Các giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học huyện hà trung, tỉnh thanh hóa (Trang 66 - 70)

- Tại Điều 72 ( Luật giáo dục) Nhiệm vụ của nhà giáo

3.2Các giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa

huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa

3.2.1. Xây dựng kế hoạch quản lý đội ngũ giáo viên

a. Mục đích

Giải pháp này nhằm giúp các cấp quản lý có một cách nhìn tổng thể và có những bước đi đúng đắn trong quá trình quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Hà Trung đến 2020.

Kế hoạch chiến lược này phải đạt yêu cầu :

- Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội địa phương tỉnh. - Có tính khả thi cao.

- Góp phần khắc phục được những yếu kém trong công tác xây dựng kế hoạch trước đây.

b. Nội dung

- Để xây dựng được kế hoạch chiến lược quản lý đội ngũ giáo dục tiểu học trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010-2020, cần xây dựng tầm nhìn và mục tiêu chiến lược, đánh giá thực trạng để trên cơ sở đó xây dựng các giải pháp chiến lược. Hiện tại Hà Trung chưa có bản kế hoạch chiến lược này nên việc quản lý và phát triển giáo dục tiểu học thiếu đồng bộ và gặp rất nhiều khó khăn, nhất là cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên.

Trên cơ sở kế hoạch chiến lược quản lý và phát triển giáo dục tiểu học của huyện sẽ xây dựng kế hoạch quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học thích hợp với từng đơn vị, từng giai đoạn cụ thể. Trên cơ sở nhu cầu về đội ngũ giáo viên tiểu học cùng với việc đánh giá phân loại giáo viên hiện nay để quy hoạch phù hợp, để bù vào số lượng đang thiếu và số nghỉ hưu, cho nghỉ công tác vì lý do sức khoẻ, năng lực phẩm chất, không hoàn thành nhiệm vụ...

Muốn quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học trước hết lãnh đạo phòng giáo dục và đào tạo phải nắm bắt tình hình đội ngũ giáo viên, có kế hoạch, quy hoạch đội ngũ thông qua các bộ phận chức năng của phòng giáo dục, đặc biệt là bộ phận tổ chức cán bộ làm tham mưu để quy hoạch, sắp xếp lại hợp lý giáo viên cho từng nhà trường, chỉ ra các vấn đề phải quan tâm như: cần bao nhiêu giáo viên trong tương lai, hiện nay đã có bao nhiêu, cần tập trung cho những năm tới là bao nhiêu, cách làm như thế nào. Hay nói cách khác là đánh giá lại, định ra chỉ tiêu tiến độ, quy trình thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cho từng trường tiểu học. Đó chính là việc khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học.

Muốn làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên tiểu học phải dự báo tốt hướng phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng của mỗi huyện thị gắn với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương.

Để làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên tiểu học ở huyện Hà Trung, Phòng GD&ĐT tham mưu với UBND huyện yêu cầu cán bộ quản lý các trường khảo sát đánh giá đúng thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học và quy hoạch đội ngũ giáo viên theo cách phân thành, phân nhóm như đã nêu trên.

Theo tác giả dự báo, giai đoạn từ 2012-2013 đến 2014-2015 giáo dục tiểu học sẽ dần ổn định về số lớp, số học sinh. Đội ngũ giáo viên tiểu học sẽ chuyển dần cơ cấu, một bộ phận sẽ chuyển sang làm công tác khác như thư viện, công tác Đội, y tế học đường, giáo viên chuyên, hành chính phục vụ nhưng hưởng nguyên mã ngạch của giáo viên tiểu học.

Giai đoạn tiếp theo là từ năm học 2015 - 2020 giáo dục tiểu học ổn định về số lượng và đi sâu vào chất lượng. Đội ngũ giáo viên tiểu học sẽ tiếp tục được chọn lọc để chọn được đội ngũ đáp ứng dạy 2 buổi/ngày, bán trú, đội ngũ

này đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn khá trở lên. Các đơn vị trường học sẽ có đủ giáo viên dạy chuyên, các trường dạy 2 buổi/ngày sẽ đưa môn Tin học và Tiếng Anh vào chương trình giảng dạy.

Nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, quá trình quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học cần chú ý các mặt sau:

* Phải xây dựng được quy hoạch tổng thể đội ngũ giáo viên tiểu học của mỗi huyện thị, chú ý đến tính cân đối, hợp lý của đội ngũ, đáp ứng đủ số lượng giáo viên cho từng giai đoạn một cách hợp lý, phù hợp với quy mô trường, lớp tiểu học.

