- Tại Điều 72 ( Luật giáo dục) Nhiệm vụ của nhà giáo
3.2.5. Hoàn thiện chính sách, chế độ đối với giáo viên
a. Mục đích
Giải pháp này nhằm giúp tỉnh điều chỉnh, hoàn thiện một số chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ đối với giáo viên tiểu học tỉnh, tạo động lực để đội ngũ giáo viên tiểu học an tâm, phấn khởi cống hiến, công tác.
b. Nội dung thực hiện
- Thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nhà công vụ cho giáo viên đã tạo điều kiện cho giáo viên có chỗ ở ổn định khi đến nhận công tác tại các điểm trường, vùng sâu, vùng xa. Nhu cầu về nhà ở của đội ngũ giáo viên nói chung là rất lớn. Muốn giáo viên yên tâm công tác lâu dài, uy tín và danh dự của giáo viên được giữ gìn và nâng cao thì cần phải tổ chức tốt cuộc sống cá nhân trong xã hội. Vì vậy, tỉnh cần phát triển mạnh hơn chương trình xây dựng nhà ở cho giáo viên và học sinh. Địa điểm xây được quy hoạch ở những nơi thuận lợi nhất. Việc làm này không chỉ có ý nghĩa giải quyết được những bức xúc trong đời sống của một bộ phận giáo chức mà còn là sự thể hiện một chính sách xã hội đúng đắn, có tính chiến lược lâu dài. Nguồn vốn để thực hiện chương trình này có thể từ nguồn ngân sách của ngành, kết hợp ngân sách Công đoàn, các nhà tài trợ, các khoản tín dụng khác... Trong hoàn cảnh kinh phí khó khăn để xây nhà công vụ cho giáo viên cần huy động các doanh nghiệp bỏ vốn xây trước, cho giáo viên thuê với giá ưu đãi.
- Tiếp tục cải tiến chính sách về lương và các chế độ đãi ngộ đối với giáo viên tiểu học. Hiện nay đời sống giáo chức đã được nhà nước quan tâm và có cải thiện nhiều hơn trước, nhưng hiện tượng giáo viên mở lớp dạy thêm tràn lan, ép buộc học sinh học thêm vẫn gây nên nỗi bất bình lớn của cả xã hội. Do vậy có chính sách hợp lý về lương cùng với việc đặt ra yêu cầu cao đối với giáo viên là rất cần thiết. Tiền lương của giáo viên tiểu học hiện vẫn còn thấp, đặc biệt tại những vùng khó khăn thì đời sống của giáo viên vẫn còn vô vàn cực nhọc.
- Tiếp tục duy trì chế độ phụ cấp cho giáo viên công tác ở những vùng đặc biệt khó khăn. Đây là chính sách đúng đắn, nhằm khuyến khích giáo viên tình nguyện về công tác tại những vùng khó khăn, góp phần đem lại sự công bằng trong hưởng thụ giáo dục của mọi công dân. Ngoài ra, những chế độ mà giáo viên vùng khó khăn được hưởng, họ còn phải được xã hội tôn vinh và tôn trọng uy tín cá nhân. Vì thế, sự quan tâm đặc biệt và ưu tiên khen thưởng của Nhà nước đối với họ cũng có tác dụng đáng kể. Chế độ phụ cấp lần đầu và trợ cấp thường xuyên đối với giáo viên đến công tác tại các vùng khó khăn cần tiếp tục được tỉnh thực hiện vì điều kiện công tác của giáo viên tại các nơi đó quá khó khăn.
- Nghiên cứu, kiến nghị các cấp hữu quan có chính sách đãi ngộ để động viên giáo viên tiểu học có thành tích xuất sắc, người được đào tạo trình độ cao như :
+ Chính sách nâng lương trước niên hạn đối với cán bộ giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, lao động giỏi cấp tỉnh, chiến sỹ thi đua cấp tỉnh liên tục nhiều năm hoặc người có ý thức tự học để nâng cao trình độ mà không dựa vào kinh phí đào tạo của Nhà nước.
+ Tổ chức kịp thời việc chuyển ngạch cho giáo viên tiểu học đủ tiêu chuẩn theo quy định.
- Ngành Giáo dục tham mưu cho UBND huyện điều chỉnh chế độ thu hút giáo viên đến công tác tại các xã vùng đặc biệt khó khăn. Kiến nghị Chính phủ, UBND Tỉnh điều chỉnh danh sách các xã vùng khó khăn của huyện Hà Trung tạo sự công bằng cho giáo viên trong hưởng lợi từ chính sách.
- Cải tiến công tác thi đua khen thưởng :
Trong nhiều năm qua, giáo viên ít quan tâm đến việc phấn đấu vì cơ chế đánh giá bất hợp lý. Do đó việc cải tiến công tác thi đua khen thưởng trong ngành giáo dục đào tạo tại huyện Hà Trung cần phải được tiến hành kịp thời theo hướng sau đây.
+ Thiết kế chuẩn đánh giá thi đua cho từng danh hiệu một cách hợp lý hơn. + Tổ chức đánh giá, công nhận danh hiệu một cách công bằng. Công bằng giữa các giáo viên trong cùng một đơn vị, công bằng giữa các đơn vị trường học với nhau trong Huyện.
- Quan tâm đầu tư cải tạo môi trường, phương tiện làm việc của giáo viên tiểu học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá.
- Thực hiện tốt chế độ tinh giảm biên chế theo Nghị quyết 16/NQ của Quốc hội.
- Thực hiện nghiêm chế độ cử tuyển để tạo nguồn cán bộ, giáo viên cho vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
- Tiếp tục thực hiện tốt qui chế luân chuyển giáo viên, tạo sự công bằng, tạo điều kiện cho giáo viên vùng khó khăn vươn lên theo kịp vùng thuận lợi.
Các cấp, các ban ngành của tỉnh cần có sự thống nhất, phối kết hợp tốt hơn để xây dựng và ban hành các chế độ chính sách hợp với lòng dân, với tâm tư nguyện vọng của giáo viên.
Để các chính sách, chế độ có tính khả thi cao, UBND huyện cần chỉ đạo các ban ngành cùng xây dựng chính sách sao cho phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương.
Các cấp, các ban ngành của huyện có cơ chế thông thoáng để các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội khác có cơ hội cùng tham gia thực hiện xã hội hoá giáo dục tiểu học như mở các trường tư thục...