- nếu lỗ gộp trên 50% vốn điều lệ buộc sáp nhập hoặc giải thể
11 Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh 227.831 237.519 4,3% 306.686 29,1%
12 Lợi nhuận khác 70 (630) -997,8% 158 -125,0%
13 Lợi nhuận trước thuế 227.901 236.889 3,9% 306.844 29,5%
14 Lợi nhuận sau thuế 182.312 194.420 6,6% 246.381 230.000 26,7% 107,1%
Tỷ lệ lãi gộp 64% 67% 71%
Tỷ lệ lãi trước thuế 48% 49% 55%
Tỷ lệ lãi sau thuế 39% 40% 44%
Thị giá 29.900 14.000 22.000
Lợi nhuận trên 1 cổ phiếu (vNĐ) 3.044 2.920 2.474 Giá trị sổ sách của 1 cổ phiếu
(vNĐ) 26.556 20.368 21.503 pE (lần) 7,53 8,89 pB (lần) 1,08 1,02 vốn hóa thị trường (Triệu đồng) 1.789.274 1.394.645 2.212.451 vốn hóa thị trường (Triệu uSD) 85,20 66,57 105,35
Tóm tắt kết quả kinh doanh 2012
• Tổng doanh thu tăng trưởng 17% nhờ doanh thu môi giới tăng mạnh và thu nhập từ lãi tăng (thu nhập lãi được ghi nhận trong mục doanh thu khác).
• Thị trường giao dịch sôi động trở lại cộng với thị phần tăng đã giúp doanh thu hoạt động môi giới tăng. Bên cạnh đó, hoạt động giao dịch ký quỹ và giao dịch mua và cam kết bán lại (repo) trái phiếu cũng diễn ra sôi động hơn giúp bù đắp cho lãi tiền gửi có kỳ hạn giảm.
• Doanh thu từ các mảng này cũng đã giúp bù đắp cho sự sụt giảm doanh thu của mảng dịch vụ, mà chủ yếu là do mảng Tư vấn Tài chính Doanh nghiệp. • Chi phí hoạt động đã được kiểm soát khá hiệu quả trong 2 năm liên tiếp. Trong đó, dự phòng giảm giá chứng khoán thấp hơn so với năm trước.
• Chi phí hoạt động bao gồm chi phí trực tiếp như chi phí môi giới, chi phí hoạt động đầu tư chứng khoán, chi phí lương, chi phí dịch vụ thuê ngoài và chi phí khấu hao. Trong khi chi phí dự phòng giảm giá chứng khoán chỉ gồm dự phòng cho hoạt động tự doanh.
• Lợi nhuận gộp theo đó đã tăng trưởng khá tốt. Tiếp đến, chi phí quản lý cũng đã không tăng đáng kể với mức tăng thấp ở 1 con số. Chi phí quản lý bao gồm chi phí chung như lương của đội ngũ quản lý, chi phí thuê văn phòng và chi phí dịch vụ thuê ngoài khác.
• ngoài ra còn gồm chi phí dự phòng trích lập cho các khoản phải thu quá hạn và các khoản hoàn nhập dự phòng đã trích lập cho các khoản phải thu quá hạn trước đây. Dự phòng trích lập thuần cho năm 2012 và 2011 lần lượt là 4,8 tỷ đồng và -0,01 tỷ đồng.
Những thành tựu chính đạt được trong năm 2012
• Thị phần môi giới đạt hơn 10% - Thị phần đã tăng từ 7,2% trong năm 2011 lên 10,23% năm 2012 nhờ HSC đã giành được thị phần cao hơn cả ở mảng Khách hàng Cá nhân và Khách hàng Tổ chức. Điều này giúp HSC lần đầu tiên trở thành công ty chứng khoán có thị phần đứng đầu. Chúng tôi thấy rằng các Khách hàng Cá nhân đã chuyển từ các công ty chứng khoán nhỏ sang các công ty chứng khoán lớn để có được chất lượng dịch vụ tốt hơn. HSC cũng đã có tham gia vào hoạt động mua bán và sáp nhập (M&a) thông qua việc nhận chuyển giao khách hàng từ Công ty Chứng khoán Chợ Lớn. • Công ty đã phân bổ sang những tài sản có
mức độ rủi ro cao hơn một chút do lãi suất giảm
- Từ quý 4/2012, do lãi suất hạ, HSC đã chuyển dịch cơ cấu tài sản theo hướng tăng nhẹ tỷ trọng của các tài sản có độ rủi ro cao hơn. HSC đã đạt mức lợi suất cao hơn thông qua việc giảm bớt một phần tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tham gia vào thị trường giao dịch mua và cam kết bán lại trái phiếu. Tỷ trọng cổ phiếu đầu tư cũng tăng dù tỷ trọng của tài sản này vẫn ở mức thấp.
• HSC xây dựng bộ phận quản lý rủi ro đạt tiêu chuẩn quốc tế - Sau khi thuê đơn vị kiểm toán quốc tế PricewaterhouseCoopers vietnam (PwC) thực hiện đánh giá và lập báo cáo quản trị rủi ro, HSC đã bắt đầu thực hiện những khuyến nghị trong báo cáo này. Công ty đã thành lập một Bộ phận gồm 3 nhân viên dưới sự quản lý của một Giám đốc điều hành phụ trách Kiểm soát nội bộ/ Tuân thủ và Luật là người nước ngoài, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Tổng Giám đốc. HSC cũng sẽ thành lập Tiểu ban quản trị Rủi ro trực thuộc Hội đồng quản trị với vai trò giám sát. Cơ cấu đa cấp này cho phép HSC giám sát chặt chẽ nhiều rủi ro khác nhau trong từng thời điểm.
TổnG quan