* Quy hoạch đội ngũ giáo viên là quá trình phát hiện để bồi dưỡng, nâng cao, bảo đảm tính kế thừa.

* Hàng năm bộ phận tổ chức của phòng giáo dục huyện Hà Trung kết hợp với chuyên viên phụ trách bậc tiểu học rà soát lại đội ngũ giáo viên tiểu học hiện có để tham mưu cho lãnh đạo phòng giáo dục thấy được:

Số lượng thừa thiếu, tăng giảm Cần bổ sung, hoàn thiện những gì. Tình hình chất lượng đội ngũ giáo viên

Như vậy, điều cần quan tâm trong công tác quy hoạch là số lượng và chất lượng đội ngũ. Về số lượng chú ý sự tăng giảm, lý do tăng, giảm, chuẩn bị cho lực lượng thay thế .

Về mặt chất lượng, cần quan tâm đến trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ chính trị, khả năng thích ứng cao với điều kiện hiện tại.

Trên cơ sở kết quả dự báo, khảo sát đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học theo định kỳ, quy hoạch giáo viên cần phân thành 2 loại và mỗi loại phân thành các nhóm sau:

Loại giáo viên đương chức:

Số giáo viên có triển vọng nhưng còn hạn chế về một số mặt cần tiếp tục bồi dưỡng, đào tạo lại.

Số giáo viên hạn chế cả về phẩm chất, năng lực, trình độ, cần phân công, bố trí lại công tác ( cho nghỉ chế độ, chuyển công tác khác...)

Loại giáo viên sắp nghỉ hưu.

c. Phương thức thực hiện các giải pháp

Trước hết, để có sự thống nhất, đồng bộ trong việc triển khai thực hiện xây dựng kế hoạch, giữa UBND huyện và các cơ quan chức năng có liên quan trực tiếp là Phòng Nội vụ, Phòng Kế hoạch và đầu tư, Phòng Giáo dục và Đào tạo cần có sự phân cấp, phân quyền hết sức rõ ràng, phối hợp với nhau chặt chẽ hơn và trách nhiệm cụ thể hơn.

- Phòng Nội vụ: Cơ quan quản lý phát triển nguồn nhân lực tại địa phương, đặc biệt là phải quản lý tốt đội ngũ giáo viên hiện có, chỉ đạo thực hiện các chế độ chính sách đối với giáo viên như tuyển dụng, nâng lương, thuyên chuyển, giảm biên chế... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phòng Kế hoạch đầu tư : Cơ quan quản lý và phân phối nguồn nhân lực vốn đầu tư, phối hợp với Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục và Đào tạo để gắn kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo ( trong đó có kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên) với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện, từ đó có kế hoạch đầu tư kinh phí thích hợp.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo: Cơ quan quản lý trực tiếp về giáo dục và đào tạo, xây dựng được kế hoạch phát triển mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất, học sinh, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên.

- Trường ĐH trong tỉnh: Là cơ quan trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực ( giáo viên) cho tỉnh. Trường cần nắm bắt được nhu cầu phát triển (số lượng,

chất lượng, cơ cấu ) đội ngũ giáo viên tiểu học trên địa bàn để có kế hoạch bồi dưỡng nâng chuẩn, đào tạo bổ sung giáo viên tiểu học cho tỉnh.

- Phòng giáo dục và đào tạo huyện Hà Trung chỉ đạo chặt chẽ với Ban giám hiệu các trường tiểu học để có căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên sát, phù hợp, tránh sự bất cập.

- Phòng giáo dục phối hợp với phòng Nội vụ của huyện tham mưu với Huyện ủy, UBND huyện trong công tác tuyển dụng, sắp xếp giáo viên tiểu học.

- Lãnh đạo phòng giáo dục huyện phải có sự chỉ đạo sát sao, đồng thời tranh thủ sự quan tâm của Huyện ủy, UBND huyện, Sở GD-ĐT và sự giúp đỡ của các cấp, các ngành trong huyện về việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học.

Như vậy, kế hoạch quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học cần được các cấp, các ngành khẩn trương nghiên cứu sao cho sát thực với địa phương, trên cơ sở đó có chỉ đạo đối với các trường sư phạm trên địa bàn xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học huyện hà trung, tỉnh thanh hóa (Trang 66 - 70)