Thăm dò sự cần thiết và khả thi của của các giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học huyện hà trung, tỉnh thanh hóa (Trang 84)

- Tại Điều 72 ( Luật giáo dục) Nhiệm vụ của nhà giáo

3.3.Thăm dò sự cần thiết và khả thi của của các giải pháp đề xuất

giải pháp đề xuất

Để kiểm chứng tính cần thiết của quy hoạch và tính khả thi của các biện pháp đề tài đã đưa ra, chúng tôi đã tiến hành xin ý kiến bằng phiếu hỏi của 73 chuyên gia, những người có kinh nghiệm quản lý trong toàn ngành bao gồm :

- Ban lãnh đạo phòng GD&ĐT huyện Hà Trung : 03 người

- Hiệu trưởng bậc tiểu học : 25 người

- Phó hiệu trưởng bậc tiểu học: 25 người - Chủ tịch Công đoàn các tường tiểu học: 20 người

Trong phiếu trưng cầu ý kiến chúng tôi đã nêu rõ mức độ cần thiết của biện pháp. Trong mỗi biện pháp đều cho phép chọn lựa ở 4 mức độ khác nhau : Rất cần thiết, cần thiết, ít cần thiết và không cần thiết. Đối với các câu hỏi dự báo về số lượng học sinh theo kinh nghiệm và trực giác của các chuyên gia, phiếu hỏi đều đưa ra các mức độ theo tỷ lệ phần trăm.

Sau khi tiến hành tổng hợp và phân tích ý kiến các chuyên gia qua các phiếu trưng cầu ý kiến, kết quả thu được như trong bảng 3.1sau :

Bảng 3.1 : Tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính cần thiết các giải pháp Đơn vị tính: %

Các giải pháp

quản lý đội ngũ giáo viên TH

Mức độ Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Giải pháp 1

Xây dựng kế hoạch quản lý đội ngũ GVTH 50 21 2 0

Giải pháp 2

Đổi mới công tác quản lý, sử dụng đội ngũ 53 19 1 0

Giải pháp 3

Đổi mới đào tạo và bồi dưỡng giáo viên 62 7 4 0

Giải pháp 4

Đổi mới công tác tuyển dụng giáo viên 57 10 3 0

Giải pháp 5

Hoàn thiện chính sách, chế độ đối với giáo viên. 64 7 2 0

Câu 1 : Để có căn cứ quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Hà Trung giai đoạn 2015-2020, Anh (Chị) dự báo tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi TH đi học vào các năm Năm học 2015-2016 : a. 35% 75% b. 40% 12% c. 45% 00% d. 45% 00% Năm học 2016-2017 : a. 45% 84%

b. 65% 12% c. 50% 01% d. 75% 00% Năm học 2017-2018 : a. 65% 2% b. 70% 08% c. 65% 10% d. 70% 90%

Câu 2: Theo Anh (Chị), từ nay đến năm 2019-2020 số lượng học sinh TH huyện Hà Trung sẽ diễn biến như thế nào?

a. Giảm 00%

b. Ổn định 45%

c. Tăng 50%

d. Tăng nhiều 05%

Như vậy, các giải pháp mà chúng tôi đề xuất đã được hầu hết các cán bộ quản lý đồng tình, điều đó đã minh chứng cho tính cần thiết, khả thi của các giải pháp và các kết quả quy hoạch phát triển đội ngũ GV bậc tiểu học trên địa bàn huyện Hà Trung.

3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp

Trên đây là 5 giải pháp về công tác quản lý đội ngũ giáo viên Tiểu học ở huyện Hà trung, tỉnh Thanh Hóa các nội dung của tổ hợp các giải pháp có mối quan hệ biện chứng đan, xen nhau. Vì vậy, khi tổ chức thực hiện cần triển khai, tiến hành một cách đồng bộ và nhất quán thì mới đem lại hiệu quả cao.

Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các giải pháp trong công tác quản lý đội ngũ giao viên tiểu học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ta ký hiệu GP1, GP2, GP3, GP4, GP5, lần lượt là các giải pháp trong luận văn, tổ hợp mối quan hệ giữa các giải pháp được mô hình hóa bằng sơ đồ 3.1 nêu trên. Nhìn tổng thể thì các giải pháp đều có tác động qua lại, hỗ trợ nhau, chi phối nhau, là điều kiện của nhau. Trong thực tiễn, ở tại một thời điểm nhất định, tùy theo điều kiện cụ thể, có những cặp giải pháp thể hiện tính độc lập tương đối. Nhưng tựu chung lại, các giải pháp đều hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học trong các nhà trường.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở đó, tác giả có thể khẳng định các giải pháp đã nêu ở chương 3 là những giải pháp hữu hiệu, có thể áp dụng được vào công tác quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Hà Trung từ nay đến năm 2020.

Để đội ngũ CBQL có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực quản lý giỏi, làm việc có hiệu quả thì cần phải thực hiện đồng bộ cả 5 giải pháp đã được trình bày ở chương 3.

Tuy nhiên, giải pháp sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên đòi hỏi phải bố trí lại, thuyên chuyển một số giáo viên từ vùng này sang vùng khác, thậm chí phải

GP2

GP4

GP5

GP1 GP3

GP về công tác quản lý đội ngũ giáo viên

điều động sang công tác khác hoặc thải loại một số giáo viên yếu kém, đây là việc làm rất khó khăn. Do vậy, tính khả thi của giải pháp này được đánh giá là thấp nhất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu, có thể thấy được luận văn đã hoàn thành được mục đích và nhiệm vụ đặt ra.

Trước những yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho công cuộc đổi mới và hội nhập, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong các nhà trường nói chung trong các trường Tiểu học nói riêng có vai trò hết sức quan trọng. Đội ngũ này sẽ là yếu tố quyết định chất lượng của các nhà trường.

Người cán bộ quản lý dù ở tầm vĩ mô hay vi mô đều phải có "Tài - Tầm", đặc biệt là phải có "Tâm". Mỗi nhà quản lý nhà trường phải biết tạo lập cho mình một PCQL theo hướng tích cực để tạo uy tín, sáng tạo trong công việc cuốn hút mọi người cùng tham gia thực hiện mục tiêu của tổ chức.

Từ những vấn đề thực tiễn trên đây, cho chúng ta thấy được muốn nâng cao chất lượng về công tác quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học thì người CBQL phải đảm bảo được các yêu cầu về Chuẩn Hiệu trưởng.

Thường xuyên tự học và bồi dưỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý một cách cơ bản và toàn diện nhằm phát triển các năng lực QL cần thiết theo quan điểm chuẩn hoá, lãnh đạo tích cực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Điều này có ý nghĩa rất lớn, nhất là trong thời đại ngày nay, giáo dục đang đứng trước những thử thách to lớn của một thời đại mới, thời đại của xu thế toàn cầu hoá, của nền kinh tế tri thức và hướng tới một xã hội học tập - học tập suốt đời, trong đó đội ngũ GV đóng vai trò hạt nhân. Đây là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, là lực lượng nòng cốt thực hiện các mục tiêu giáo dục của Đảng. Đó cũng chính là kết quả đã được trong đề tài trình bày ở

chương một. Thông qua chương này, đề tài đã hệ thống hoá lại các cơ sở phương pháp luận sử dụng cho mục tiêu của đề tài.

Ở chương hai đề tài cũng đã nghiên cứu, xem xét khá thấu đáo về thực trạng của giáo dục ở Thanh Hóa hiện tại, đặc biệt là thực trạng về đội ngũ GVTH. Qua đó chúng ta nhận thấy, mặc dù trong thời gian qua đội ngũ GVTH huyện Hà Trung cũng đã có những bước phát triển rất đáng khích lệ, tuy nhiên, sự phát triển đó là thiếu vững chắc và điều quan trọng hơn là đội ngũ GVTH vẫn chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của cấp học, ít nhất là về mặt số lượng GV. Đặc biệt, phần đánh giá thực trạng của đề tài cũng cho thấy đội ngũ GVTH huyện Hà Trung vẫn còn một số yếu kém, mâu thuẫn giữa nhu cầu và hiện thực; giữa số lượng và chất lượng cũng như về cơ sở vật chất để thực hiện mục tiêu chung của toàn xã hội và cũng là mực tiêu cơ bản, lâu dài của GDĐT.

