áp dụng còn có chừng mực. Nguyên nhân là do tỷ lệ góp vốn quyết định. Các xí nghiệp 100% vốn nớc ngoài, các xí nghiệp t nhân hầu nh cha biết tới quy chế. Các xí nghiệp này khi xây dựng hầu hết là tổ chức đấu thầu tại nớc ngoài, sau đó đơn vị thắng thầu sẽ thuê các công ty Việt Nam xây dựng.

Các công trình có vốn ODAkhông hoàn lại cũng diến ra tơng tự, đại đa số đợc tổ chức tại nớc ngoài, đặc biệt là các công trình có vốn của các tổ chức Chính phủ các nớc cho Việt Nam vay ( Nhật bản, Pháp, Tây Ban Nha…). Do tổ chức tại nớc ngoài nên cơ hội tham gia cạnh tranh của các nhà thầu trong nớc bị hạn chế, không có dịp để cọ sát, khi nhận thầu lại các công ty Việt Nam đã chịu nhiều thiệt thòi, nhiều ràng buộc khắt khe.

Chơng III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đấu thầu ở Việt Nam thời gian tới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cần thiết cho BMT và các nhà thầu (Trang 27 - 30)