Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm mở rộng dịch vụ thanh toán bằng thẻ tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 46 - 48)

Ngân hàng thanh toán thẻ

2.3.1 Kết quả đạt được

Mặc dù dịch vụ thẻ tại MB được triển khai chậm hơn so với các ngân hàng khác, trình độ quản lý và nghiệp vụ của các chi nhánh trong hệ thống cồn chưa đồng đều nhưng hoạt động kinh doanh thẻ đã nhanh chóng đi vào nề nếp, mang tính chuyên nghiệp cao hứa hẹn triển vọng phát triển, bước đầu đạt được kết quả đáng khích lệ.

• Số lượng thẻ tăng mạnh đạt trên 300 nghìn thẻ, tăng trung bình 50% về số lượng thẻ phát hành.

• Số lượng ATM, POS tăng mạnh, cụ thể hiện tại, MB có 250 ATM; POS tăng 477 đơn vị trong năm 2010, đạt tổng lũy kế 1100 đơn vị

• Nghiên cứu gia tăng thêm nhiều tiện ích cho thẻ đồng thời liên tiếp tổ chức các chương trình khuyến mãi, ưu đãi cho khách hàng. MB cũng là ngân hàng đầu tiên trên thị trường cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho tất cả các KH (trong độ tuổi lao động) sử dụng thẻ đều được bảo hiểm an toàn cá nhân (Bảo hiểm MIC) miễn phí trong vòng 1 năm đầu tiên kể từ ngày phát hành thẻ

Có được các kết quả trên là do các nguyên nhân sau đây:

• Công tác quản lý điều hành luôn được chú trọng: Sản phẩm thẻ của ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của mỗi ngân hàng, đồng thời là kênh quảng bá hình ảnh, thương hiệu nhanh nhất. Ngoài ra, thẻ thanh toán đang là xu hướng phát triển tất yếu tại Việt Nam, là cầu nối đưa Việt Nam hòa nhập với nền kinh tế không dùng tiền mặt của thế giới. Do đó, hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Ban lãnh đạo MB nói chung và Trung tâm thẻ nói riêng.

• Đầu tư cơ sở hạ tầng bước đầu được tăng cường: Dịch vụ thẻ là một loại hình dịch vụ được phát triển dựa trên sự phát triển của kỹ thuật - công

nghệ hiện đại, đồng bộ. Trước hết phải nói tới công nghệ sản xuất thẻ hết sức tinh vi, đó là công nghệ sản xuất thẻ từ tính hay hệ thống vi mạch điện tử với loại thẻ chip. Bên cạnh đó, để phát triển dịch vụ thẻ còn đòi hỏi có một hệ thống thanh toán nối mạng thông suốt giữa ngân hàng phát hành với các chủ thể có liên quan. Vì giao dịch thẻ đòi hỏi phải xử lý nhanh và chính xác nên một khi mạng lưới có trục trặc sẽ làm gián đoạn các giao dịch hoặc có thể gây nên các rủi ro cho ngân hàng hoặc khách hàng. Việc quản lý cơ sở dữ liệu tập trung và xử lý giao dịch trực tuyến trên toàn hệ thống MB là nền tảng công nghệ hết sức thuận lợi và vững chắc cho một hệ thống ngân hàng điện tử nói chung. Ngoài ra, MB đã tăng cường đầu tư vào hệ thống ATM, POS, cùng với việc kết nối hệ thống với Smartink. Phạm vi cung ứng dịch vụ của hệ thống ATM, POS của MB rộng hơn, đa dạng hơn.

• Công tác truyền thông về sản phẩm thẻ của MB được đẩy mạnh. Hàng loạt các bài viết, sự kiện về thẻ đã xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng với tần suất cao. Đây là tiền đề làm cho sản phẩm thẻ của MB đi vào nhận biết của thị trường.

• Công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ thẻ đã bước đầu được chú trọng: o Đào tạo và nâng cao kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý điều hành o Tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên thẻ, cho cán bộ mới tuyển

dụng

o Cử cán bộ chủ chốt tham dự các hội thảo, tập huấn nghiệp vụ thẻ (ví dụ như kỹ năng quản lý rủi ro và phòng chống gian lận, giả mạo thẻ; kỹ năng marketing, phát triển đại lý và chủ thẻ; bù trừ và thanh toán thẻ quốc tế; lộ trình triển khai chuẩn EMV và thẻ chip...) do các tổ chức Master Card, Visa và các nhà cung cấp dịch vụ thẻ tổ chức.

o Cử cán bộ tham gia các đoàn khảo sát, học tập kinh nghiệm tại một số ngân hàng tiên tiến trong khu vực

o Tập huấn công tác bảo trì và bảo dưỡng cho ATM cho toàn hệ thống

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm mở rộng dịch vụ thanh toán bằng thẻ tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 46 - 48)