Dựa vào thực trạng phát triển giáo dục phổ thông nói chung và tình hình phát triển đội ngũ GVTH ở huyện Hà Trung trong 10 năm qua (2005-2015). Kết quả của đề tài có thể làm căn cứ khoa học để ngành giáo dục huyện Hà Trung xây dựng các kế hoạch đào tạo - bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp và sử dụng đội ngũ GVTH hợp lý, khoa học góp phần quyết định vào sự thành công của sự nghiệp GDĐT của huyện nhà trong thời gian tới.Trước những yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho công cuộc đổi mới và hội nhập, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong các nhà trường nói chung trong các trường MN và Tiểu học, THCS nói riêng có vai trò hết sức quan trọng. Đội ngũ này sẽ là yếu tố quyết định chất lượng của các nhà trường.

2. Kiến nghị

2.1 Đối với UBND huyện Hà Trung

- Tăng cường các biện pháp hữu hiệu nhằm thực hiện tốt việc kiểm soát sự gia tăng dân số tự do; phân bố dân cư hợp lý theo hướng phát triển sản xuất từng vùng miền; tiếp tục hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên.

- Phân cấp cho PGD&ĐT được chủ động điều động, bố trí GV các trường thuộc Phòng GD&ĐT quản lý để điều phối chất lượng về mặt chuyên môn.

- Cho phép ngành giáo dục Đào tạo tiếp nhận những GV có trình độ chuyên môn cao, GV giỏi các bộ môn để xây dựng đội ngũ GV nòng cốt cho ngành học.

2.2 Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch giáo dục phổ thông và quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH trên cơ sở thực tế của ngành ở địa phương.

- Tham mưu UBND huyện, phối hợp với UBND các huyện sớm hoàn thành việc quy hoạch quỹ đất dành cho giáo dục nhằm đảm bảo cho quy mô phát triển của ngành. Công tác này cũng là một yếu tố tác động đến quy mô phát triển đội ngũ GV của ngành, trong đó có GV bậc tiểu học.

- Thực hiện việc phân cấp triệt để hơn trong công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ GV góp phần cho sự phát triển cân đối, hợp lý đội ngũ nhằm phục vụ có hiệu quả cho hoạt động dạy và học của nhà trường./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo(1998), Dự thảo định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo từ nay đến 2020, Hà Nội.

2. Ban bí thư TW(2004), Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trong các trường học và cơ sở giáo dục, Ban bí thư.

3. Chươg trình hành động của ngành Giáo dục thực hiện: Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020, Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Chỉ thị số 02/CT- TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1215/QĐ-BGDĐT Ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

4. Cục thống kê Thanh Hóa(5/2010), Dự báo dân số phục vụ quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo thời kỳ 2010- 2020 tỉnh Thanh Hóa.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam(1979), Nghị quyết của Bộ Chính trị về Cải cách giáo dục, NXB Sự thật, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam(1996), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam(1997), Văn kiện Đại hội lần thứ IV của BCH Trung ương (Khoá VII), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Điều lệ trường tiểu học (2007), Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Đỗ Thiết Thạch(2000), Nhập môn thông tin Quản lý giáo dục và đào tạo, trường CBQLGD TW2-Tp HCM.

10. Lê Khánh Tuấn (2005), Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, luận án tiến sĩ giáo dục học, Hà nội.

11. Phạm Minh Hạc, Trần Kiều, Đặng Bá Lãm, Nghiêm Đình Vỳ(2002),

Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ 21, NXB CTQG, Hà Nội.

12 . Phòng Giáo dục và Đào tạo Hà Trung. Báo cáo tổng kết năm học từ 2010 đến 2015.

13. Phạm Viết Vượng (2004), Phương pháp luận Nghiên cứu khoa học, ĐHGQ Hà Nội.

14. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam(2005), Luật giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Thông tư liên tịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

16. Vũ Văn Tảo(1994), Một số vấn đề về giáo dục đầu thế kỷ 21, Hà Nội

17. Uỷ ban Nhân dân huyện Hà Trung (08/2010), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2010- 2020, UBND huyện.

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

( Về các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên ) Kính gửi:

- Ông (Bà) Trưởng, Phó phòng giáo dục và đào tạo huyện Hà Trung - Ông ( Bà ) Hiệu trưởng các trường Tiểu học- huyện Hà Trung.

Với mục đích tìm hiểu thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên các trường Tiểu học huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa và đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ này trong thời gian tới. Chúng tôi rất mong các Ông (Bà) vui lòng cho biết ý kiến của Ông (Bà) về các mức độ cần thiết khi áp dụng các giải pháp dưới đây nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên trường Tiểu học : ( xin đánh dấu X vào các mục chọn )

Các giải pháp

quản lý đội ngũ giáo viên TH

Mức độ Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Giải pháp 1

Xây dựng kế hoạch quản lý đội GVTH Giải pháp 2

Đổi mới công tác quản lý, sử dụng đội ngũ Giải pháp 3

Đổi mới đào tạo và bồi dưỡng giáo viên Giải pháp 4

Đổi mới công tác tuyển dụng giáo viên Giải pháp 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoàn thiện chính sách, chế độ đối với viên.

Đồng chí có thể cho biết một số thông tin về bản thân :

Chức vụ :………..Nơi công tác :... Xin chân thành cảm ơn về sự cộng tác của đồng chí.

Người được hỏi ý kiến (Họ tên, chữ ký)

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Về việc quy hoạch đội ngũ giáo viên)

Kính gửi: - Ông (Bà) Trưởng, Phó phòng Giáo dục và đào tạo huyện Hà Trung; - Ông (Bà) Hiệu trưởng các trường Tiểu học - huyện Hà Trung. Để phục vụ cho công tác nghiên cứu xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên bậc tiểu học huyện Hà Trung giai đoạn 2015- 2020, xin Ông (Bà) vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề cụ thể sau đây :

( Xin khoanh tròn vào mục chọn )

Câu 1 : Việc xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015- 2020 có cần thiết không?

a. Rất cần b. Cần c. Ít cần d. Chưa cần

Câu 2 : Để có căn cứ xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015- 2020, Anh (Chị) dự báo tỷ lệ dân số trong độ tuổi Tiểu học vào các năm

Năm học 2015-2016 : a. 5% - 7% b. 6%-8% c. 8%-10% d. Trên 10% Năm học 2016-2017 : a. 4%-6% b. 5%-7% c. 6%-8% d. 7%-9% Năm học 2017-2018 : a. 3%-5% b. 4%-6% c. 5%-7% d. 6%-8%

Câu 3 : Để có căn cứ xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2020. Dự báo tỷ lệ dân số trong độ tuổi Tiểu học đi học vào các năm

Năm học 2015- 2016 :

Năm học 2016- 2017 :

a. 50% b. 55% c. 60% d. 65%

Năm học 2017-2018 :

a. 55% b. 60% c. 65% d. 70%

Câu 4 : Theo Anh (chị), từ nay đến năm 2018- 2019 và 2019 - 2020 số lượng học sinh Tiểu học huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa sẽ diễn biến như thế nào?

a. Giảm b. Ổn định c. Tăng d. Tăng nhiều

Xin vui lòng cho biết một vài thông tin về bản thân :

Chức vụ :...Thâm niên công tác :...

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học huyện hà trung, tỉnh thanh hóa (Trang 84)